Mục tiêu :
HS cần đạt được :
- HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày bài giải của bài toán này
II / Phương tiện dạy học :
- Giáo án – SGK – Bảng phụ
Tiết 52 GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ I / Mục tiêu : HS cần đạt được : - HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày bài giải của bài toán này II / Phương tiện dạy học : - Giáo án – SGK – Bảng phụ III / Hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ. (12 phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh HS1: Sửa bài tập 4 SGK/27 Hãy chỉ rõ các biến trong biểu thức . HS2: Sửa bài 5 SGK/27. Cho HS nhận xét. GV đánh giá GV: nếu với lương 1 tháng là a = 500 000đ và thưởng là m = 100 000đ còn phạt n = 50 000đ. Em hãy tính người công nhân đó nhận được trong 2 câu trên? Cho HS nhận xét bài giải của bạn. GV: Ta nói 1 600 000 là giá trị của biểu thức 3a + m tại a = 500 000 và m = 100 000 HS1: Bài 4 Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là : t + x = y (độ) Các biến là: t, x, y HS2: Bài 5 a) Số tiền người đó nhận được trong một quý lao động, đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao được thưởng là: 3a + m (đồng) b) Số tiền người đó nhận được sau 2 quýù lao động và bị trừ một ngày không phép là: 6.a – n (đồng) HS nhận xét. 2HS lên bảng giải HS1: a) 3.a + m = 3.500 000 + 100 000 = 1 500 000 + 100 000 = 1 600 000 (đ) HS2: b) 6.a – n = 6.500 000 – 50 000 = 3 000 000 – 50 000 = 2 950 000 (đ) HS nhận xét bài giải của bạn. Hoạt động 2 : Tìm tòi phát hiện kiến thức mới 1. Giá trị của một biểu thức dại số: (10 phút) Cho HS đọc ví dụ 1 SGK/27 GV: ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói: tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5. GV cho HS làm ví dụ 2 SGK/27 Tính giá trị của biểu thức: tại x = -1 và GV gọi 2HS lên bảng tính giá trị của biểu thức tại x = -1 và tại . GV: Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào? 2.Aùp dụng: (6 phút) GV cho HS làm ?1 SGK/28 ?1 Tính giá trị của biểu thức: tại x = 1; x = Gọi 2HS lên bảng thực hiện. GV cho HS làm ?2 SGK/28 HS đọc ví dụ 1 SGK HS làm ví dụ 2 HS1: Thay x = -1 vào biểu thức ta có: Vậy giá trị của biểu thức tại x = -1 là 9. HS2: Thay vào biểu thức , ta có: Vậy giá trị của biểu thức tại là HS: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. HS1: Thay x = 1 vào biểu thức = HS2: Thay x = vào biểu thức = HS: làm ?2 Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là (-4)2.3 = 48 Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố kiến thức mới (12 phút) GV tổ chức trò chơi. GV viết sẵn bài tập SGK/28 ở bảng phụ. 2 đội thi tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam. Thể lệ thi: -Mỗi đội cử 9 người, xếp hàng lần lượt ở 2 bên. -Mỗi đội làm một bảng, mỗi HS tính giá trị của biểu thức rồi điền các chữ tương ứng vào các ô trống ở dưới. -Đội nào tính đúng và nhanh là thắng GV giới thiệu thầy Lê văn Thiêm(1918 – 1991) quê ở làng Trung Lễ, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông là người VN đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về Toán của nước Pháp (1948) và là người VN đầu tiên trở thành giáo sư đại học ở Châu Âu. Ông là thầy của nhiều nhà toán học VN. “Giải thưởng toán học Lê Văn Thiêm” là giải thưởng toán học quốc gia của nước ta dành cho GV và HS phổ thông. HS chọn hai đội thi tính nhanh, mỗi đội 9 người. N: Ă: L: M: Ê: H: V: L: -7 51 24 8,5 9 16 25 18 51 5 L Ê V Ă N T H I Ê M Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) Nắm vững khái niệm thế nào là giá trị của một biểu thức đại số.Đọc trước bài: Đơn thức Làm bài tập 7, 8, 9 SGK/29. Bài tập 8, 9, 10, 11, 12 SBT/10, 11. Đọc mục “Có thể em chưa biết” Toán học với sức khỏe con người SGK/29
Tài liệu đính kèm: