Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 52: Giá trị của biểu thức đại số

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 52: Giá trị của biểu thức đại số

I/ Mục tiêu : Học sinh biết cách tính giá trị của 1 biểu thức đại số , biết cách trình bày lời giải của bài toán này . Biết vận dụng vào bài tập tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản

II/ Chuẩn bị : GV : Bảng phụ để ghi bài tập

 HS : Bảng nhóm

III/ Tiến trình dạy học :

Hoạt động I : Kiểm tra và đặt vấn đề ( 12 )

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 52: Giá trị của biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Tiết : 52 
Ns : 
NS : 
I/ Mục tiêu : Học sinh biết cách tính giá trị của 1 biểu thức đại số , biết cách trình bày lời giải của bài toán này . Biết vận dụng vào bài tập tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản 
II/ Chuẩn bị : GV : Bảng phụ để ghi bài tập 
 HS : Bảng nhóm 
III/ Tiến trình dạy học : 
Hoạt động I : Kiểm tra và đặt vấn đề ( 12’ )
Hs 1 chữa bài tập 4 / 27 sgk 
Em hãy chỉ rõ các biến trong các biểu thức 
Hs 2 chữa bài tập 5 / 27 sgk 
 Gv cho hs cả lớp nhận xét và cho điểm bài làm của 2 bạn vừa chữa 
Nếu với 1 tháng lương là a = 500 000 đ và thưởng là m= 100 000 đ còn phạt n = 50 000 đ .
Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận ở câu a và câu b trên . ( Gọi 2 hs lên bảng tính ) 
Gv ; Ta nói 1 600 000 là giá trị của biểu thức 3a + m taị a = 500 000 và m = 100 000 
HS1 : Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là :
 t + x – y ( độ ) 
Các biến trong biểu thức là t , x , y 
HS 2 : a/ Số tiền người đó nhận được trong 1 quý lao động , đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao được thưởng là 3.a + m ( đồng ) 
 b/ Số tiền người đó được nhận sau 2 quý lao động và bị trừ vì nghỉ 1 ngày không phép là 
6. a – n ( đồng )
Nếu a = 500 000 
 m= 100 000 thì 3 . a + m
 = 1 500 000 + 100 000 = 1600 000 ( đ ) 
 Nếu a = 500 000 ; n = 50 000 
 Thì 6 a – n = 3 000 000 – 50 000 
 = 2 900 000 ( đ ) 
Hoạt động II : ( 10 ‘ ) GIÁ TRỊ CỦA 1 BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 
Cho hs đọc ví dụ 1 sgk / 27 sgk 
Gv giải thích : Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói ; tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2 m + n là 18,5 
 Cho hs làm ví dụ 2 / 27 sgk 
Gọi 2 hs lên bảng tính giá trị của biểu thức tại x = - 1 và x = ½ 
Gv : Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểy thức đã cho ta làm thế nào ? 
1 hs dọc ví dụ 1 ở sgk 
Hs nghe gv giải thích giá trị của 1 biểu thức 
Hs 1 thay x = -1 vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức 
Hs 2 thay x = ½ vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức 
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến , ta thay các giá trị cho trước vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính0020
1 Giá trị của một biểu thức 
Ví dụ 1 : ( sgk ) 
Ví dụ 2 : Tính giá trị của biểu thức tại x = - 1 và x = 
 Giải : Thay x = -1 vào biểu thức trên ta có : 
 3 . ( -1 )2 - 5 ( - 1 ) + 1 = 9 
Vậy giá trị của biểu thức
 3 x 2 - 5 x + 1 tại x = -1 là 9 
Thay x = , vào biểu thức
 3 x2 - 5 x + 1 ta có 
3 . ()2 - 5 . ( ) + 1 
= 3 . = 
Vậy giá trị của biểu thức tại
 x = là 
Hoạt động III : ( 6 ‘ ) 
Cho hs làm bài tập ? 1 tr / 28 sgk 
Sau đó gọi 2 hs lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức 
Hs làm tếp ? 2 / 28 /sgk 
Hs1 tính giá trị tại x = 1 
Hs 2 tính giá trị tại x = 
Hs3 : Giá trị của biểu thức x2 y tại x = -4 và y = 3 là : ( -4 ) 2 .3 
 = 48 
2/ Aùp dụng : Tính giá trị biểu thức 3 x 2 - 9 x tại
 x=1 và x = 
+X = 1 => 3x2 - 9 x = 3 .12 - 9 . 1
 = 3 – 9 = - 6
 + X = = > 3x2 - 9 x
 = 3. = 
Hoạt động IV : Luyện tập : (15 ‘ ) Tổ chức trò chơi
Gv tổ chức trò chơi 
Gv viết sẵn bài tập 6/28 sgk vào 2 bảng phụ sau đó cho 2 đội thi tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của việt nam 
 Thể lệ thi : Mỗi đội cử 9 người , xếp hàng lần lượt ở 2 bên 
Mỗi đội làm ở 1 bảng , mỗi hs tính giá trị 1 biểu thức rồi điền các chữ tương ứng vào các ô trống ở dưới 
Đội nào tính đúng và nhanh là thắng 
Gv giới thiệu thầy Lê văn Thiêm ( 1918 – 1991) quê ở làng Trung lễ , huyện Đức Thọ , Tỉnh Hà Tĩnh , ở 1 miền quê rất hiếu học . Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán ở nước Pháp ( 1948)
Và cũng là người Việt nam đầu tiên trở thành 
Giáo sư toán học tại 1 trường đại học ở châu âu . Ông là người thầy của nhiều nhà toán học ở Việt Nam .
Các đội tham gia thực hiện tính ngay trên bảng 
N : x 2 = 3 2 = 9 
T : y 2 = 4 2 = 16 
Ă : ( xy + z ) = ( 3 . 4 + 5 ) = 8, 5 
 L : x2 - y 2 = 3 2 - 4 2 = 9 – 16 = - 7 
 M : = 
 Ê : 2x2 + 1 = 2 . 5 2 + 1 = 51 
 H : x2 + y 2 = 3 2 + 4 2 = 9 + 16 = 25 
 V : Z2 – 1 = 5 2 -1 = 24 
 I : 2 ( y + z ) = 2 ( 4 + 5 ) = 18
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
Hoạt động V : Hướng dẫn về nhà (2 ‘)
Làm bài tập 7 , 8, 9,/ 29 sgk và bài 8, 9 , 10 , 11 , 12 / 10 , 11 SBT 
Đọc phần “ có thể em chưa biết “ , Toán học với sức khoẻ con người / 29 SGK 
Xem trước bài 3 : Đơn thức 
 Hướng dẫn bài tập : Bài 7 : Thay m = -1 và n = 2 vào mỗi biểu thức rồi tính giá trị của các biểu thức trên 
 Bài 9 : Thay x = 1 và y = ½ vào biểu thức rồi thực hiện theo thứ tự các phép tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 52.doc