. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết các khái niệm về thông tin và dữ liệu; các dạng thông tin lưu trữ được trong máy tính.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cách đổi các đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV: Tài liệu, Giáo án, Máy chiếu .
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi.
Ngày tháng năm Tiết 2 Bài 2. thông tin và dữ liệu (Tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết các khái niệm về thông tin và dữ liệu; các dạng thông tin lưu trữ được trong máy tính. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách đổi các đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin. II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của GV: Tài liệu, Giáo án, Máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi. III. Hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ: Câu hỏi: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử? 3. Bài mới Hoạt động cua GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: GV: Yêu cầu học sinh trình bày các ví dụ sau: VD1: Em hãy trình bày tóm tắt về bản thân. VD2: Em nêu những hiểu biết về 1 đội bóng đá mà em thích. VD3: Em hãy nêu Đơn vị đo khối kượng, độ dài. GV: Tất cả những điều các em vừa giới thiệu đều được coi là thông tin. Vậy thông tin là gì? 1.Khái niệm thông tin và dữ liệu: a. Thông tin: - Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó. Hay có thể nói: Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Vd: Bạn Hà năm nay 16 tuổi, đang học lớp 10P đó là thông tin về Hà. Hoạt động 2: GV đưa ra vấn đề cho hs thảo luận: Những thông tin đó con người có được nhờ vào quan sát, tìm hiểu, nhưng đối với máy tính chúng có được những thông tin đó là nhờ đâu? nhờ thông tin được đưa vào máy. b. Dữ liệu: -Trong tin học dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy. GV: Muốn máy tính nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ thông tin về đối tượng này. Không phải thông tin nào đưa ra cũng đúng mà nó có thể ở hai trạng thái hoặc đúng hoặc sai. 2. Đơn vị đo lượng thông tin: - Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit - Thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ 1 trong 2 kí hiệu là 0 và 1 Vd1: Giới tính của con người chỉ có thể hoặc nam hoặc nữ và ta quy ước nam là 1 và nữ là 0 Hoạt động 3: GV đưa ra câu hỏi: Nếu 8 bóng đèn đó có bóng 2, 3, 7 sáng còn lại tối em biểu diễn như thế nào? Vd2: Trạng thái của bóng đèn chỉ có thể hoặc là sáng (1) hoặc là tối (0). Nếu có 8 bóng đèn và chỉ có các bóng 1, 4,5,6 sáng còn lại là tối thì nó sẽ được biểu diễn như sau: 10011100 HS: Đứng tại chỗ trả lời GV: Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn thông tin trong máy tính. Hoạt động 4: GV đưa ra câu hỏi: 1MB = ? byte 2 MB = ? bit 3 KB =? bit Kí hiệu Đọc là Độ lớn KB Ki lô bai 1024 byte MB Mê ga bai 1024 KB GB Gi ga bai 1024 MB TB Tê ra bai 1024 GB PB Pê ta bai 1024 TB HS: Trả lời GV: Thông tin cũng được chia thành nhiều loại như sau: VD: Em hãy lấy ví dụ về phương tiện mang thông tin dạng âm thanh? 3. Các dạng thông tin: Có thể phân loại thông tin thành loại số(nguyên, thực ...) và loại phi số(văn bản, hình ảnh, âm thanh...) a. Dạng văn bản: sách, báo, vở... b. Dạng hình ảnh: bản đồ, băng hình... c. Dạng âm thanh: tiếng nói con người, tiếng chim hót ... IV. Củng cố: + Thông tin và đơn vị đo thông tin. + Các dạng thông tin. V. Bài tập về nhà: - Bài 5, 6, 7, 9,10 – SBT VI. Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm Tiết 3 Bài 2. thông tin và dữ liệu (Tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết các khái niệm về biểu diễn thông tin trong máy tính. 2. Kĩ năng - Học sinh mã hóa được một số thông tin đơn giản thành dãy bit. II. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của GV: Tài liệu, Giáo án. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi. III. Hoạt động dạy – học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ: Câu hỏi 1: Khái niệm thông tin và dữ liệu? Câu hỏi 2: 2KB = ? Byte 2KB = ? bit 3. Bài mới Hoạt động 1. Tìm hiểu về “Mã hoá thông tin trong máy tính” Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV dẫn dắt: Thông tin là một khái niệm trìu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy có thể hiểu và xử lý. Và việc chuyển đổi đó gọi là mã hóa thông tin. Vd: Chưa biết Tiếng Anh, mà văn bản toàn là Tiếng Anh thì phải nhờ người dịch 4. Mã hóa thông tin: - Thông tin muốn máy tính xử lí được cần chuyển hóa, biến đổi thông tin thành 1 dãy bit. Cách làm như vậy gọi là mã hóa thông tin. Vd: lấy ví dụ bóng đèn ở trên sáng là 1 còn tối là 0. Như vậy nếu nó ở trạng thái sau: “Tối, sáng, sáng, tối, sáng, tối, tối, sáng” thì nó sẽ được viết dưới dạng: 01101001 - Để mã hóa văn bản thì sử dụng bảng mã ASCII gồm 256 kí tự và được biểu diễn từ 0 -> 255 gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. GV: Vậy trong một văn bản bao gồm các chữ cái từ A -> Z; a->z, các chữ số để đưa văn bản vào máy tính cần mã hóa. ? Tại sao lại như vậy, chúng ta sẽ học trong phần sau. - Dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự. Vd: Kí tự A có mã ASCII thập phân là 65 Thì mã ASCII nhị phân là: 01000001 kí tự N có mã ASCII thập phân là 78 thì mã ASCII nhị phân là: 01001110 Hoạt động 2. Tìm hiểu cách “Biểu diễn thông tin trong máy tính” Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Nêu khái niệm của hệ đếm? 5. Biểu diễn thông tin trong máy tính a. Thông tin loại số: * Hệ đếm: là tập hợp những kí hiệu và những quy tắc sử dụng các kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. - Hệ đếm La Mã: Biểu diễn một giá trị qua một kí hiệu. Vd: 1 =I; 5=V; 10= X; 50 = L; 100 = C; 500 = D ; 1000 = M; II = 2; XI = 11 . GV: Tại sao gọi hệ đếm la mã là hệ đếm không phụ thuộc? Gọi hệ đếm La Mã là hệ đếm không phụ thuộc Vì giá trị của kí hiệu không phụ thuộc vị trí của nó trong biểu diễn. ví dụ V trong các biểu diễn VI (6) và IV (4)đều có cùng giá trị là 5. - Hệ thập phân, nhị phân, hexa là hệ đếm phụ thuộc. Vd: trong số 505: chữ số 5 ở hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, nhưng chữ số 5 ở hàng trăm lại chỉ 500 đơn vị. ? Nêu khái niệm cơ số của hệ đếm? * Cơ số của hệ đếm: bất kỳ một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số của hệ đếm. Các số biểu diễn từ 0 -> b-1 GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về cách chọn cơ số của hệ đếm? ví dụ : số 2 > 1 => cơ số 2 và được biểu diễn bởi số 0 và 1. Số 16: cơ số 16 Biểu diễn bởi các kí hiệu có giá trị từ 0 -> 15 * Nếu một số N trong hệ đếm cơ số b được biểu diễn là: GV: Số N như trên có giá trị như thế nào? (an-1an-2 ..a1a0a-1a-2 . a-m)b Số N ở dạng trên thì có giá trị (chuyển về cơ số 10) được tính như sau: = an-1.bn-1 + an-2.bn-2 + + a1b1 + a0b0 + a-1b-1 + a-2b-2 + + a-mb-m Trong đó: n là chữ số bên trái dấu phẩy m là chữ số bên phải dấu phẩy (0 < ai < b) Vd1: (412,3)10 = 4x102 + 1x101 + 2x100+3x10-1 GV: Ví dụ 2 đã hợp lý chưa? Vd2: (16,417)2 =? Vd3: (16,417)8 = 1x81+6x80+4x8-1+1.8-2 +7.8-3 Hoạt động 3: Các hệ đếm trong tin học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Các hệ đếm trong tin học: Yc HS nêu các hệ hệ đếm trong tin học GV: Giới thiệu cách chuyển từ hệ thập phân -> 2 2 2 2 - Hệ thập phân (cơ số 10) : 0 ->9 - Hệ nhị phân (cơ số 2): 0 & 1 + Đổi một số từ nhị phân -> thập phân: Vd: (1010)2 = 1x23 + 0x22 +1x21+ 0x20 = 10 Vd: viết số 10 dưới dạng nhị phân: X =10 a1= 0 5=x1 a2 =1 2=x2 a3 = 0 1=x3 a4 =1 0 => (1010)2 + Đổi ngược lại: giả sử số thập phân là x B1: Lấy x chia 2 được thương nguyên x1 và dư a1 B2: Lấy x1 chia 2 được thương nguyên x2 và dư a2 Bn: Lấy xn-1 chia 2 được thương nguyên xn được dư an Viết ngược lại phần dư : anan-1 .a1 đó là số nhị phân cần tìm. - Hệ hexa(cơ số 16): sử dụng các kí hiệu 0-> 9; A(10); B(11); C(12); D(13);E(14);F(15) Vd: viết số 148 dưới dạng hexa 16 16 16 + Đổi một số từ hexa -> thập phân: Vd: (1A2)16 = 1x162 + 10x161 +2x160=(148)10 X=148 a1= 2 26=x1 a2 =10 1=x2 a3 = 1 0=x3 => (1102)16 =(1A2)16 + Đổi ngược lại: tương tự như trên nhưng x chia cho 16. Hoạt động 4. Cách biểu diễn số nguyên và số thực trong tin học Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Tùy vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte, 4 byte để biểu diễn, trong bài này ta chỉ xét số nguyên với 1 byte. GV: yêu cầu HS biểu diễn số -15 và số 3 dưới dạng 8 bit HS: 10001111 00000011 - Cách biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên bằng 1 byte có 8 bit (mỗi bit là 0 hoặc 1) như sau: bit 7 bit 6 bit 5 bit 4 bit 3 bit 2 bit 1 bit 0 +Nếu số nguyên có dấu thì bit 7 dùng để xác định số nguyên âm hay dương (1- âm; 0 – dương) (1 byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 -> 127) + Đối với số nguyên không âm thì toàn bộ 8 bit được dùng biểu diễn giá trị số(1 byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi từ 0 -> 255) - Cách biểu diễn số thực: Mọi số thực được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động: ± Mx10±Ktrong đó 0,1 Ê M < 1 gọi là phần định trị; K là số nguyên không âm và gọi là phần bậc. vd: số 156789,22được biểu diễn dưới dạng: 0.15678922.106 GV: Yc HS phát biểu “Nguyên lý mã hóa nhị phân” trong SGK Và giải thích thêm. b. Thông tin loại phi số gồm: - Văn bản - Các loại khác (hình ảnh, âm thanh ) IV. Củng cố: + Cách biểu diễn thông tin trong máy tính. - Loại số: hệ nhị phân, thập phân, hexa. - Loại phi số: văn bản, hình ảnh, âm thanh V. Bài tập về nhà: - Bài 8, 11, 12 – SBT VI. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: