Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 32: Luyện tập (Tiếp)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 32: Luyện tập (Tiếp)

- Học sinh có kĩ năng thành thạo vẽ hệ trục tọa độ;

- Xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó;

 - Biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.

II. Chuẩn bị:

Thày: Bảng phụ vẽ sẵn bài 35; 38 sgk

Trò: bảng nhóm; làm bài tập đã cho

III. Tiến trình dạy- học:

 A . Ổn định tổ chức: Học sinh vắng

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 32: Luyện tập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tuần 16	
 Tiết 32 Luyện tập
I. Mục tiêu bài học:
Học sinh có kĩ năng thành thạo vẽ hệ trục tọa độ;
Xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó;
 - Biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.
II. Chuẩn bị:
Thày: Bảng phụ vẽ sẵn bài 35; 38 sgk
Trò: bảng nhóm; làm bài tập đã cho
III. Tiến trình dạy- học:
 A . ổn định tổ chức: Học sinh vắng 
 B. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy vẽ mặt phẳng toạ độ và biểu diễn điểm A (4 ; 3 ) và điểm B(2; -3 ) Trên mặt phẳng đó ?
HS: Lên giải – hs nhận xét – GV đánh giá cho điểm. 
 C. Tổ chức luyện tập :
Hoạt động của thày và trò 
GV:Gọi hs lên giải bài tập 34 
GV lấy thêm một số điểm trên trục hoành và trên trục tung
?Hãy tìm tung độ của những điểm nằm trên trục hoành?
?Hãy tìm hoành độ của những điểm nằm trên trục tung?
GV Hoàn thành bài 34
HS: Đọc đề bài 35 Sgk
GV: Treo bảng phụ có vẽ sẵn hình 20 (sgk)
? Hãy tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD?
H:.
? Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác PQR?
? Một em nêu cách tìm tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ?
H:.
? Nhận xét .
G : Nhận xét bổ sung .
? Hãy xác định yêu cầu bài 36?
H :Đọc yêu cầu của bài toán 
G : HD :
? Hãy nêu cách xác định vị trí của A(-4; -1) trên mặt phẳng tọa độ?
? Một em vẽ hệ trục tọa độ 0xy?
? Hãy biểu diễn A(-4; -1); B(-2; -1); 
C(-2; -3); D(-4; -3) trên mặt phẳng tọa độ 0xy?
? Tứ giác ABCD là hình gì?
?Tại sao?
H : Lên bảng 
 Cả lớp thực hiện ra vở nháp
? Nhận xét .
? Đọc đề bài 37 (sgk – 68)?
H:.
? Hãy viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên?
? Hãy vẽ hệ trục tọa độ 0xy và biểu diễn các điểm O; A; B; C; D trên mặt phẳng tọa độ đó?
? Có nhận xét gì về vị trí của các điểm O; A; B; C; D trên mặt phẳng tọa độ?
? Đọc đề bài 38 (sgk – 68)
GV: Treo bảng phụ hình 21
? Muốn biết ai là người cao nhất ta làm thế nào?
? Muốn biết chiều cao từng bạn ta làm thế nào?
? Làm thế nào để biết số tuổi từng bạn?
? Hãy so sánh chiều cao và số tuổi của Liên và Hồng?
3. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc có thể em chưa biết
- Làm bài tập: 44; 45; 46; 47; 48; 49 50; 51; 52 SBT
Nội dung 
Bài 34 (sgk – 68)
a. Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
b. Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0
Bài 35 (sgk – 68)
a. A(0,5; 2)
B(2; 2)
C(2; 0)
D(0,5; 0)
b. P(-3; 3)
Q(-1; 1)
R(-3; 1)
Bài 36 (sgk - 68)
Tứ giác ABCD là hình vuông, hai cạnh đv dài
Bài 37 (sgk – 68)
a. Các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số là:(0; 0); (1; 2); (2; 4); (3; 6); (4; 8)
b. Biểu diễn các điểm O(0; 0); A(1; 2); B(2; 4); C(3; 6); D(4; 8) trên mặt phẳng tọa độ 0xy
Bài 38 (sgk – 68)
Giải
a. Đào là người cao nhất và cao 15 dm
b. Hồng là người ít tuổi nhất. Hồng 11 tuổi
c. Hồng cao hơn Liên
 Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi)
D. Củng cố : 
GV: Nhắc lại cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
E. Hướng dẫn về nhà:
+Xem kỹ các bài tập đã chữa 
+ Làm một số bài tập trong sbt.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Tiết 33: đồ thị Của hàm số y= a.x (a 0)
.I Mục tiêu bài học:
 - Học sinh hiểu đựơc khái niệm đồ thị của hàm số; đt của hàm số y = a.x (a 0)
 - Học sinh thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số
 - Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = a.x 
II. Chuẩn bị:
Thày: Thước thẳng; bảng phụ; phấn màu
Trò: Ôn bài
III. Các hoạt động dạy học:
A.ổn định tổ chức : Hs vắng
B.Kiểm tra bài cũ:
 ?Hãy biểu diễn các điểm M(-2;3) , N(-1;2) và Q ( 0,5 ; 1 ) trên mặt phẳng toạ 
 độ?
C.Bài mới:
Hoạt động của thày – trò 
Nội dung ghi bảng
GV: ĐVĐ vào bài mới
GV: Cho hs làm ?1.
HS: Thảo luận ít phút
GV: Gọi một hs lên viết ý a.
GV: gọi hs lên biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ.
HS: Lên biểu diễn.
GV: Các điểm M; N; A; Q; B biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x)
Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số đã cho
? Vậy đồ thị của hàm số là gì?
 ĐN sgk
? Để vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) trong câu hỏi 1 ta phải làm những bước nào?
H:
- Vẽ hệ trục tọa độ 0xy
- Xác định trên mặt phẳng tọa độ những điểm biểu diễn các cặp giá trị (x; y) của hàm số
? Học sinh trình bày các bước làm VD1?
G:HD:Bổ sung cho chính xác 
? Học sinh đọc câu hỏi 2?
? Đại diện 1 nhóm viết 5 cặp số (x; y) với x = -2; -1; 0; 1; 2?
? Đại diện nhóm khác biểu diễn 5 cặp số đó trên mptđ 0xy?
? Vẽ đồ thị qua 2 điểm (-2; -4) và (2; 4)?
? Hãy kiểm tra bằng thước thẳng xem các điểm còn lại có nằm trên đưòng thẳng đó hay không?
? Có nhận xét gì về dạng của đồ thị hàm số y = 2x?
GV: Người ta đã chứng minh được rằng đồ thị của hàm số y = a.x (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
? Nêu dạng của đồ thị của hàm số y = a.x (a 0)?
? Từ khẳng định trên để vẽ đồ thị của hàm số y = a.x (a 0) ta cần biết mấy điểm của đồ thị?
? Học sinh đọc câu hỏi 4?
- HS thảo luận nhóm
? Tìm1điểm A khác O thuộc đồ thị hàm số y = 0,5x?
? Đường thẳng OA có là đồ thị của hàm số y = 0,5x không? Vì sao?
? Hãy vẽ đường thẳng OA?
? Qua câu hỏi 4 muốn vẽ đồ thị của hàm số y = a.x (a 0) ta cần lưu ý điều gì?
 Nhận xét
? Học sinh đọc VD2?
? Nêu các bước vẽ đồ thị hàm số 
 y = -1,5x?
GV: Hướng dẫn học sinh trình bày và vẽ đồ thị hàm số
HS: Tiến hành vẽ đồ thị hs.
GV: quan sát và chỉ ra những chỗ sai sót.
GV: Vẽ đồ thị hs lên bảng.
1. Đồ thị của hàm số là gì ?
?1:
a.Các cặp số (x; y) xác định hàm số
 y = f(x):
(-2; 3); (-1; 2); (0; -1); (0,5; 1); (1,5; -2)
b. Biểu diễn các cặp số trên mp toạ độ:
* Tập hợp các điểm M; N; A; Q; B gọi là đồ thị của hàm số y = f(x)
* Định nghĩa (sgk – 69)
Ví dụ 1: Vẽ đồ thị hàm số trong câu hỏi 1
- Vẽ hệ trục tọa độ 0xy
- Biểu diễn các điểm M; N; A; Q; B trên mp toạ độ ta được đồ thị hàm số
 y = f(x)
2. Đồ thị của hàm số y = a.x (a 0)
 ?2: Cho hs y = 2x
a. Năm cặp số (x; y):
(-2; -4); (-1; -2); (0; 0); (1; 2); (2; 4)
b. Biểu diễn các cặp số trên mp toạ độ : 
c. Các điểm còn lại nằm trên đường thẳng đi qua 2 điểm (-2; -4) và (2; 4)
* Đồ thị của hàm số y = a.x (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
*Cách vẽ đt của hàm số y = a.x (a 0):
?3
- Vì đồ thị luôn đi qua gốc toạ đọ nên ta chỉ cần xác định thêm điểm E( 1 ; a) 
?4: Xét hàm số y = 0,5x
a. Với x = 2 y = 0,5.2 = 1
Vậy A(2; 1) thuộc đt hàm số y = 0,5x
b.Đường thẳng OA là đths y = 0,5x
*Nhận xét: (sgk – 71)
*Ví dụ 2:
Vẽ đồ thị hàm số y = -1,5x
Với x = -2 y = -1,5.(-2) = 3
Vậy A(-2; 3) thuộc đths y = -1,5x
- Vẽ hệ trục tọa độ 0xy
-Vẽ đường thẳng OA
- Đường thẳng OA là đồ thị hàm số
C. Củng cố
 ? Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì?
 ? Nêu dạng của đồ thị hàm số y = ax (a 0)?
D.Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học thuộc lí thuyết
 - Làm các bài tập: 41; 42; 43; 44; 45; 46; 47 SGK:
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
 Tiết 34: Luyện tập
I. Mục tiêu bài học:
- Củng cố khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị của hàm số y = a.x (a 0)
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = a.x (a 0). Biết kiểm tra điểm thuộc đồ thị, điểm không thuộc đồ thị hàm số. Biết cách xác định hệ số a khi biết đồ thị hàm số
- Thấy được ứng dụng của đồ thị trong thực tiễn
II. Chuẩn bị: 
Thày: Thước thẳng; phấn màu
Trò: Làm bài tập; thước thẳng
III. Các hoạt động dạy học:
A.ổn định tổ chức : Hs vắng
B.Kiểm tra bài cũ:
 ? Đồ thị của hàm số là gì?
 ? Nêu cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0)?
C.Bài mới:
? Xác định yêu cầu bài 41?
? Không vẽ đồ thị muốn biết các điểm A; B; C; D có thuộc đồ thị hay không ta làm như thế nào?
GV: 
M(x0; y0) thuộc đths y = ax
y0 = f(x0)
Gọi 3 học sinh thực hiện
HS: Nhận xét
GV: Sửa chữa; 
uốn nắn
? Đọc đề bài 42?
? Xác định hệ số a như thế nào?
? Hãy xác định tọa độ của A?
? Suy ra hoành độ; tung độ của A?
? Thay vào công thức y = ax rồi tính a?
? Hãy nêu cách xác định điểm trên đồ thị có hoành độ bằng ?
? Cách xác định điểm trên đồ thị có tung độ bằng –1?
HS: Đọc đề bài 44
GV:Gọi hs lên bảng vẽ đồ thị hàm số 
y= - 0,5 x.
HS: Lên bảng vẽ 
HS: Dưới lớp cùng vẽ 
GV: Quan sát hs làm bài 
HS: Nhận xét bài làm của bạn 
GV: Sửa lại sai sót nếu có.
GV: Gọi hs lên giải ý b và ý c
HS: Lên bảng làm 
HS: Dưới lớp cùng làm 
GV: Quan sát hs làm bài 
HS: Nhận xét bài làm của bạn 
GV: Sửa lại sai sót nếu có.
? Đọc đề bài 45?
? Viết công thức biểu diễn diện tích y (m2) theo x?
? Vì sao đại lượng y là hàm số của đại lượng x?
? Hãy vẽ đồ thị của hàm số y = 3x?
? Dựa vào đồ thị hãy cho biết diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu khi x = 3 (m); x = 4 (m)?
? Cạnh x bằng bao nhiêu khi diện tích y của hình chữ nhật bằng 6 (m2); 9 (m2)?
Luyện tập
1.Bài 41 (sgk – T72)
*XétA;Với x= 
Vậy A thuộc đồ thị hàm số y = -3x
 * Xét B
Với x = 
Vậy B không thuộc đồ thị hàm số y = -3x
* Xét C(0; 0)
Với x = 0 y = -3.0 = 0
Vậy C(0; 0) thuộc đồ thị hàm số y = -3x
2.Bài 42 (sgk- 72)
a. A có tọa độ là A(2; 1)
 x = 2; y = 1
Thay x và y vào công thức y = ax ta có:
1 = 2.a a = 
Vậy hệ số a = 
b. Điểm B có hoành độ bằng 
c. Điểm C có tung độ bằng –1
3.Bài 44 (sgk- 73)
- Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) = - 0,5x
Với x = 2 y = - 0,5.2 = -1
Vậy A(2; -1) thuộc đths y = f(x) = - 0,5x
Vẽ đường thẳng OA ta được đồ thị hàm số y = f(x) = - 0,5x
a. f(2) = -1; f(-2) = 1; f(4) = -2; f(0) = 0
b. y = -1 x = 2
y = 0 x = 0
y = 2,5 x = -5
c. y dương x âm; y âm x dương
4.Bài 45 (sgk- 73) y = 3x
Với x = 1 y = 3.1 = 3
Vậy B(1; 3) thuộc đồ thị hàm số y = 3x
Vẽ đường thẳng OB ta được đths y = 3x
a. Khi x = 3 y = 9 Diện tích 9 m2
x = 4 y = 12 Diện tích 12 m2
b. y = 6 y = 2 Cạnh 2 m
 y = 9 y = 3 Cạnh 3 m
D. Củng cố – Nhắc lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
E.Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc bài đọc thêm
 - Làm các bài tập 53 61 SBT
 - Trả lời các câu hỏi 1; 2; 3; 4 và làm các bài tập 48; 49; 50 phần ôn tập chương II
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
 Ngày.....tháng....năm 200
 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docDS7 -16.doc