Bài giảng môn Hóa học lớp 9 - Tuần 19- Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Bài giảng môn Hóa học lớp 9 - Tuần 19-  Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

1.Kiến thức HS biết được: Axit cacbonic là một axit yếu, không bền. Muối cacbonat có những tính chất của muối như : tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt đọ cao giải phóng khí cacbonic. Muối cacbonat có những ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

 2.Kĩ năng Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat. Tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân hủy của muối cacbonat.

 

doc 109 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Hóa học lớp 9 - Tuần 19- Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19- Tiết:37 
Bài 29. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
A.Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức HS biết được: Axit cacbonic là một axit yếu, không bền. Muối cacbonat có những tính chất của muối như : tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt đọ cao giải phóng khí cacbonic. Muối cacbonat có những ứng dụng trong sản xuất, đời sống.
 2.Kĩ năng Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat. Tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân hủy của muối cacbonat.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, kẹp gỗ, khai nhựa, nút cao su có lỗ, ống dẫn khí 
- Hoá chất: NaHCO3, Na2CO3, HCl, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl2.
C. Tổ chức dạy học 
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
Hoạt động 1: GV sửa bài thi
Hoạt động 2: GV giới thiệu bài mới
5’
4’
GV:cho HS tìm hiểu trả lời 
? Trong thiên nhiên H2CO3 có ở đâu.
? H2CO3 có những tính chất vật lí gì nào.
Chiếu nội dung lên
GV: cho Hs phát biểu tính chất hoá học H2CO3 
Chiếu nội dung lên
Gọi các nhóm khác nhận xét – bổ sung(nếu có)
I. AXIT CACBONIC (H2CO3)
1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lí
Hs: đọc SGK tìm hiểu phát biểu.
- có trong nước tự nhiên, nước mưa trong khí quyển tồn tại dạng phân tử CO2 
- H2CO3 khi bị đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch.
2. Tính chất hoá học
Hs: đọc SGK và phát biểu
Hs khác nhận xét bổ sung
- H2CO3 là một axit yếu:Dung dịch H2CO3 làm quỳ màu tím chuyển thành đỏ nhạt.
- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong phản ứng phân hủy thành CO2 và H2O.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại muối cacbonat.
3’
3’
? Có những loại muối cacbonat nào
Chiếu nội dung lên
Tìm hiểu tính tan.
?Tính tan của muối cacbonat và hiđrocacbonat như thế nào.
Chiếu nội dung lên
II.MUỐI CACBONAT
1. Phân loại
HS: Thảo luận 3 phút trả lời
Nhóm khác nhận xét
- Có 2 loại :
+Muối cacbonat trung hoà(muối cacbonat) CaCO3,Na2CO3, MgCO3.
+Muối cacbonat axit ( hiđrocacbonat): có nguyên tố H trong phần gốc axit như: Ca(HCO3)2 ,NaHCO3, KHCO3
2. Tính chất
a. Tính tan 
Hs: tìm hiểu trả lời
-Muối cacbonat không tan trong nước (trừ Na2CO3, K2CO3
-Muối hiđrocacbonat tan trong nước.
Hoạt động 4. Tìm hiểu phản ứng muối cacbonat
14’
GV: cho HS làm thí nghiệm, rút ra tính chất hoá học muối, nêu hiện tượng nhận xét.
? Qua thí nghiệm ta rút ra được điều gì.
GV: chiếu nội dung lên
? Qua thí nghiệm có kết luận gì
?Phản ứng với dung dịch bazơ cần chú ý gì. 
Gv: chiếu nội dung lên
GV: cho HS tìm hiểu phản ứng phân hủy muối cacbonat và trả lời viết PTHH minh hoạ
GV: Biểu diễn thí nghiệm
b. Tính chất hoá học
Hs : chia nhóm tiến hành các thí nghiệm sau đó tưng nhóm đại diện trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích viết PTHH.
Hs nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tác dụng với axit
5Thí nghiệm: H3.14
Hiện tượng có bọt khí thoát ra.
Nhận xét: do có phản ứng hoá học sau
NaHCO3(dd)+ HCl(dd)®NaCl(dd)+H2O(l)+CO2(k)
Na2CO3(dd)+2HCl(dd)®NaCl(dd)+H2O(l)+CO2(k)
Hs: trả lời “Muối cacbonát tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn axit ccabonic tạo thành muối mới và giải phóng CO2”
· Tác dụng với dung dịch bazơ
5Thí nghiệm: H3.15
Hiện tượng: vẫn đục xuất hiện
Nhận xét : có phản ứng sau
K2CO3(dd)+Ca(OH)2(dd)® CaCO3(r)+2KOH(dd)
(trắng)
Hs: trả lời “Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới”
Hs: tìm hiểu trả lời
*Chú ý: muối hiđrocacbonat phản ứng với dung dịch kiềm tạo thành muối trung hoà và nước.
NaHCO3(dd)+NaOH(dd)®Na2CO3(dd) + H2O(l)
· Tác dụng với dung dịch muối
5Thí nghiệm: SGK
Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện
Nhận xét : có phản ứng sau
Na2CO3(dd)+CaCl2(dd)®CaCO3(r) +2NaCl(dd)
Dung dịch muốii cacbonat có thể một số dung dịch muối khác tạo thành hai muối mới.
· Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy:
Hs: tìm hiểu bài trả lời, viết PTHH
Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy sinh ra khí cacbonic.
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
Hs: quan sát nêu hiện tượng viết PTHH
2NaHCO3(r)Na2CO3(r) + H2O(h) + CO2(k)
Hoạt động 5: tìm hiểu sự biến đổi cacbon trong tự nhiên.
4’
GV: treo tranh H 3.17
Cho Hs quan sát trả lời
? Cacbon trong tự nhiên có sự biến đổi như thế nào,và xảy ra do đâu. 
III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN 
Hs: thảo luận trả lời3 phút
Hs nhóm khác nhận xét bổ sung
Có sự chuyển hoá cacbon từ dạng này sang dạng khác.Sự chuyển hoá thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.(H 3.17)
8’
Hoạt động 6 : Luyện tập - củng cố
HS làm bài tập 1, 2, 3 
Hs: từng nhóm thảo luận làm lên bảng sửa theo 
Gv: gợi ý nhóm mỗi nhóm 1 bài.
Làm bài tập 4: có 4PTHHxảy ra. Bài 5: tìm số mol H2SO4 viết PTHH suy ra só mol CO2 tính thể tích CO2. Xem bài 30.
----------------˜–&—™----------------
Ngày . . . tháng . . . năm . . . 
Duyệt của TBM
Tuần 19 - Tiết 38
Bài 30. SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
A. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức Hs biết được: Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu. Silic là chất bán dẫn. Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anhSilic đioxit là oxit axit. Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liêu khác và với kĩ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã sản xuất ra nhiều sản phẩmcó nhiều ứng dụng: như đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh... 
2. Kĩ năng Đọc để thu thập những thông tin về siclic, silic đioxit và công nghiệp silicat. Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới. Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất clanhke.
B. Chuẩn Bị Đồ Dùng Dạy Học
GV: 
Hs: Chuẩn bị tranh, ảnh, mẫu vật về:
Đồ gốm, sứ, thủy tinh, xi măng.
Mẫu vật: Đất sét, cát trắng( nếu có). 
C. Tổ Chức Dạy Học 
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
5’
? Viết CTHH của axit cacbonic, muối cacbonat đã học và cho biết có mấy loại muối cacbonat. Tính tan muối cabonat như thế nào.
Gọi HS; Gv: nhận xét cho điểm
? Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học muối cacbonat.
Gọi Hs ; GV: nhận xét cho điểm.
Hs: lên bảng viết , Hs khác nhận xét.
H2CO3, CaCO3, Na2CO3, MgCO3,
Ca(HCO3)2 , NaHCO3, KHCO3, 2 loại; Muối cacbonat trung tính không tan trừ Na2CO3, K2CO3. Muối hiđrocacbonat tan.
Hs: lên bảng viết; Hs: nhận xét 
NaHCO3+HCl®NaCl(dd)+H2O(l)+ CO2(k) 
Na2CO3+2HCl(dd)®NaCl(dd)+H2O(l)+CO2(k) 
K2CO3(dd)+Ca(OH)2(dd)®CaCO3(r) + 2KOH(dd)
 (trắng)
NaHCO3+NaOH®Na2CO3(dd)+H2O(l) 
Na2CO3+CaCl2® CaCO3(r) + 2NaCl(dd)
 (trắng)
CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
2NaHCO3Na2CO3(r)+H2O(h)+CO2(k)
Hoạt động 2:giới thiệu bài mới và tìm hiểu Silic.
6’
Gv: cho Hs đọc và thảo luận 2 phút : tìm hiểu trang thái thiên nhiên, dạng tồn tại.
Phát phiếu câu hỏi
Gv : sửa ; chiếu nội dung lên bảng
Gv: phát phiếu câu hỏi : silic có những tính chất vật lí, hoá học nào viết PTHH minh hoạ( 3 phút)
I. Silic
 1. Trạng thái thiên nhiên
Hs: thảo luận trả lời theo đại diện nhóm
Hs: nhóm khác nhận xét.
Phổ biến thứ 2 sau oxi. Chiếm ¼ khối lượng vỏ trái đất.Chỉ tồn tại dạng hợp chất: cát trắng, đất sét (cao lanh).
2. Tính chất
Hs: thảo luận tìm ra tính chất vật lí, hoá học, viết PTHH cho tính chất hoá học silic.
Hs : đại diện trả lời, Hs nhóm khác nhận xét bổ sung.
Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Tinh thể siclic là chất bán dẫn.
Silic hoạt động hoá học yếu
Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit.
Si (r) + O2 (k) SiO2 (r)
Silic dùng trong kĩ thuật điện tử,chế tạo pin mặt trời 
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học SiO2
4’
? SiO2 có thể phản ứng với những chất hoá học nào
Gv: nhận xét, chiếu nội dung lên
Cho các nhóm khác nhận xét bổ sung.
II. SILIC ĐIOXIT (SiO2)
Hs: tìm hiểu trảlời và viết PTHH
Silic đioxit là oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ tạo tành muối silicat.
SiO2(r)+2NaOHNa2CO3(r)+H2O(h)
 Natri silicat
SiO2(r) + CaO(r) CaSiO3 (r)
 Canxi silicat
SiO2 không phản ứng với nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu công nghiệp silicat
2’
? Công nghiệp silicat gồm có những ngành nào.
III. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT
 Hs: TL
Hoạt động 5:Tìm hiểu Sản xuất đồ gốm, sứ
6’
 (6phút)
Gv: cho HS thảo luận tìm nguyên liệu, cách tiến hành sản xuất đồ gốm
1. Sản xuất đồ gốm, sứ
Hs: TL
Gạch ngói, gạch chịu lửa và sành, sứ.
Hs: Thảo luận trả lời.Hs khác nhận xét bổ sung. 
a. Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat.
b. Các công đoạn chính
Nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nướcthành khối dẻo rồi tạo hình, sấy khô.
Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp.
c. Cở sở sản xuất
Sứ Bát Tràng( Hà Nội), công ti sứ ở Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé
Hoạt động 6:Tìm hiểu về sản xuất xi măng
7’
Gv: cho Hs tìm hiểu trả lời câu hỏi theo bảng phụ mẫu sau tranh H3.20
Xi măng
Tính chất
Thành phần
Nguyên liệu
Các công đoạn
Cơ sở sản xuất
Gv: sửa và chiếu nội dung lên bảng
2. Sản xuất xi măng
Hs: thảo luận nhóm tìm hiểu điền vào bảng
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Xi măng là nguyên liêu kết dính. Thành phần là canxilicat và canxi aluminat.
a. Nguyên liệu chính : Đất sét, đá vôi cát
b. Các công đoạn chính :
· Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét trộn với cát và nước thành dạng bùn.
Ð Nung hỗn hợp trong lò quay (H3.20) hoặc lò đứng ở 1400 – 1500 oC thu được clanhke rắn.
Ð Nghiền nguo ... i thực hành
? Nêu dụng cụ để tiến hành thí nghiệm.
? cách tiến hành thí nghiệm.
? Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng quan sát được
Gv: hướng dẫn từng nhóm làm thí nghiệm. 
Gv: nhậnh xét ghi hoặc chiếu nội dung lên
1. Thí nghiệm1 Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dich amoniac.
Hs: Trả lời
Hs: tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Thảo luận ghi hiện tượng quan sát được và giải thích.
Từng nhóm đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm.
Có chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm.
Do có phản ứng xảy ra sinh ra kim loại Ag bám trên thành ống nghiệm.
PTHH:
C6H12O6(dd) + Ag2O(dd) 
 C6H12O7(dd) + 2Ag(r)
 Axit gluconic
Hoạt động 2:Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột
15/
Gv: ? 
Cho biết cách nhận biết glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
Gv: cho hs tiến hành thí nghiệm.
Gv: hướng dẫn từng nhóm làm thí nghiệm và chấm kết quả nhận biết theo cách làm của HS
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
Hs: trả lời ; Hs khác nhận xét
Dung dịch: glucozơ, saccarozơ, tinh bột
 + dd Iot
 Không đổi màu Chuyển màu xanh
Glucozơ, saccarozơ Tinh bột 
+ dd AgNO3 trong
 amoniac
có Ag kết tủa không có Ag
Glucozơ Saccarozơ 
Hoạt động 3:Hướng dẫn Hs dọn hoá chất,dụng cụ
5/
 Gv: cho Hs cất hoá chất , dọn dụng cụ đem rửa và xếp dụng cụ gọn theo đúng vị trí, quét phòng thực hành lau bàn ghế.
Hs: thu dọn vệ sinh theo nhóm.
Hoạt động 4:Hướng dẫn viết tường trình
8/
Gv: hướng dẫn Hs viết tường trình theo mẫu đã ghi.
STT, mục đích thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, giải thích.
Hs: viết tường trình nộp chấm lấy điểm thực hành.
Hoạt động 5 : Chuẩn bị bài sau
2/
Xem trước bài ôn tập cuối năm tiết sau ôn tập
----------------˜–&—™----------------
Ngày . . . tháng . . . năm . . . 
Duyệt của TBM
Tuần: 34- Tiết: 68 
Bài 56. ÔN TẬP CUỐI NĂM
Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
A.Mục Tiêu Của Bài Học 
1.Kiến thức Hs thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn bởi sơ đồ trong bài học. 
2. Kĩ năng Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các phương pháp điều chế chúng. Biết chọn chất cụ thể để chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập. Vận dụng tính chất của các chất vô cơ đã học để viết được các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.Vận dụng tính chất của các chất vô cơ đã học để viết được các PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
B. Chuẩn Bị Đồ Dùng Dạy Học
Phiếu giao câu hỏi và bài tập để Hs giải.
Bản trong và máy chiếu để giao nhiệm vụ cho Hs và để Hs trình bày câu trả lời trước lớp.
C.Tổ Chức Dạy Học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1:Phần I hoá vô cơ
5/
Gv: Treo sơ đồ câm SGK cho Hs điền, phát các từ cho Hs chọn gáp vào ô trống của sơ đồ
Kim loại ® oxit ? ® ?
 Hợp chất
Phi kim ® oxit ? ® ?
G: nhận xét cho điểm
I. Kiến thức cần nhớ
1.Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ
Hs : thi nhau lên điền; chọn từ gáp vào
Hs: nhóm khác nhận xét
Kim loại Phi kim
Oxit bazơ Muối Oxit axit
 Bazơ Axit
Hoạt động 2:Phản ứng minh hoạ cho sơ đồ
10/
 Gv: cho Hs lên viết PTHH minh hoạ cho mỗi chuyển hoá 
Gv: nhận xét cho điểm
2. Phản ứng hoá học thể hiện mối quan hệ
HS: viết PTHH theo các chuyển hoá trong sơ đồ vào giấy 5 phút lên bảng
a. Kim loại Muối
2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r)
Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2(k)
b. Phi kim Muối
S(r) + 2Na(r) Na2S(r) 
c. Kim loại Oxit bazơ
Ca(r) + O2(k) 2CaO(r)
d. Phi kim Oxit axit 
4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r)
e. Oxit bazơ Muối 
CuO(r) + 2HCl(dd)CuCl2(dd) + H2(k)
g. Oxit axit Muối
CO2(k)+2NaOH(dd)®Na2CO3(dd)+ H2O(l)
Hoạt động 3: Giải bài tập
20/
Gv: Cho Hs làm bài tập 1, 2, 3
Gv: ghi hoặc chiếu đề bài tập lên hướng dẫn và cho Hs thảo luận làm bài trên giấy trong
II. Bài tập
Hs: thảo luận làm bài tập 15 phút sau đó Gv thu giấy trong chiếu lên cho từng nhóm nhận xét.
 1. a. Lấy mỗi chất một ít cho tác dụng với kim loại Zn chất nào có xuất hiện bọt khí là H2SO4 , chất không có hiện tượng là Na2SO4.
Zn(r) + H2SO4(dd) ZnSO4(dd) + H2(k)
 b. Lấy mỗi chất một ít cho tác dụng với đinh sắt chất có khí thoát ra là HCl , chất không có hiện tượng là FeCl2.
Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k)
 c. Lấy mỗi chất một ít cho phản ứng với H2SO4 loãng dư,chất có bọt khí bay ra và tan hết đó là Na2CO3 . Chất có bọt khí bay ra, đồng thời có kết tủa tạo thành là CaCO3.
Na2CO3(r) + H2SO4(dd) Na2SO4(dd) + H2O(l) + CO2(k)
CaCO3(r) + H2SO4(dd) CaSO4(r) + H2O(l) + CO2(k)
2. FeCl3 Fe(OH)3Fe2O3FeFeCl2
FeCl3(dd) + 3NaOH(dd) Fe(OH)3(r) + 3NaCl(dd)
Fe(OH)3(r) 2Fe2O3(r) + 3H2O(l)
Fe2O3(r) + 3CO(k) 2Fe(r) + 3CO2(k)
Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k)
3.PP 1: điện phân dung dịch NaCl bão hoà
2NaCl(dd bão hoà) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
PP 2: Điều chế clo tyheo sơ đồ
NaCl HCl Cl2
NaCl(dd) + H2SO4(dd) HCl(dd) + Na2SO4(dd)
4 HCl(dd) + MnO2(r) MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O(h)
GV: nhận xét sửa.
Gv: hướng dẫn làm bài tập 4, 5
GV: chiếu bài tập lên
Gv: nhận xét cho điểm.
Hs: giải bài tập theo nhóm đại diện lên sửa, Hs khác nhận xét.
4. Dẫn các khí qua giấy quỳ ẩm khí làm mất màu quỳ ẩm là clo, khí làm quỳ ẩm đỏ là CO2 , 2 khí còn lại không làm mát màu quỳ ẩm.
Đem 2 khí còn lại đốt làm lạnh có nước là hiđro khí kia là CO.
 Cl2(k) + H2O(l) Aùnh sáng HClO(dd) + HCl(dd)
 CO2(k) + H2O(l) H2CO3 (dd) 
 2CO(k) + O2(k) 2CO2(k) 
 2H2(k) + O2(k) 2H2O(h) 
 4. Chất rắn màu đỏ là Cu
Số mol Cu : 
a. PTHH: Fe(r) + CuSO4(dd FeSO4(dd) + Cu(r)
 0,05mol 0,05mol 
 Fe2O3(r) + 6HCl(dd) 2FeCL3(dd) + 3H2O(l) 
 Khối lượng Fe trong hỗn hợp : 0,05x 56 = 2,8(g)
 b. Thành phần % các chất trong hỗn hợp
 %Fe = 
 %Fe2O3 = 100% - 58,33% = 41,67(%)
Về nhà xem phần 2 chuẩn bài tập
----------------˜–&—™----------------
Ngày . . . tháng . . . năm . . . 
Duyệt của TBM
Tuần 35 - Tiết 69 
Bài 56. ÔN TẬP CUỐI NĂM (TT)
Ngày soạn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
A.Mục Tiêu Của Bài Học
1. Kiến thức Củng cố kiến thức đã học về các chất hữu cơ. Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất.
2. Kĩ năng Củng có kĩ năng làm bài tập, các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Tổ chức dạy học
TG
Hoạt động GV
Hoạt động GV
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
20/
Gv: cho Hs lên viết Công thức cấu tạo vào bảng phụ sau
Tên chất hữu cơ
Công thức phân tử
Công thức cấu tạo
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
Rượu etylic
Axit axetic
Gv: nhận xét cho điểm
? Viết PTHH phản ứng cháy của hiđrocacbon,rượu etylic.
Gv: nhận xét cho điểm
Gv: cho Hs viết PTHH phản ứng thế.
Gv: nhận xét cho điểm.
Gv:Ứng dụng của hiđro
cacbon
Gv: nhận xét cho điểm
? Nêu ứng dụng của chất béo,gluxit, protein.
Gv: nhân xét cho điểm
? Nêu các ứng dụng của polime.
Gv: nhận xét cho điểm
PHẦN II. HOÁ HỮU CƠ
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Công thức cấu tạo
2Hs:lên điền vào bảng ; 2Hs nhận xét
Tên chất hữu cơ
Công thức phân tử
Công thức cấu tạo
Metan
CH4
Etilen
C2H4
CH2 = CH2
Axetilen
C2H2
CHºCH
Benzen
C6H6
Rượu etylic
C2H6O
CH3-CH2-OH
Axit axetic
C2H4O2
CH3–COOH
2. Các phản ứng quan trọng
a. Phản ứng cháy của hiđrocacbon,rượu etylic.
Hs: lên bảng viết ; Hs khác nhận xét.
CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(h)
C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h)
2C2H2k) + 5O2(k) 4CO2(k) + 2H2O(h)
2C6H6(l) + 15O2(k) 12CO2(k) + 6H2O(h)
C2H6O(l) + 3O2(k) 2CO2(k) + 3H2O(h)
b. Phản ứng thế củametan, benzen với clo, brom
Hs: viết PTHH
Hs khác nhận xét
CH4(k) + Cl2(k) CH3Cl (k) + HCl(k)
C6H6(l) + Br2(l) C6H5-Br(l)+ HBr(k)
3. Các ứng dụng
a. Ứng dụng của hiđrocacbon
Hs: nhắc lại ứng dụng. Hs khác nhận xét.
b.Ứng dụng của chất béo, gluxit, protein
 Hs: nhắc lại ứng dụng của các chất trên 
c.Ứng dụng của polime	
Hs: trả lờ
Hoạt động 2: Làm bài tập
20/
Gv: cho Hs làm bài tập 1, 2, 4, 7 tại lớp
Gv: chiếu bài tập lên hướng dẫn từng nhóm Hs làm
Gv: nhận xét cho điểm
II. BÀI TẬP
Hs: thảo luận nhóm làm bài 5phút ; đại diện nhóm lên chiếu lên
Hs: nhóm khác nhận xét
1. a: đều là hiđrocacbon, có liên kết C-H, cháy sinh CO2 và nước.
 b. Đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
 c. Đều là polime, cấu tạo gồm nhiều mắc xích.
 d. Đều là este.
2. a. Cháy được toả nhiệt và phát b. Đều là gluxit.
4. chọn câu e
7. Tinh bột, benzen, chất béo chỉ chứa tối đa C, H, O nên cháy chỉ tạo ra CO2, H2O . Protein gồm các nguyên tố : C, H, O, N. nên cháy sẽ sinh ra CO2, H2O và N2 nên X là protien. 
Gv: cho Hs làm bài tập 3 tại lớp, hướng dẫn Hs làm bài cá nhân.
Gv: nhận xét cho điểm
Hs: cá nhân làm và lên sửa
Hs khác nhận xét
3. (-C6H10O5-)n(r) + nH2O(l) nC6H12O6(dd) 
 t0
 C6H12O6(dd) Men rượu 2C2H5OH(dd) + 2CO2(k)
 30 – 320C
 C2H5OH(dd) + O2(k) Men giấm CH3COOH(dd) + H2O(l)
 CH3COOH(dd) + C2H5OH(dd) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) 
 CH3COOC2H5(l) + H2O(l) Axit CH3COOH(dd) + C2H5OH(dd) 
Gv: hướng dẫn làm bài tập 5, 6
5. a. Dùng nước vôi trong, nhận CO2 hiện tượng. Dùng dung dịch brom nhận C2H4 hiện tượngcòn lại
 b. Dùng Na2CO3 nhận ra CH3COOH hiện tượng. Dùng Na nhận ra C2H5OH hiện tượng còn lại .
 c. Dùng Na2CO3 nhận ra CH3COOH hiện tượng. Dùng AgNO3 trong NH3 nhận glucozơ hiện tượng. Còn lại là
Viết PTHH minh hoạ.
6. Tính mC có trong 6,6g CO2 ; mH có trong 2,7 g H2O.
 4,5 - (mC + mH) = 0 
 không có Oxi Þ Công thức chất hữu cơ là CxHy 
 4,5 - (mC + mH) Lớn hơn không có oxi Þ CxHyOz 
x : y = ::Þ x : y =.
Công thức nguyên (C?H?....)n 
M(C?H?....)n = 60 
n = 
Công thức hoá học là
Về nhà học bài xem bài tập và làm bài tập 5, 6 chuẩn bị thi học kì II 
----------------˜–&—™----------------
Ngày . . . tháng . . . năm . . . 
Duyệt của TBM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9.doc