- Hiểu được khái niệm về số hữu tỉ, cách biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, so sánh các số hữu tỉ. Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập số: N(Z(Q.
- Có kỹ năng ban đầu về biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, biết cách so sánh 2 số hữu tỉ.
Chương I. SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ A. MỤC TIÊU: Hiểu được khái niệm về số hữu tỉ, cách biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, so sánh các số hữu tỉ. Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập số: N(Z(Q. Có kỹ năng ban đầu về biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, biết cách so sánh 2 số hữu tỉ. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động theo nhóm nhỏ. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Nghiên cứu kỹ tài liệu bổ sung. Soạn kỹ giáo án Vẽ sẵn hình 1 và 2 vào bảng phụ. HS: Ôn lại lớp 6 về phân số; phân số bằng nhau; so sánh 2 phân số. Chuẩn bị phiếu học tập, thước thẳng. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: Hoạt động 1 GIỚI THIỆU QUA PHẦN ĐẠI SỐ LỚP 7 Sách được viết thành 2 tập: Tập 1 gồm chương I và chương II. Tập 2 gồm chương III và chương IV. Số hữu tỉ - số thực Hàm số và đồ thị Thống kê Biểu thức đại số Hoạt động 2 SỐ HỮU TỈ GV: Hãy biểu diễn các số sau thành các phân số bằng nhau nhưng có mẫu và tử khác nhau. HS: Viết theo cách hiểu của mình như đã học ở lớp 6. GV: Dẫn dắt để đi đến khái niệm số hữu tỉ. GV: Cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời ?1 và ?2 GV: Đặt vấn đề chuyển sang hoạt động 3 Là số viết được dạng: våïi a,bÎZ, b ¹ 0. Ký hiệu: Q. -Đều là số hữu tỉ vì nó viết được dưới dạngĠ vàĠ. Hoạt động 3 BIỂU DIỄN SỐ HỮU TỈ LÊN TRỤC SỐ GV: Hãy biểu diễn các số nguyên -1; 1 và 2 trên trục số. HS: Một em lên bảng, cả lớp làm vào giấy. GV: Cho cả lớp nhận xét thống nhất. GV: Vậy biểu diễn các số hữu tỉĠ vàĠ trên trục số ta làm thế nào? (Treo bảng phụ và giới thiệu cách làm) -1 1 0 Chia đoạn thẳng từ 0 đến -1 thành 3 phần bằng nhau. Mỗi phần làĠ đơn vị Tương tự. Điểm biểu diễn số hữu tỉ x gọi là điểm x. Hoạt động 4 SO SÁNH HAI SỐ HỮU TỶ Để so sánh 2 số hữu tỉ ta đưa về so sánh 2 phân số cùng mẫu số. HS: Làm ?5 Hoạt động 5 CỦNG CỐ Luyện tập tại lớp bài 2a và 3a E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP Học bài theo SGK. Làm các bài tập: 2b; 3b, c, d; và 1; 4; 5 SBT. Xem lại phần cộng trừ phân số. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 2: CỘNG TRỪ SỐ HỮU TỈ A. MỤC TIÊU: HS nắm vững quy tắc cộng trừ số hữu tỉ. Hiểu được quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ. Có kỹ năng thực hiện phép cộng trừ các số hữu tỉ nhanh, đúng và có kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề trên cơ sở sử dụng phương pháp tương tự. Hoạt động theo nhóm nhỏ. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Nghiên cứu kỹ bài dạy, tìm phương pháp truyền thụ. Soạn kỹ giáo án Lựa chọn nội dung cho HS hoạt động nhóm. HS: Học bài cũ, làm bài tập, ôn lại quy tắc cộng trừ phân số. Chuẩn bị phiếu học tập. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: - Nêu khái niệm số hữu tỉ, cho ví dụ. - Làm bài tập 2b. 3. Giảng bài mới. Hoạt động 1 CỘNG TRỪ HAI SỐ HỮU TỈ GV: Nhắc lại quy tắc cộng trừ hai phân số đã học ở lớp 6. HS: Nhắc lại và tự bổ sung cho nhau. GV: quy tắc cộng trừ hai phân số áp dụng đúng cho cộng trừ các số hữu tỉ. HS: Đọc ví dụ SGK và áp dụng. GV cho HS tự làm ?1 GV gọi 1 HS khá lên bảng. GV: Hãy hoàn thành bài tập 7 theo nhóm học tập. HS: hoạt động theo nhóm. Cả lơp kiểm tra lại. thìĠ VD: . Hoạt động 2 QUY TẮC "CHUYỂN VẾ" GV: Nếu a, b, c ( Z và a + b = c => a=? HS: a = c - b GV: Vậy x, y, z ( Q và x + y = z => x=? GV: Nhận xét vị trí của y và dấu của y trong 2 đẳng thức. HS: Nhận xét và làm ?2 GV: Lưu ý HS vai trò của chú ý trong tính toán. Nếu x, y, z ( Q và x + y = z thì x = z - y Nhận xét: SGK Aïp dụng: Tìm x biết. Chú ý: SGK Hoạt động 3 BÀI TẬP VẬN DỤNG CỦNG CỐ Đối tượng yếu Đối tượng trung bình Cả lớp làm bài 10 sgk TínhĠ Tìm x biết:Ġ E. DẶN DÒ - BÀI TẬP Về nhà học bài theo SGK. Ôn quy tắc nhân, chia hai phân số. Làm các bài tập: 8; 9 SGK và 14; 10; 18 SBT. Hướng dẫn các em làm bài 18 SBT. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 3: NHÂN CHIA SỐ HỮU TỈ A. MỤC TIÊU: HS nắm vững quy tắc nhân chia các số hữu tỉ. Nắm vững tỉ số của hai số hữu tỉ. Có kỹ năng vận dụng quy tắc một cách nhanh và đúng. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Dùng phép tương tự. Hoạt động theo nhóm nhỏ. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn công thức nhân chia số hữu tỉ. Tính chất của phép nhân. Soạn kỹ giáo án HS: Ôn lại quy tắc nhân chia phân số. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ: Nêu quy tắc nhân hai phân số. Áp dụng: 3. Giảng bài mới Hoạt động 1 NHÂN HAI SỐ HỮU TỈ GV: Nêu số hữu tỉ được biểu diễn dưới dạng phân sốĠ. Nên quy tắc nhân hai số hữu tỉ giống quy tắc nhân hai phân số. HS: Aïp dụng công thức làm các ví dụ tương tự SGK. GV: Gọi hai HS lên bảng làm bài 1a; 1b Hoạt động 2 CHIA HAI SỐ HỮU TỈ GV: Cho HS phát biểu quy tắc chia hai phân số ở lớp 6. GV: Giới thiệu quy tắc chia hai phân số hữu tỉ. GV: Hướng dẫn các em áp dụng vào các ví dụ tương tự. HS: Làm ? SGK. GV: Nêu chú ý trong SGK. Ví dụ: Chú ý: x:y hayĠ là tỉ số của x và y (y¹0). Hoạt động 3 CỦNG CỐ Cho các nhóm hoạt động để hoàn thành bài tập E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP Nêu các công thức cộng trừ nhân, chia số hữu tỉ. Xem các mẫu trước khi làm bài tập. Làm bài tập 12 - 16 SGK; 10, 14 SBT. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 4: GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN A. MỤC TIÊU: HS hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Có kỹ năng cộng trừ, nhân chia các số thập phân. Có ý thức vận dụng các tính chất của phép toán về số hữu tỉ để tính toán một cách hợp lí nhất. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề - hoạt động theo nhóm học tập. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập. Vẽ trục số. Soạn kỹ giáo án HS: Ôn lại khái niệm về trục số, giá trị tuyệt đối của số nguyên a. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: HS 1: - Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì? - Tìm (15(=?; (-13(=?; (0(=? HS2: Vẽ tục số và biểu diễn các số 2; -2; 3; 5 vàĠ lên trục số. 3. Giảng bài mới. Hoạt động 1 GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ GV: Dùng phép tương tự để giới thiệu khái niệm (x( và ký hiệu. HS: Căn cứ định nghĩa tìm (3,5( =? và ê-2ê=? HS làm tiếp ?1 và ?2 GV cho HS áp dụng bài tập 17. Là khoảng cách từ điểm biểu diễn x đến 0 trên trục số. Ký hiệuĠ VD: ê-2ê= 2 Bài tập 17 a,c đúng; b sai. 2a. êxê = => Hoạt động 2 CỘNG TRỪ NHÂN CHIA SỐ THẬP PHÂN GV: Ôn cho HS cộng các phân số thập phân. Viết các số thập phân thành dạng phân số thập phân. GV giới thiệu cách thực hành. Tương tự như số nguyên. GV giới thiệu cả trừ bằng máy tính bỏ túi. GV cho HS phát biểu quy tắc nhân chia hai số thập phân. HS tự sử dụng máy tính bỏ túi. VD: (-1,13) + (-0,264) = = = -(1,13 + 0,264) = -1,394 Cách cộng bằng máy tính bỏ túi: SGK. (-5,2).3,14 = -16,382 (-0,408):(-0,34) = 0,408:0,34 = 1,2 Hoạt động 3 LUYÊNÛ TẬP CỦNG CỐ Nêu công thức (x(= Làm bài tập 19, 20 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Nắm vững và hiểu rõ quy tắc giá trị tuyệt đối. Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ và thử lại bằng máy tính. Làm các bài tập: 21; 22; 24 SGK và 24; 25; 27 SBT. Giờ sau chuẩn bị máy tính. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 5: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: Củng cố quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Rèn luyện kỹ năng so sánh các số hữu tỉ, tính giá trị biểu thức, tìm giá trị x và cách sử dụng máy tính. Phát triển tư duy cho HS qua việc giải toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề - hoạt động theo nhóm học tập. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập sử dụng máy tính. HS: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: - Viết công thức tìm (x( =? - Chữa bài tập 27 a, b, c. 3. Giảng bài mới. Hoạt động 1 CHỮA CÁC BÀI TẬP TRONG SGK GV ra đề yêu cầu các nhóm thảo luận thống nhất đáp án. HS các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả. Cả lớp nhận xét thống nhất. GV: Treo bảng phụ. HS theo hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để tìm kết quả. GV: Hướng dẫn các em đổi thành các phân số trước khi so sánh. HS: Thực hiện các bước để tiến hành so sánh. Bài 24/16: HS hoạt động theo nhóm. GV: Chọn bảng nhóm để chữa theo bài chuẩn Bài 26/16: = -5,5497 = - 0,42. Bài 22/16: Sắp xếp theo thứ tự lớn dần Sắp xếp ta có: => Hoạt động 2 LUYỆN TẬP CÁC BÀI TRONG SBT GV: Gợi ý cách làm. HS: Lên bảng tính theo hai trường hợp xảy ra. Bài 29/8: Tính giá trị các biểu thức: Ta có:Ġ b = -0,75 - Thay a = 15; b = - 0,75 vào biểu thức rồi tính. - Thay a = -15; b = -0,75 vào biểu thức rồi tính. Bài 32/8 GV: (x - 3,5( có giá trị như thế nào? -(x - 3,5( có giá trị như thế nào? Tìm giá trị lớn nhất của giá trị A có thể xảy ra A = 0,5 - ½x - 3,5½. HS tư duy và trả lời: Ta có : -(x - 3,5( ( 0 (x. A = 0,5 -½x - 3,5½£ 0,5 => A max khi A = 0,5 => ½x - 3,5½ = 0 ó x =3,5 Hoạt động 3 LUYÊNÛ TẬP CỦNG CỐ GV: Cho HS nhắc lại công thức tính (x( Những số như thế nào có cùng một giá trị tuyệt đối. Những số nào có giá trị tuyệt đối =2, 3 Bài 25 SGK: Tìm x biết: ½x - 1,7½ = 2,3 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Ôn kỹ lưỡng lại các kiến thức đã học. Xem lại các bài tập mẫu. Làm các bài tập: 26 b, d SGK và các bài còn lại trong sách SBT. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 6: LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ A. MỤC TIÊU: HS hiểu khái niệm lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ, biết quy tắc tính tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số, quy tắc tính lũy thừa của một lũy thừa. Có kỹ năng vận dụng các quy tắc trên trong tính toán, rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác trong học tập. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề - hoạt động theo nhóm học tập. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập, công thức, máy tính. HS: Bảng nhóm, máy tính bỏ túi. Ôn lũy thừa của một số tự nhiên với số mũ tự nhiên. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: HS1: Tính giá trị biểu thức: Bài 28: Ġ HS2: - Cho a là một số tự nhiên. Lũy thừa bậc n của a là gì? Cho ví dụ. - Viết các kết quả sau dưới dạng lũy thừa: 33.32; 57:55 3. Giảng bài mới. Hoạt động 1 LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN GV: tương tự như lũy thừa đối với số tự nhiên. Hãy nêu định nghĩa lũy thừa bậc n của số hữu tỉ x? HS: Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x là tích của n thừa số x. GV: Cũng tương tự với a ( N; x ( Q cũng được quy ước: GV: Nếu viết x dưới dạngĠ (a; b(Z; b(0) thì:Ġ HS: Khi đó ta có: HS làm ?1 SGK. Sau đó GV cùng làm trên bảng với HS. Công thức: x Î Q; n Î N; n>1 x1 = x x0 = 1 (x ¹ 0) Công thức: ... I SÄÚ THÆÛC R N Z Q I Bài 87: Điền dấu (; (; ( thích hợp vào ô trống: 3 Î Q; 3 Î R; 3 Ï I -2,25 Î Q; 0,2(35) Î I N Ì Z; I Ì R Bài 88: a là số hữu tỉ hoặc số vô tỉ. b số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Khi so sánh ta so sánh như số thập phân. 0,32146... 0,32159.. a) 2,(35) < 2,36912158... b) a, b > 0 nếu a > b =>Ġ ; 16 > 13 => => Hoạt động 2 TRỤC SỐ THỰC GV: Đặt vấn đề: ta đã biết cách biểu diễn a ( Q lên trục số vậy có thể biểu diễn số vô tỉĠ lên trục số không? Mời các em đọc mục 2 và xem hình 6a, 6b. GV: Đưa bảng phụ có vẽ hình 7 củng cố cho HS HS: Đọc phần chú ý và nêu lên tính khép kín của phép tính. 0 1 2 Việc biểu diễn số vô tỉĠ chứng tỏ điểm biểu diễn các số hữu tỉ chưa lấp đầy trục số. Các điểm biểu diễn số thực lấp đầy trục số. Trục số trên ta còn gọi là trục số thực. Chú ý: Các phép toán trong Q vẫn đúng với các số thực. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP CỦNG CỐ GV: Cho HS hoạt động nhóm bài 89 SGK. GV: Nêu câu hỏi về quan hệ giữa các tập hợp để HS ôn lại. HS thực hiện theo nhóm. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Cần nắm vững khái niệm số thực và mối quan hệ tập hợp giưa R và các tập hợp khác. Ôn lại định nghĩa giao nhau của hai tập hợp, giờ sau luyện tập. Làm bài tập 90-92 SGK, 117, 118 SBT. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 19: LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố khái niệm về số thực. Thấy rõ nét quan hệ giữa các tập hợp số đã học. Rèn luyện kỹ năng so sánh số thực, kỹ năng thực hiện phép tính, tìm x và tìm căn bậc hai của số thực dương. HS thấy được sự phát triển của hệ thống tập hợp số từ N đến Z, Q, R. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Luyện giảng, nêu vấn đề - hoạt động theo nhóm học tập. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập máy tính bỏ túi. Thước thẳng, com pa để vẽ trục số. HS: Bảng nhóm - Phiếu học tập. Ôn khái niệm giao của hai tập hợp, tính chất của đẳng thức, bất đẳng thức. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: HS1: Số thực là gì? Cho ví dụ về số hữu tỉ, vô tỉ. HS2: Nêu cách so sánh hai số thực. Chữa bài tập 118 SBT. 3. Giảng bài Hoạt động 1 LUYỆN TẬP DẠNG 1: SO SÁNH CÁC SỐ THỰC GV: Đưa bảng phụ có chép bài 91. GV: Gọi 1 HS lên bảng điền. HS: LÀm vào vở mình. Cả lớp nhận xét bài làm của bạn. GV : Goi 1 HS lên bảng thực hiện. HS: làm nháp. GV: yêu cầu kiểm tra một số em yếu. GV: Ghi đề bài lên bảng. Một HS lên bảng. Số còn lại làm vào vở. GV: gợi ý. Hãy nhớ lại quy tắc chuyển vế. Bài 91 SGK: Điền chữ số thích hợp vào ô vuông: -3,02 < -3,[0]1 -7,5[0]8 > -7,511 -0,4[9]854 < -0,49826 Bài 92 SGK: Sắp xếp các số thực -3,2<-1,5<<0<1<7,4 ½0½<½½<½1½<½-1,5½<½-3.2½ <½7,4½ Bài 122 SBT: x + (-4,5 ) < y + (-4,5) => x < y + (-4,5) + 4,5 => x x < y (1) y + 6,8 < z + 6,8 => y y < z + 0 => y < z (2) Từ (1) và (2) suy ra x < y < z Hoạt động 2 LUYỆN TẬP DẠNG 2: TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC GV: Treo bảng phụ có chép đề bài 120 và yêu cầu các nhóm hoạt động và làm vào phiếu học tập. HS: Sau khi hoạt động nhóm hoàn thành, đại diện 3 nhóm lên trình bày 3 câu a, b, c. GV: Chép đề bài lên bảng rồi hỏi: Nêu thứ tự thực hiện phép tính. Hãy đổi phân số ra số thập phân rồi tính. Bài 120 SBT: Kết quả: A = -5,85 + 41,3 + 5 + 0,85 = (-5,85 + 5 + 0,85) + 41,3 = 0 + 41,3 = 41,3 B = -87,5 + 87,5 + 3,8 - 0,8 = (-87,5 + 87,5) + (3,8 - 0,8) = 0 + 3 = 3 Bài 90 SGK a) = (0,36 - 36): (3,8 + 0,2) = -35,64:4 = -8,91 Hoạt động 3 LUYỆN TẬP DẠNG 3: TÌM X GV: Chép đề lên bảng, gọi 2 HS lên bảng chữa. HS1: làm câu a. HS2: Làm câu b. GV: Để cho HS tự làm. GV: Cho cả lớp tự nhận xét. Bài 93 SGK a) 3,2x + (-1,2).x + 2,7 = -4,9 (3,2 - 1,2).x + 2,7 = -4,9 2.x = -4,9 - 2,7 2.x = -7,6 x = -3,8 b) Tương tự Bài 126 SBT a) 3.(10.x) = 111 10.x = 111:3 10.x = 37 x = 37:10 => x =37 b) Tương tự Hoạt động 4 LUYỆN CÁC BÀI TOÁN VỀ TẬP HỢP GV: Giáo của hai tập hợp là một tập hợp như thế nào? GV: Gọi hai HS lên bảng cùng làm. GV: Ta đã học những tập hợp nào rồi. Mối quan hệ giữa các tập hợp. Bài 94 SGK a) Q Ç I = Æ b) R Ç I = I c) NÌZÌQÌR, IÌR Hoạt động 4 CỦNG CỐ BÀI Đã tiến hành trong bài giảng E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Về nhà ôn tập chương từ câu 1 đên đến câu 5. Xem trước bài tổng kết chương. Làm bài tập 46 SGK 96, 97, 101 SBT. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 20: ÔN TẬP CHƯƠNG I A. MỤC TIÊU: Hệ thống lại cho HS các tập hợp số đã học. Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ, quy tăc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, quy tắc các phép toán trong Q. Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép toán trong Q, tính nhanh, tính hợp lý, tìm x, so sánh các số hữu tỉ. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp tái hiện, nêu vấn đề, luyện giảng. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Bảng tổng kết quan hệ giữa các tập hợp số (trên bìa). Bảng các phép toán trong Q (bảng phụ). Máy tính. HS: Bảng nhóm - Máy tính. Chuẩn bị nội dung 5 câu hỏi từ 1 - 5. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: Xen kẽ trong quá trình giảng bài. 3. Giảng bài Hoạt động 1 QUAN HỆ GIỮA CÁC TẬP HỢP SỐ GV: Nêu các tập hợp số đã học, và nêu mối quan hệ giữa các tập hợp số đó. HS thực hiện nội dung theo từng ý. GV: Đưa sơ đồ Ven HS: Đọc các bảng còn lại SGK. NÌZ; ZÌQ; QÌR; IÌR QÇI = Æ; QÈI = R Sơ đồ Ven: Vẽ ở bìa. Treo cho HS phân tích lấy ví dụ Hoạt động 2 ÔN TẬP SỐ HỮU TỈ GV: Thế nào là số hữu tỉ, số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm. Cho ví du GV: Số nào là số hữu tỉ cũng không dương, không âm. GV: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Nêu quy tắc xác định giá tuyệt đối của nó. HS: Trả lời GV: Cho làm tại lớp bài tập 101 GV: Gọi 2 HS lên bảng giải. GV: hãy nêu các phép toán trong Q và các tính chất của nó. HS: Dựa vào bảng hệ thống ở trang 48 SGK để trả lời. Là số viết được dưới dạngĠ. (a, bÎZ; b ¹ 0) Q+ là số hữu tỉ lớn hơn không. Q- là số hữu tỉ nhỏ hơn không. Là số 0. Bài tập 101 SGK ½x½ = 2,5 => x = ±2,5 (x( = -1,2 => x không tồn tại. ½x + ½ - 4 = -1 ½x + ½ = 3 x + = 3 x + = -3 => x =Ġ và x =Ġ Giới thiệu bảng hệ thống SGK Hoạt động 3 LUYỆN TẬP GV: Đưa bài 96a, b ở SGK. GV: gọi 3 HS lên bảng. HS1: làm câu a. HS2: làm câu b. HS3: làm câu c. GV: Cho 2 HS lên bảng giải hai bài sau đó chữa chung. HS: lên bảng GV: cho HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành bài 98 SGK. HS: hoạt động nhóm. GV: Cho các đại diện lên bảng chữa. GV: Chứng mính 106 -57 chia hết cho 59. Hướng dẫn để HS làm (khá, giỏi) Bài 2: So sánh 291 và 535 Dạng 1: Thực hiện phép tính Bài 96: Tính theo cách hợp lý a) = 1 + 1 +0,5 = 2,5 Bài 97: Tính nhanh: (-6,37.0,4).2,5 = -6,37 (0,4.2,5) = -6,37 Dạng 2: Tìm x hoặc y Bài 98: y: = y = . => y = d) Hương dẫn tương tự Dạng 3: Toán phát triển tư duy: Bài 1: 106 - 57 = (5.2)6 - 57 = 56.26 - 57 = 56.(26 - 5) = 56(64 - 5) = 56.5959 Bài 2: 291>290 = (25)18 = 3218 535<536 = (52)18 = 2518 Có 2518 291>535 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Ôn kỹ phần lý thuyết đã ôn. Xem lại các dạng bài tập đã luyện. Làm tiếp 5 câu hỏi còn lại. Làm bài tập 99, 100, 102 SGK 133-140 SBT. Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 21: '21. ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiết 2) A. MỤC TIÊU: Ôn tập các rính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai. Rèn luyện kỹ năng tìm số chưa biết trong tỉ lệ thức, trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ thực hiện phép tính trong R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối. Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép toán trong Q, tính nhanh, tính hợp lý, tìm x, so sánh các số hữu tỉ. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm và luyện giảng. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Bảng phụ ghi tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau và một số bài tập cần thiết. HS: Trả lời 5 câu hỏi tiếp theo. Máy tính bỏ túi, bảng phụ để hoạt động nhóm. D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học. 2. Bài cũ: HS1: Viết các công thức nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số. Công thức tính lũy thừa của một tích, một thương và một lũy thừa. HS2: Chữa bài tập 99 SGK. 3. Giảng bài Hoạt động 1 ÔN VỀ TỈ LỆ THỨC - DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU GV: thế nào là tỉ số giữa hai số hữu tỉ a và b, điều kiện để tỉ số đó tồn tại. Cho ví dụ? HS: Nhớ lại và phát biểu xây dựng. GV: tỉ lệ thức là gì? Nêu các tính chất của tỉ lệ thức. HS: Trả lời theo trí nhớ. GV: Viết các công thức thể hiện tính chất dãy tỉ số bằng nhau. HS: Trả lời được như bên.(GT: Các tỉ số đều có nghĩa) GV: Treo bảng phụ có ghi định nghĩa tính chất của tỉ lệ thức dãy tỉ số bằng nhau để hệ thống lại. GV: Cho áp dụng vào bài 133. Bài toán: Tìm x trong các tỉ lệ thức sau HS: Lên bảng thực hiện GV: Đưa bài tập 81 lên bảng HS: tham gia làm bài Là thương giữa hai số a và b với b(0 VD: Tỉ số nam nữ trong lớp 71 Hai tỉ số bằng nhau lập thành tỉ lệ thức. Tính chất:Ġ Aïp dụng: x:(-2,14) = (-3,12):1,2 x = 5,564 Tương tự Bài 81 SBT Tìm a, b, c biết: vaì a - b + c = 49 => => => a = -70; b = -105; c = -84 Hoạt động 2 ÔN VỀ CĂN BẬC HAI - SỐ VÔ TỈ - SỐ THỰC GV: Nêu định nghĩa căn bậc hai của một số không âm. HS: Nêu định nghĩa SGK GV: Thế nào là số vô tỉ, số thực. Quan hệ giữa chúng với số thập phân. Các số đã học đều là số thực. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP GV: Chép đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm. HS: Tự làm (có thể dùng máy tính) GV: treo bảng phụ có đề bài 100 HS: Đọc nghiên cứu đề và tự giải. GV: Đưa bảng phụ có nội dung bài 103. HS: Hoạt động theo nhóm. GV: Đưa nội dung bài tập. Gợi ý cho HS lời giải. HS nổ lực giải theo hiểu biết của mình GV và HS cùng giải. Bài 1: Tính giá trị biểu thức: (chính xác đến hai chữ số thập phân) Bài 100 SGK Số tiền lãi hàng tháng là: (2062400 - 2000000):6 = 10400(đồng) Lãi suất hàng tháng là: Bài 103 SGK - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình - Đáp án thống nhất Bài tập phát triển tư duy: Biết: (x( + (y( ( (x + y(. Dấu "=" xảy ra khi x.y(0. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của A. A = ½x - 2001½+½x - 1½ => A³½x - 2001 + 1 - x½ => A³½-2001 + 1½ => A³ ½2000½ => A(2000. Vậy A nhỏ nhất khi A = 2000 ( (x - 2001) và (1 - x) cùng dấu ó 1£ x £2000 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Ôn kỹ phần lý thuyết đã ôn. Xem lại các dạng bài tập đã luyện. Tiết sau kiểm tra 15' Ngày...tháng .. năm 2005 Tiết 22: KIỂM TRA CHƯƠNG I A. MỤC TIÊU: Đánh giá mức độ tiếp thu của HS về nội dung của chương. Kỹ năng làm bài và vận dụng kiến thức của HS. Giúp GV điều chỉnh hình thức, phương pháp truyền thụ. B. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: Kiểm tra viết 45' theo đề chẵn lẽ chung của khối. C. ĐỀ BÀI: (kèm theo)
Tài liệu đính kèm: