Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số (Tiết 5)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số (Tiết 5)

- HS Bước đầu làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê. Khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. Hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "Số các giá trị của dấu hiệu" và "Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu".

- Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Biết dùng các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.

Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III THỐNG KÊ
 Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 41:	 '41. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ - TẦN SỐ
A. MỤC TIÊU:
HS Bước đầu làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê. Khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. Hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "Số các giá trị của dấu hiệu" và "Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu".
Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
Biết dùng các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.
Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề và hoạt động theo nhóm nhỏ.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi lại bảng 1 SGK.
HS:
Đọc trước bài mới, phiếu hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: Giới thiệu chương
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
THU THẬP SỐ LIỆU - BẢNG SỐ LIỆU BAN ĐẦU
GV: Hướng dẫn HS đọc toàn bộ phần1 SGK.
HS: Đọc SGK.
GV: Bảng 1 người ta ghi lại những số liệu gì?
HS: Trả lời.
GV: Để có được những số liệu đó ta phải làm gì?
GV: Có phải bảng nào cũng giống bảng 1 hay không?
HS: Tùy theo nội dung mà cấu tạo bảng có thể khác nhau.
Bảng 1: Ghi lại số cây mỗi lớp trồng được.
Muốn có bảng trên ta phải điều tra, thu thập số liệu.
Bảng 1: Gọi là bảng thống kê số liệu ban đầu. Ví dụ thống kê điểm bài kiểm tra;
STT
Họ tên
Điểm
Hoạt động 2
DẤU HIỆU
GV: yêu cầu HS trả lời ?2 và ?3 SGK.
HS: Trả lời.
-	Bảng 1 điều tra số cây.
-	Trong bảng có 20 đơn vị điều tra
-	Trong dãy giá trị dấu hiệu có 20 giá trị.
-	Nhưng có 4 giá trị khác nhau.
a) Dấu hiệu đơn vị điều tra.
	Dấu hiệu điều tra ký hiễu, y.
	Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
	Bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:
- Mỗi đơn vị điều tra có một giá trị gọi là giá trị của dấu hiệu.
- Số các giá trị của dấu hiệu ký hiệu N được thành lập thành một dãy gọi là dãy giá trị dấu hiệu x.
Hoạt động 3
TẦN SỐ CỦA MỖI GIÁ TRỊ
GV: Hướng dẫn HS trả lời ?5 và ?6.
HS: Trả lời:
+ Có 4 số khác nhau:
	Số 28 có 2 lần xuất hiện.
	Số 30 có 8 lần xuất hiện.
	Số 35 có 7 lần xuất hiện.
	Số 50 có 3 lần xuất hiện.
- Số lần xuất hiện của một giá trị dấu hiệu gọi là tần số (n).
- Giá trị của dấu hiệu, ký hiệu x
	x1 = 28	à n1 = 2
	x2 = 30	à n2 =8
	x3 = 35	à n3 = 7
	x4 = 50	à n4 = 3
n1 + n2 + ... + ni = N
Hoạt động 4
CỦNG CỐ BÀI
GV: Cho HS nhắc lại các khái niệm trong bài.
Luyện tại lớp bài tập 2 trang 7 SGK.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Học bài theo SGK, học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập: 3, 4 SGK và bài 3 SBT.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 42:	 '42. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS được khắc sâu các khái niệm, các kiên thức đã học như dâu hiệu, giá trị của dâu hiệu và tần số của chúng.
Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm.
Thấy được vai trò của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đê, trực quan.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi số liệu ban đầu.
HS:
Làm bài tập đã giao.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
LUYỆN TẬP
GV: yêu cầu các em nêu dấu hiệu điều tra.
	Kích thước điều tra.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trả lời và ghi lại trên bảng.
HS: Cả lớp tham gian nhận xét và đánh giá.
GV: Gọi 1 HS lên bảng 
HS: cả lớp nhận xét, đánh giá.
GV: tổ chức cho cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1: Chọn một số bảng thống kê các em chuẩn bị ở nhà.
Bài 3: Đưa đề bài lên bảng phụ
Dấu hiệu:
- Thời gian chạy 50m của HS nam và nữ.
b) Bảng 1 có số các giá trị của dấu hiệu là 20.
	Số các giá trị khác nhau là 5.
Bảng 2: Số các giá trị 20.
	Số các giá trị khác nhau là 4.
c) Bảng 1: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8
	2; 3; 8; 5; 2
Bảng 2: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3
	 3; 5; 7; 5
Bài 4:
- Dấu hiệu: lượng che trong từng hộp.
- Số các giá trị của dấu hiệu: 30.
- Số các giá trị khác nhau: 5.
- 98; 99; 100; 101; 102
 3 4 16 4 3
Hoạt động 2
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
GV: Tổ chức cho HS làm tiếp các bài tập 1 và 2 SBT.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Ôn tập các khái niệm đã học về toán thống kê.
Làm các bài tập: 3 SBT.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 43:	 '43. BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
A. MỤC TIÊU:
Bảng tần số là hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu. Nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
Cách lập bảng "tần số" từ bảng thống kê ban đầu và cách nhận xét các giá trị.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực nghiệm.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi số liệu thống kê ban đầu.
HS:
Làm các bài tập được giao.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: HS chữa bài tập 4 SBT.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
LẬP BẢNG "TẦN SỐ"
HS: Làm ?1 SGK.
GV: Cho ví dụ ở SGK.
GV: Tổ chức cho HS thực hiện.
HS: Hoàn thành bài tập 5
Cách lập bảng tần số
x
98
99
100
101
102
y
3
4
16
4
3
N = 30
Hoạt động 2
CHÚ Ý
GV: Tổ chức cho HS đọc phần chú ý ở SGK.
HS: Đọc nhẩm tại lớp.
GV: Yêu cầu HS lập bảng tần số ở trên theo cột dọc.
GV: Căn cứ bảng tần số để nhận xét các giá trị trong bảng.
- Giá trị bé nhất, lớn nhất.
- Giá trị lặp lại nhiều lần nhất.
Giá trị (x)
Tần số (n)
98
99
100
101
102
3
4
16
4
3
N = 30
Hoạt động 3
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
- So sánh bảng số liệu thống kê ban đầu và bảng tần số.
- Tổ chức cho HS làm tại lớp bài tập 6 SGK.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Nắm vững cách lập bảng tần số theo hai cách.
Làm các bài tập: 7, 8, 9 SGK. 
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 44:	 '44. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
Qua tiết dạy tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
Rèn luyện kỹ năng lập bảng tần số và nhận xét về dấu hiệu điều tra.
Giáo dục cho HS tính cẩn thận chính xác khi điều tra lập bảng.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Sử dụng phép tương tự.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi đề bài của một số bài tập.
HS:
Làm các bài tập được giao.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: HS chữa bài tập 6 SGK.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
LUYỆN TẬP
GV: Treo bảng phụ có ghi đề bài của bài tập 8.
HS: Đọc kỹ đề bài.
HS1: Lên bảng trình bày bài làm của mình.
HS: Toàn lớp làm vòa vở nháp.
GV: Tổ chức hướng dẫn các em đánh giá nhận xét.
GV: treo bảng, đưa đề lên bảng phụ.
HS: Đọc kỹ đề bài.
HS: Trình tự xét các yêu cầu của đề đặt ra.
HS1: Giải trên bảng.
HS: Cả lớp làm vào vở nháp.
GV: tổ chức cho các em đánh giá nhận xét bổ sung.
GV: từ bảng tần số đã cho hãy lập bảng số liệu thống kê ban đầu.
HS: Tự làm vào nháp.
a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn
- Xạ thủ đã bắn được 30 phát
b) Bảng tần số lập được
Điểm số x
7
8
9
10
Tần số n
3
9
10
8
N = 30
Nhận xét: Điểm số thấp nhất 7
 Điểm số cao nhất 10
 Số điểm 8, 9 đạt tỉ lệ cao.
Bài 6 SBT:
Bài giải:
Dấu hiệu: Số lỗi chính tả trong bài tập làm văn lớp 7B với 40 HS.
Có 40 bạn làm bài.
Bảng tần số lập được:
Bài tập 7 SBT:
Đề bài SGK.
Bài giải: Bảng số liệu điều tra ban đầu có thể là:
110	115	120	125	130	110
115	120	125	130	110	115	
120	225	110	115	125	115
120	225	115	120	125	120
115	120	125	120	125	120
Hoạt động 2
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
Nêu các bước để lập bảng tần số.
So sánh bảng tần số và bảng thống kê số liệu ban đầu.
Làm tiếp bài tập 8 SBT.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Học bài theo các ý ở phần củng cố
Làm các bài còn lại.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 45:	 '45. BIỂU ĐỒ
A. MỤC TIÊU:
HS hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
Biết dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng biến thiên thời gian.
Hiểu được dãy số biên thiên theo thời gian là dãy các số liệu gắn với một hiện tượng, một lĩnh vực nào đó theo từng thời điểm nhấn định và kế tiếp nhau.
Biết được các biểu đồ đơn giản.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề kết hợp trực quan sinh động.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ vẽ biểu đồ đoạn thẳng cùng bảng tần số tương ứng trong bài.
Bản biểu đồ trong bộ dạy học.
HS:
Sưu tầm một số biểu đồ bắt gặp hàng ngày trong sách báo.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập số 5 SBT.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
GV: Treo bảng phụ và giới thiệu biểu đồ ở hình 1 và đặt câu hỏi:
-	Căn cứ vào đâu để dựng được biểu đồ ở hình 1?
- Muốn dựng biểu đồ cần phải trải qua những bước nào?
HS: Bằng từ duy của minh trả lời những câu hỏi mà GV đưa ra.
HS: Dựng biểu đồ đoạn thẳng theo SGK.
GV: Vẽ các hình chữ nhật đứng thay thế cho các đoạn thẳng.	
- Lập bảng số liệu điều tra ban đầu.
- Lập bảng tần số.
- Dựng hệ trục tọa độ xOy
- Biểu diễn các điểm có tọa độ đã cho trong bảng tần số.
- Dựng các đoạn thẳng bằng cách ...
x
n
8
7
3
2
O
28
30
35
50
Hoạt động 2
CHÚ Ý
GV: Giới thiệu biểu đồ hình chữ nhật, hình 2 SGK.
HS: Vẽ vào vở.
GV: Nối trung điểm các đáy trên của hình chữ nhật.
HS: Nhận xét tình hình tăng giảm diện tích của hình bị cháy.
Biểu đồ hình 2 biểu diễn sự tăng giảm của diện tích rừng bị cháy theo thời gian.
Nhận xét:
- Diện tích rừng bị cháy giảm từ các năm 1995 - 1996
- Năm 1995 diện tích rừng bị cháy là cao nhất
Hoạt động 3
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
GV: Đưa một số biểu đồ chuẩn bị sẵn hoặc do các em sưu tầm và đưa cả lớp nhận xét.
GV: Tổ chức cho lớp làm bài tập 10 SGK.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Đọc bài đọc thêm trong SGK.
Nắm vững các bước dựng biểu đồ.
Làm các bài tập: 11, 12, 13 SGK.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 46:	 '46. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
Củng cố khắc sâu cho HS phương pháp, quy trình dựng biểu đồ đoạn thẳng, vận dụng linh hoạt vào việc giải các bài tập cụ thể.
Biết cách đọc biểu đồ và nhận xét sự biến thiên các giá trị trên biểu đồ.
Nắm được khái niệm biểu đồ hình quạt và các đọc chúng.
Gắn kiên thực đã học vào thực tế cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, trực quan sinh động, tương tự.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Một số biểu đồ bằng tranh.
HS:
Hoàn thành bài tập đã giao.
Thước chia khoảng.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: 
Nêu các bước khi tến hành vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Chữa bài tập 11 SGK.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
LUYỆN TẬP
GV: Treo bảng phụ có đề bài 12.
HS: Đọc kỹ đề bài.
GV: Căn cứ vào bảng 16 SGK hãy thực hiện các yêu cầu của đề bài.
	HS1: Lập bảng tần số.
	HS2: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
GV: Treo bảng phụ: "Biểu đồ sau biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của lớp 7B." Từ biểu đồ hãy:
a) Nhận xét
b) Lập bảng tần số 
Các nhóm đưa nhận xét và bảng tần số mà mình lập được.
GV: gắn lên bảng hai bản.
GV: Từ bài tập này và bài tập 12 vừa rồi có gì liên quan với nhau.
HS: Ngược nhau.
GV: Vậy căn cứ lập biểu đồ có nhận xét được các tính chất của dấu hiệu điều tra không?
GV: Tiếp tục hướng dẫn các em lên bảng hoàn thành các bài tập 10 SBT, 13 SGK.
Bài 12 SGK
Lập bảng "tần số"
Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.
Bài 2
x
n
8
7
3
2
O
1
5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
HS: Nhận xét bài làm của nhau.
Là hai bài toán ngược nhau.
Bài 10 SBT: HS tự làm
Bài 13 SGK: HS tự làm
Hoạt động 2
KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC TÍNH TẦN SUẤT
Tần suất: f là tỉ số giữa n và N.
Công thứcĺ (n là tần số của x; N là số các giá trị của dấu hiệu)
Người ta biểu diễn tần suất thông qua biểu đồ hình quạt. Cứ 1% ứng với hình quạt chắn cung 3,60
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Ôn lại bài.
Thống kê điểm toán thi học kỳ 1 của các bạn trong lớp.
Lập bảng tần số và biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.
Ngày...tháng .. năm 2006
Tiết 47:	 '47. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
A. MỤC TIÊU:
HS biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập. Biết sử dụng số trung bình công để làm đại diện cho dấu hiệu trong một số trường hợp và so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại.
Biết tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề trên cơ sở suy luận logic.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi các bài tâp, chú ý.
HS:
Hoàn thành bài tập đã giao.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng trình bày bài đã chuẩn bị.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
SỐ TRUNG BÌNH CỘNG CỦA DẤU HIỆU
GV: Treo bảng phụ có ghi đề bài toán SGK lên bảng.
HS: Hoàn thành ?1
GV: Hướng dẫn HS làm ?2
HS: Lập bảng tần số.
GV: hãy tính tổng số điểm các bài có số điểm bằng nhau.
HS: lập tích các giá trị với tần số tương ứng xini
GV: Hãy tính tổng số điểm tất cả các bài kiểm tra.
HS: hoàn thành tính tổng.
GV: giới thiệu số trung bình cộng và ký hiệu cũng như công thức tính.
HS: tiếp tục hoàn thành ?3 và ?4
?1: Có tất cả 40 bạn làm bài.
- HS lập bảng tần số.
Tổng các tích (x.n) = 250
Trong đó: ...
Hoạt động 2
Ý NGHĨA CỦA SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
GV: Nêu ý nghĩa của sốĠ (SGK)
VD: So sánh khả năng học toán của hai HS ta căn cứ vào đâu?
- Ý nghĩa: SGK
- Chú ý: SGK.
Hoạt động 2
MỐT CỦA DẤU HIỆU
GV: Treo bảng phụ có ghi ví dụ ở bảng 2.2
GV: Quan sát bảng tần số cho biết dép thuộc cỡ nào được nhiều nhất?
HS: Giá trị 39 có tần số lớn nhất.
GV: Giới thiệu khái niệm mốt và ký hiệu.
Mốt của dấu hiệu.
Ví dụ: SGK.
- Mốt: khái niệm SGK.
- Ký hiệu : M
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Ôn lại bài theo SGK, nắm vững công thức tínhĠ.
Làm các bài tập 14-17 SGK, 11-13 SBT.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 48:	 '48. LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS được hướng dẫn cách lập bảng và công thức tính số trung bình cộng (các bước và ý nghĩa của các ký hiệu).
Đưa ra một số bảng tần số để HS luyện tập tính số trung bình cộng avf tìm mốt của dấu hiệu.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi sẵn các đề bài tập, máy tính bỏ túi.
HS:
Phiếu học tập, máy tính bỏ túi.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: 
HS1: Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu. Nêu công thức tính và giải thích. Chữa bài 17a.
HS2: Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng. Thế nào là mốt của dấu hiệu. Chữa bài 17b.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
LUYỆN TẬP
GV: Đưa đề bài lên bảng phụ.
HS: Đọc đề bài, quan sát bảng.
GV: Để tínhĠ của từng xạ thủ em phải làm gì?
	HS1: tìmĠ của xạ thủ A.
	HS2: tìmĠ của xạ thủ B.
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
x1=8
x2=9
x3=10
n1=5
n2=6
n3=9
50
54
90
N = 20
184
Có nhận xét gì về kết quả và khả năng bắn súng của các vận động viên.
HS:
GV: Đưa đề bài lên bảng.
HS: Đọc kỹ đề.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm học tập.
GV: Đưa đề bài lên bảng phụ.
HS: Quan sát đọc bài.
GV: Giới thiệu bảng phân phối ghép lớp.
Bài 13 SBT:
- Lập bảng tần số có thêm cộtĠ
- Tính số trung bình cộngĠ của hai xạ thủ A và B.
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
x1=7
x2=8
x3=9
x4=10
n1=2
n2=1
n3=5
n4=12
12
7
45
120
N = 20
184
Nhận xét: 2 vận động viên có kết quả giống nhau. Song xạ thủ A bắn ổn định (chùm) hơn xạ thủ B.
Bài tập: TìmĠ và M0
18 26 20 18 24 21 18 21 17 20
19 18 17 30 22 18 21 17 19 26
28 19 26 31 24 22 18 31 18 24
Bài 18 SGK:
a) Bảng náy khác với các bảng tần số khác là trong cột các giá trị (chiều cao) người ta ghép các giá trị của dấu hiệu theo từng lớp. (Xếp lớp theo bảng)
b) HS tự làm.
Hoạt động 2
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
GV: Giúp HS sử dụng máy tính để tính giá trị trung bìnhĠ trong bài toán thống kê.
Luyện tập tại lớp bài 13 SBT.
Xạ thủ A
	Ấn [MODE] [0], ấn tiếp 5 [(] 8 [+] 6 [(] 9 [+] 9 [(] 10 [=] [(] [EC]
 5 [+] 6 [+] 9 [=] kq 9,2
GV: yêu cầu HS vận dụng để tínhĠ của xạ thủ B.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Ôn lại bài.
Ôn tập chương III, làm 4 câu ôn tập chương.
Làm các bài tập 20 SGK, 14 SBT.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 49:	 '49. ÔN TẬP CHƯƠNG III
A. MỤC TIÊU:
Hệ thống lại cho HS trình tự các khái niệm theo quy trình bài toán thống kê.
Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương.
Luyện tập một số dạng toán cơ bản của chương.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, tái hiện.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
Bảng phụ ghi hệ thống ôn tập chương và các bài tập.
Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
HS:
Làm các bài tập, trả lời các câu hỏi trong chương.
Bảng phụ, bút dạ.
D. TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học:
2: Bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
3: Giảng bài:
Hoạt động 1
ÔN TẬP LÝ THUYẾT
GV: Hệ thống lại cho HS những kiến thức cơ bản theo sơ đồ hóa kiến thức sau:
Âiãöu tra vãö mäüt dáúu hiãûu
Thu tháûp säú liãûu thäúng kã:
- Láûp baíng säú liãûu ban âáöu.
- Tçm caïc giaï trë khaïc nhau
- Tçm táön säú cuía mäùi giaï trë.
Baíng "táön säú"
Biãøu âäö
Säú trung bçnh cäüng cuía mäüt dáúu hiãûu
YÏ nghéa cuía thäúng kã âäúi våïi âåìi säúng
GV: Lần lượt đặt câu hỏi để HS tái hiện trả lời và lập bảng sơ đồ trên.
Hoạt động 2
ÔN TẬP BÀI TẬP
GV: Đưa đề lên bảng phụ.
HS: Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
GV: Gọi
	HS1: Dựng biểu đồ đoạn thẳng.
	HS2: Tính số trung bình cộng.
GV: Tổ chức cho các em nhắc lại các bước dựng biểu đồ.
HS làm vào vở
Bài 20: SGK
Năng suất
Tổng số (n)
Các tích
20
25
30
35
40
45
50
1
3
7
9
6
4
1
20
X= = 35 
1090
 31
75
210
615
240
180
50
31
1090
Hoạt động 3
CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
GV: Tổ chức cho HS làm bài trắc nghiệm. 
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Tổng các tần số của dấu hiệu là:
	A. 9	B. 10	C. 45
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu thống kê là:
	A. 10	B. 45	C. 7
c) Tần số của HS có điểm kiểm tra là 5
	A. 10	B. 9	C. 11
d) Mốt của dấu hiệu:
	A. 10	B. 5	C: 8
6 7 8 7 9 5 3
3 5 7 6 9 6 9
8 5 4 4 8 7 5
5 4 7 8 2 9
5 2 9 6 8 5
5 7 8 8 7 8 
8 5 5 5 10 3 
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - BÀI TẬP
Ôn tập lý thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương và các câu hỏi trong phần ôn tập chương.
Làm lại các bài tập trong ôn tập chương.
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Ngày...tháng .. năm 2006 
Tiết 50:	 '50. KIỂM TRA CHƯƠNG III
Kiểm tra đề chung của tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONGIII.doc