Học sinh biết được khái niệm hàm số.
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không.
- Tìm được giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến số.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: Xem trước bài mới ở nhà.
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
Ngày Soạn: 01 – 01 – 2008 Tuần: 1 Tiết: 1 §5. HÀM SỐ I. Mục Tiêu: - Học sinh biết được khái niệm hàm số. - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không. - Tìm được giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến số. II. Chuẩn Bị: - GV: SGK, giáo án. - HS: Xem trước bài mới ở nhà. - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp. III. Tiến Trình: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Xen vào lúc học bài mới. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: (13’) GV giới thiệu VD1. GV giới thiệu VD2. GV yêu cầu HS tính m khi V = 1, 2, 3, 4 GV giới thiệu VD3. GV yêu cầu HS tính thời gian t khi cho các giá trị tương ứng của vận tốc v. GV nhận xét ở VD1: Nhiệt độ T (0C) phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t (giờ). Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ một giá tri tương ứng của T. Ta nói: T là hàm số của t. Tương tự ở VD2 và VD3, ta nói m là hàm số của V và t là hàm số của v. HS chú ý theo dõi. HS chú ý theo dõi. HS tính các giá trị của m khi cho V = 1, 2, 3, 4 HS chú ý theo dõi. HS tính thời gian t. HS chú ý theo dõi. 1. Một số ví dụ về hàm số: VD1: t (h) 0 4 8 12 16 20 T (0C) 20 18 22 26 24 21 VD2: m = 7,8V VD3: v 5 10 25 50 t 10 5 2 1 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 2: (10’) GV giới thiệu khái niệm hàm số. GV giới thiệu chú ý. GV giới thiệu về cách viết hàm số và cho VD cũng như kí hiệu giá trị của hàm số khi biến số nhận giá trị nào đó: f(3) = Hoạt động 3: (7’) GV hướng dẫn HS làm bài tập 25. Nơi nào có x ta thay bằng số 1 khi tính f(1). HS chú ý theo dõi và nhắc kại khái niệm. HS chú ý theo dõi và đọc chú ý trong SGK. HS chú ý theo dõi. HS chú ý theo dõi và tính f(3), f. 2. Khái niệm hàm số: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định đượcchỉ một giá trị tương ứng của y thì y gọi là hàm số của x và x gọi là biến số. Chú ý: - Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng. - Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc bằng công thức. - Khi cho y là hàm số của x thì ta có thể viết y = f(x), y = g(x) VD: y = f(x) = 2x + 3, 3. Luyện tập: Bài 25: Cho hàm số y = f(x) = 3x2 + 1 f(1) = 3.12 + 1 = 4 f(3) = 3.32 + 1 = 28 f 4. Củng Cố: (10’) - GV cho HS làm bài tập 25 theo nhóm. 5. Dặn Dò: (5’) - Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 27, 28 ở nhà.
Tài liệu đính kèm: