Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận (tiết 2)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận (tiết 2)

- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nhận biết đượng hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không.

 - Hiểu được các tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận

 - Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị cuả một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

II. Phương pháp giảng dạy:

 

doc 38 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 1: Đại lượng tỉ lệ thuận (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/ 2008 	 Ngày dạy: 12/11/ 2008
Tuần 12: 
 Tiết 23:
CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
§1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. Mục tiêu:
	- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nhận biết đượng hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không.
	- Hiểu được các tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận
	- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị cuả một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; 
III. Phương tiện dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra viết 1 tiết 
5 phút
- Trả bài kiểm tra viết.
Hoạt động 2: Định nghĩa
15 phút
- Cho HS làm ?1
? Công thức tính quãng đường và khối lượng?
? Hãy nhận xét sự giống nhau của 2 công thức trên?
- Giới thiệu định nghĩa.
- Cho HS làm ?2
Hãy tính x từ :y = x
? Vậy khi y tỉ lệ thuận vơi x thì x có tỉ lệ thuận với y không? Có nhận xét gì về hệ số tỉ lệ?
- Nêu chú ý.
- Cho HS làm ?3
! Chú ý chiều cao của cột và khối lương tỉ lệ thuận
S = vt
M = DV 
D: Khối lượng riêng
- Trong 2 công thức trên thì đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với 1 hằng số khác 0.
y = x
x = y:
x = y
=> x tỉ lệ với y theo hệ số tỉ lệ là 
Cột
a
b
c
d
Chiều cao
10
8
50
30
Khối lượng
10
8
50
30
1. Định nghĩa
	a) S = 15t
	b) m = DV (D 0)
Định nghĩa: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y = kx (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là k
¨Chú ý: Khi đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x thì x cũng tỉ lệ thuận với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau. 
Nếu y = kx thì x = y
Hoạt động 3: Tính chất 
13 phút
- Cho HS làm ?4
? Muốn tìm hệ số tỉ lệ của y đối với x ta làm như thế nào?
! Tính y2; y3 và y4
? Hãy nhận xét về tỉ số giữa hai giá trị tương ứng?
- Nêu tính chất trong SGK
y1 = kx1 => k = = 2
y2 = kx2 = 2.4 = 8
y3 = kx3 = 2.5 = 10
y4 = kx4 = 2.6 = 12
- Các tỉ số giữa hai giá trị tương ứng bằng nhau và bằng 2.
2. Tính chất
a) Vì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên : y1 = kx1
=> 6 = k3 => k = 6:3 = 2
Vậy hệ số tỉ lệ là 2
 y2 = kx2 = 2.4 = 8
 y3 = 2.5 = 10
 y4 = 2.6 = 12
c) 
Giả sử y và x tỉ lệ thuận
 y = kx
Tính chất: (SGK)
Hoạt động 4: Củng cố 
10 phút
? Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x khi nào?
? Làm bài tập 1/53 SGK?
? Hoạt động nhóm: Bài 2/53 SGK?
- Trả lời như định nghĩa SGK
- Trình bày bảng
4 = k.6 => k = 
b. y = kx hay y = x
c. Khi x = 9 thì y = 
     Khi x = 15 thì y = 
- Làm việc nhóm
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
Bài 1/53 SGK
a. Hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau nên y = kx và theo điều kiện x = 6 thì y = 4, nên thay vào ta tính được k:
	4 = k.6 => k = 
b. y = kx hay y = x
c. Khi x = 9 thì y = 
     Khi x = 15 thì y = 
Bài 2/53 SGK
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
2 phút
	- Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK
	- Làm các bài tập 3,4 trang 53 SGK.
	- Chuẩn bị bài §2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn: 07/11/ 2008 	 Ngày dạy: 12/11/ 2008
Tuần 12: 
 Tiết 24:
§2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ 
ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. Mục tiêu:
Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. 
Rèn luyện kỹ năng áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; 
III. Phương tiện dạy học:
 SGK, bảng phụ
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
5 phút
? Nêu định nghĩa về hai đại lượng tỉ lệ thuận?
? Bài 4 trang 53 SGK?
- Trả lời như SGK.
- Sửa bài 4 trang 53
Ta có: z = ky và y = hx nên z = (k.h)x. Vậy z tỉ lệ thuận với x theo hệ số kh.
Hoạt động 2: Bài toán 1
15 phút
- Đưa bài toán trong SGK
? Bài toán cho biết gì? Hỏi ta điều gì?
? Nếu gọi m1(g) và m2 (g) lần lượt là khối lượng của 2 thanh chì thì ta có tỉ lệ thức nào?
? Khối lượng (m) và thể tích (V) là hai đại lượng như thế nào?
? m1 và m2 có quan hệ như thế nào? Từ đó làm cách nào đề tìm được m1 và m2?
! Ap dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm m1 và m2.
? Làm bài tập ?1
- Khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
m2 – m1 = 56,5
m1 = 135,6
m2 = 192,1
- Làm việc nhóm nhỏ
Gọi khối lượng 2 thanh kim loại tương ứng là m1 (g) và m2 (g)
Theo bài ra ta có:
 m1 + m2 = 22,5
= 
 m1 = 8,9.10 = 89 (g)
 m2 = 8,9.15 = 133,5 (g)
1. Bài toán 1
Hai thanh chí có thể tích là 12 cm3 và 17 cm3. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam, biết rằng thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất là 56,5g?
- Giải -
Gọi m1(g) và m2 (g) lần lượt là khối lượng của 2 thanh chì 
Theo bài ra ta có:
 và m2 – m1 = 56,5
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
 = 
m1 = 12.11,3 = 135,6 (g)
m2 = 17.11,3 = 192,1 (g)
* Chú ý: SGK
Hoạt động 3: Bài toán 2 
13 phút
- Đưa bài toán 2 trong SGK, yêu cầu HS hoạt động nhóm.
? Theo bài ra ta có tỉ lệ thức nào?
? Tổng số đo 3 góc trong tam giác bằng bao nhiêu độ?
! Ap dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
- Nhận xét kết quả hoạt động nhóm.
- Hoạt động nhóm để giải bài toán 2
A + B + C = 1800
2. Bài toán 2
Tam giác ABC có số đo các góc là lần lượt tỉ lệ với 1; 2; 3. Tính số đo các góc của .
- Giải -
Gọi số đo các góc của tam giác ABC lần lượt là A, B, C
Theo bài ra ta có:
 và A + B + C = 1800 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có
=
Vậy : 
A = 1.300 = 300
B = 2.300 = 600
C = 3.300 = 900
Hoạt động 4: Củng cố 
10 phút
? Bài 5 trang 55?
? Bài 6 trang 55 SGK?
- Trình bày bảng
a. x tỉ lệ thuận với y vì 
b. x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì 
- Trình bày bảng
Vì khối lượng cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên:
a. y = kx và theo điều kiện khi y = 25 thì x = 1. Thay vào công thức ta được: 25 = k.1 hay k = 25:1 = 25.
Vậy y = 25x.
b. Vì y = 25x nên khi y = 4,5 kg = 450 g thì x = 4500 : 25 = 180.
Trả lời: Cuộn dây dài 180 m.
Bài 5/55 SGK
a. x tỉ lệ thuận với y vì 
b. x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì 
Bài 6/55 SGK
Vì khối lượng cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên:
a. y = kx và theo điều kiện khi y = 25 thì x = 1. Thay vào công thức ta được: 25 = k.1 hay k = 25:1 = 25.
Vậy y = 25x.
b. Vì y = 25x nên khi y = 4,5 kg = 450 g thì x = 4500 : 25 = 180.
Trả lời: Cuộn dây dài 180 m.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
2 phút
	- Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK
	- Làm các bài tập 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 55, 56 SGK.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn: 14/11/ 2008 	 Ngày dạy: 19/11/ 2008
Tuần 13: 
 Tiết 25:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
- Biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; 
III. Phương tiện dạy học:
 Bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
5 phút
? Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận?
? Làm bài tập 5 Tr 55 SGK.
- Trả lời như SGK
- a. x tỉ lệ thuận với y vì 
b. x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì 
Hoạt động 2: Sửa bài tập 
30 phút
Đọc đề toán
? Số kg dâu và số kg đường là hai đại lượng như thế nào?
? Nếu gọi x là số kg đường cần có để làm với 2,5 kg dâu thì ta có công thức liên hệ gì?
? Tính x từ công thức trên?
? Kết luận người nói đúng?
! Gọi số cây trồng của các lớp lần lượt là x, y, z.
? Số cây trồng và số HS có quan hệ như thế nào với nhau?
- Số kg dâu và số kg đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Suy ra : x + y + z = 24
- Số cây trồng và số HS của mỗi lớp là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
1. Bài 7 Tr 56 SGK
 Gọi khối lượng đường cần có là x(kg).
 Vì khối lượng đường và khối lượng dâu là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Ta có: 
Vậy số đường cần có là 3,75 kg
Vậy bạn Hạnh nói đúng.
2. Bài 8 Tr 56 SGK
Gọi số cây trồng của các lớp 7A; 7B; 7C lần lượt là x, y, z.
Theo bài ra ta có:
x + y + z = 24
? Từ đó ta suy ra công thức liên hệ gì?
? Ap dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có điều gì?
! Từ đó suy ra x, y, z.
? Bài toán có thể phát biểu đơn giản hơn như thế nào?
? Nếu gọi khối lượng (kg) của niken, kẽm, đồng lần lượt là x, y, z. để sản xuất 150 kg đồng bạch thì ta có điều gì?
? Ap dụng tính chất của số tỉ lệ ta có cái gì?
! Giải tiếp bài toán trên theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
? Kết luận:
Chia 150 thành ba phần theo tỉ lệ 3; 4 và 13. tính mỗi phần.
x + y + z = 150
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy số cây mỗi lớp trống lần lượt là : 8; 7; và 9 cây.
3. Bài 9 Tr 56 SGK
Gọi khối lượng (kg) của niken, kẽm, đồng lần lượt là x, y, z.
Theo bài ra ta có : x + y + z = 150
Vậy để sản xuất 150 kg đồng bạch thì cần:22,5 (kg) niken; 30 (kg) kẽm và 97,5 (kg) đồng.
Hoạt động 3: Củng cố 
8 phút
? Hoạt động nhóm: Làm 10 trang 56 SGK?
- Làm bài tập
Gọi ba cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z.
Theo bài ra ta có : x + y + z = 45
Bài 10/56 SGK
Gọi ba cạnh của tam giác lần lượt là x, y, z.
Theo bài ra ta có : x + y + z = 45
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
2 phút
	- Xem lại các bài tập đã chữa.
	- Làm tiếp bài tập 11 trang 56 SGK.
	- Chuẩn bị bài §2: Đại lượng tỉ lệ nghịch
* Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
Ngày soạn: 14/11/ 2008 	Ngày dạy: 19/11/ 2008
Tuần 13: 
 Tiết 26:
§3. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I. Mục tiêu:
	- Hiểu được thế nào là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, công thức biểu diễn mối liên hệ hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
	- Nắm được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
	- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết giá trị của hai đại lượng tương ứng tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; 
III. Phương tiện dạy học:
 Bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
5 phút
? Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận?
Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là -3 thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số là gì?
- Trả lời như SGK
- x tỉ lệ với y theo hệ số 
Hoạt động 2: Định nghĩa
15 phút
Cho HS làm ?1
? Công thức tính diện tích hình chữ nhật?
? Lượng gạo trong tất cả các bao bằng bao nhiêu?
? Công thức tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian tương ứng?
? Có nhận xét gì về sự giống ... m.
HS còn yếu trong việc thực hiện các phép tính, toán về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn: / / 2009 	Ngày dạy: / / 2009
Tuần 18: 
 Tiết 38:
	HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI CASIO
I. Mục tiêu:
Học sinh biết sử dụng máy tính bỏ túi Casio để thực hiện các phép tính với các số trên Q.
Học sinh có kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi để giải bài tập.
Học sinh thấy được tác dụng của máy tính bỏ túi.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; 
III. Phương tiện dạy học:
	Máy tính bỏ túi (fx-220 hoặc fx-500A); Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm sự chuẩn bị của học sinh 
5 phút
- Yêu cầu phải có máy tính bỏ túi (tối thiểu 02/01 máy).
- Giáo viên treo tranh có hình máy tính bỏ túi để dễ hướng dẫn cho học sinh. Giáo viên giới thiệu cấu tạo của máy (Casio fx-500A hoặc fx-200)
Nhãn hiệu và loại máy 
Màn hình hiển thị 
Các chức năng giải tóan 
Nhóm phím hàm, chức năng
Nhóm phím phím toán
Nhóm phím số
Hoạt động 2: Rút gọn số hữu tỉ 
15 phút
? Rút gọn các phân số sau:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ 1: Rút gọn các phân số sau:
Ấn các phím sau:
KQ:
KQ: 
Hoạt động 3: Các phép tính về số hữu tỉ 
13 phút
Giáo viên đưa bài và yêu cầu học sinh quan sát lên bảng cách tính của giáo viên.
! Giáo viên hướng dẫn tính :
- Ấn phân số 
- Ấn phím +
- Ấn phân số 
- Ấn dấu =. Đọc kết quả?
? Tương tự tính ?
? Tương tự tính ?
! Giáo viên hướng dẫn học sinh tính giá trị của liên phân số: 
- Quan sát bài tập trên bảng
- Quan sát và làm theo yêu cầu của giáo viên.
- Trình bày cách ấn phím trên bảng
- Trình bày cách ấn phím trên bảng
- Theo dõi và làm theo hướng dẫn.
Ví dụ 2: Thực hiện các phép tính sau
 a. 
b. 
c. 
An các phím sau:
KQ: 
KQ: 
KQ: 
Ví dụ 3: Thực hiện phép tính:
A = 
Ấn các phím sau:
KQ: 
Hoạt động 4: Phép khai căn 
10 phút
Giáo viên hướng dẫn cách khai căn thức của máy tính.
? Tính ?
- Quan sát 
- Trình bày bảng
Ví dụ 4: Tính 
Ấn các phím sau:
KQ:0,538221645 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
2 phút
- Bài tập về nhà: Sử dụng máy tính casio tính các bài toán ôn tập chương I.
- Chuẩn bị ôn tập học kỳ I.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn: / / 2009 	Ngày dạy: / / 2009
Tuần 18: 
 Tiết 39:
ÔN TẬP ÔN KỲ I (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực. 
- Vận dụng tính chất của tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số chưa biết.
- Giáo dục tính hệ thống chính xác cho HS.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; 
III. Phương tiện dạy học:
	- Bảng tổng kết các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, căn bậc hai, tính chất của tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
	- Thước kẻ bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đề cương ôn tập học kỳ I 
5 phút
I./. LÝ THUYẾT :
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa trên số hữu tỉ (công thức)
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
Tỉ lệ thức, tính chất, một số bài toán áp dụng tỉ lệ thức.
Thế nào là số vô tỉ, số thực, định nghĩa căn bậc hai
Khi nào đại lượng x và y tỉ lệ thuận, nghịch, tính chất, cho ví dụ.
Một số bài toán về ĐLTLT, ĐLTLN.
Vẽ đồ thị hàm số y = ax
II./. BÀI TẬP:
Tính nhanh, tính giá trị của biểu thức
Tìm x.
Điền số thích hợp vào ô trống.
Tỉ lệ thức.
Tính f(0), f() 
Giá trị tuyệt đối
Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết 
15 phút
? Thế nào là số hữu tỉ: Lấy ví dụ về số hữu tỉ?
? Định nghĩa số vô tỉ? Lấy ví dụ?
? Nêu các phép toán của số vô tỉ? Viết công thức?
- Trả lời như SGK
Ví dụ: 3; -5; ; 
- Trả Lời như SGK
Ví dụ: 3,589745625 ..
- Trả lời như SGK
1. Lý thuyết
Số hữu tỉ: Là số viết được dưới dạng phân số 	(a,b Z; b ¹ 0).
Số vô tỉ : Là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Số thực: Gồm số vô tỉ và số hữu tỉ.
Các phép toán : Cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa số thực.
Hoạt động 3: Sửa bài tập 
23 phút
- Hướng dẫn HS biết đổi từng thừa số.
? Đổi -0,75 ra phân số?
? Đổi -4 ra phân số?
? Thực hiện các phép tính bằng cách hợp lý nhất nếu có thể.
? Phép tính trên có thừa số nào chung?
- Hướng dẫn tương tự đối với câu c.
? Thông thường trong một dãy các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa thì ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
Tính trước 
? Nhắc lại định nghĩa căn bậc hai của một số hữu tỉ.
? Biến đổi các số trong dấu căn thành bình phương của một số?
-0,75 = 
- Đặt thừa số chung ra ngoài.
- Thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.
- Đặt thừa số chung ra ngoài.
Thực hiện theo thứ tự:
Luỹ thừa-> nhân, chia-> cộng, trừ.
1. Thực hiện phép toán
2. Bài 2:
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
2 phút
	- Ôn lại các kiến thức và các dạng bài tập đã chữa về các phép tính trong Q, R, toán về tỉ lệ 	thức.
	- Làm các bài tập 57, 61, 68, 70 SBT.
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn: / / 2009 	Ngày dạy: / / 2009
Tuần 18: 
 Tiết 40:
ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, đồ thị hàm số y = ax (a ¹ 0)
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ¹ 0). Xét điểm thuộc hay không thuộc đồ thị của hàm số.
II. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm. 
III. Phương tiện dạy học:
- Bảng ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Thước chia khoảng, phấn màu, máy tính bỏ túi.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
5 phút
? Khi nào thì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x?
? Khi nào thì đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x?
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (k làhằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = (a làhằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
Hoạt động 2: Sửa bài tập 
30 phút
- Hướng dẫn HS ôn tập lại lý thuyết.
? Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau?
- Hướng dẫn HS giải toán
? Theo bài ra ta có gì?
? Số tỉ lệ?
? Ap dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải tiếp?
- Trả lời theo công thức liên hệ.
Gọi 3 số cần tìm lần lượt là :a, b, c
a +b +c = 310
a, b, c tỉ lệ với 2; 3; 5 nghĩa là:
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau: 
1. Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
Đại lượng tỉ lệ thuận :
 Công thức liên hệ: y = kx (k ¹ 0)
Đại lượng tỉ lệ nghịch: 
 Công thức liên hệ: 
2. Bài 1: Chia số 310 thành ba số lần lượt tỉ lệ với 2; 3 và 5. Tìm ba số đó.
- Giải-
Gọi 3 số cần tìm lần lượt là :a, b, c
Ta có :
? Muốn tính được f (0) ta phải làm gì?
! Tương tự đối với các câu còn lại.
? Muốn vẽ đồ thị hàm số 
y = -2x ta phải làm gì?
Tương tự đối với hàm số 
y = 
- Thay giá trị x = 0 vào công thức
y = -3x +1 
Cho x =1 => y = -2 =>A(1;-2)
Vậy đường thẳng đi qua hai điểm OA chính là đồ thị của hàm số 
y = -2x
3. Hàm số, đồ thị hàm số.
Bài 1: Cho hs y = -3x + 1
Tính f(0); f(2); f(1)
f(0) = -3.0+1 = 1
f(2) = -3.2+1 = -5
f(1) = -3.1+1 = -2
B 
O 
A 
Hoạt động 3: Củng cố 
8 phút
? Nhắc lại công thức liên hệ cua hai đại lượng tỉ lệ thuận và hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
Hoạt động nhóm
? Làm bài tập: Tìm 2 số biết: 7x = 3y và x – y = 16?
 Ta có 7x = 3y =>
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau : 
Tìm 2 số biết: 7x = 3y và x – y = 16
- Giải -
 Ta có 7x = 3y =>
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau : 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
2 phút
	- Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK kể từ đầu năm theo câu hỏi ôn tập chương I, II cả đại số lẫn hình học
	- Xem lại toàn bộ các bài tập đã chữa
	- Tiết sau kiểm tra học kỳ I
* Rút kinh nghiệm: 	
Ngày soạn: / / 2009 	Ngày dạy: / / 2009
Tuần 19: 
 Tiết 41:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I.	MỤC TIÊU
Nhằm kiểm tra sự hiểu biết nhận thức của HS về kiến thức hình học lẫn đại số từ đầu năm tới giờ qua đó biết được chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh từ đó đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp.
 II.	ĐỀ RA
ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2004 - 2005
Môn 	 : TOÁN – lớp 7
Thời gian : 90’ (không kể thời gian phát đề )
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3 điểm)
Câu 1 : (1 điểm) Điền vào chỗ trống để có câu đúng
Kết quả nào sau đây đúng :
A. 	B. 	C. 	D. 
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (k là hằng số khác 0) thì ta nói . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Hai góc đối đỉnh thì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .thì hai tam giác đó bằng nhau.
Câu 2 : (1 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong các câu A, B, C, D bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu đó.
66.52 bằng
 A) 58	B) 512	C) 258	D) 2512
Nếu = 2 thì x2 bằng
 A) 2	B) 8	C) 16	D) 4
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong:
 A) bù nhau	B) bằng nhau	C) kề nhau	D) kề bù nhau
Cho MN // BC (như hình vẽ) lúc đó x bằng:
A) 800	
B) 600	
1000
400
C) 400	
D) 500
Câu 3 : (1 điểm) Ghép một dòng ở cột A với một dòng ở cột B sao cho thích hợp 
Cột A
Cột B
x.y = a (a là hằng số khác 0)
xy AB tại trung điểm I của đoạn thẳng AB
y = a.x (a là hằng số khác 0)
a c ; b c (a và b phân biệt)
a // b
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a
xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB
y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 : (1.5 điểm) Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lý nhất nếu có thể)
Câu 2 : (1.5 điểm) Tìm x biết:
|9x – 3,5| +4,3 = 8
Câu 3 : (1 điểm)Tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt tỉ lệ với 3; 4; 5. Tính số đo các góc của tam giác ABC.
Câu 4 : (1 điểm)
	Cho hàm số y = f(x) = x2 – 8
Tính f(3); f(-2).
Tìm y biết giá trị tương ứng y là 17.
Câu 5 : (2 điểm)
	Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC
Chứng minh rằng AMB = AMC
Chứng minh rằng AM là tia phân giác của góc BAC
Đường thẳng qua B vuông góc với BA cắt đường thẳng AM tại I. 
Chứng minh rằng CI CA.
B. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM CỦA HỌC SINH
Lớp
Sĩ số
Vắng
Điểm
Ghi chú
1 – 2
3 – 4
4 – 5
5 – 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
7B
35
Nhận xét:
Đa số học sinh làm được bài, đặc biệt là phần trắc nghiệm.
HS còn yếu trong việc thực hiện các phép tính, toán, phương pháp chứng minh.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Chuong II Dai So 7.doc