Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 52: Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 52: Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số

HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này.

II>CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 6, tranh Giáo Sư Lê Văn Thiêm.

 HS: Bảng nhóm, xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp

- Hợp tác theo nhóm nhỏ

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 52: Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	 	 Ngày soạn:16/02/2009 
Tiết 52	 	 Ngày dạy:17/02/2009 
 Bài 2: GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
I>MỤC TIÊU:
	HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này.
II>CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 6, tranh Giáo Sư Lê Văn Thiêm.
	HS: Bảng nhóm, xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp
- Hợp tác theo nhóm nhỏ
IV> CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Kiểm tra:
HS1: Viết biểu thức đại số biểu thị:
a) Tổng của x và y
b) Tổng của a và b bình phương
c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y
HS2: Viết biểu thức đại số biểu thị:
a) Quãng đường đi được của 1 Oâtô trong thời gian t giờ với vận tốc 40 km/h
b) Chu vi hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là a(cm) và b(cm) 
- Hỏi thêm: Cho biết biến ở câu a và b
- Ở biểu thức 2(a + b) nếu hai cạnh của hình chữ nhật là 3 và 5 thì chu vi hình chữ nhật là bao nhiêu?
 Ta nói 16 là giá trị biểu thức 2(a + b) tại a = 3 va
 b = 5. Muốn hiểu rõ hơn ta vào bài mới
2 HS lên bảng trình bày
HS1: 
x + y
a + b2
(x + y)(x – y)
HS2:
40t (km)
2(a + b) (cm)
Câu a biến là t
Câu b biến là a và b
HS lên bảng tính
2(3 + 5) = 16 (cm)
13’
Hoạt động 2: Giá trị của một biểu thức đại số:
GV (cho HS thi tính nhanh): 
 Cho biểu thức: 3a+ b
-Yêu cầu mỗi nhóm trưởng chọn hai số a và b tuỳ ý rồi yêu cầu các thành viên trong nhóm thay và biểu thức đã cho và tính.
-Nhận xét bài làm của các nhóm.
-Giới thiệu giá trị của biểu thức.
-Cho HS làm bài tập ví dụ.
-Yêu cầu HS làm ?1
- Nhận xét, ghi điểm.
- Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào?
Các nhóm làm việc trong thời gian 4’
-Các nhóm báo cáo kết quả.
1 HS nêu cách tính, GV trình bày bài giải.
- 2 HS cùng lên bảng làm.
- HS còn lại làm vào vở bài tập.
- Nhận xét.
- Muốn tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
1. Giá trị của một biểu thức đại số:
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức:
3x2 + 4x – 7 tại x = 2
Giải
Thay x = 2 vào biểu thức đã cho, ta được:
3.22 + 4.2 – 7 = 13
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 + 4x – 7 tại x = 2 là 13.
?1 Giải
+ Thay x = 1 vào biểu thức 3x2 – 9x , ta được:
3.12 – 9.1 = - 6
Vậy –6 là giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = 1.
+ Tương tự, với x = thì giá trị của biểu thức là .
* Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến ta làm như sau:
- Thay các giá trị đã cho vào biểu thức
- Tính
12’
Hoạt động 3:Áp dụng:
- Yêu cầu HS làm ?2
GV(tổ chức trò chơi):
 Viết sẵn bài tập 6 (tr28-sgk) vào bảng phụ. Sau đó cho hai đội thi tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam.
Thể lệ thi:
-Chia làm hai đội, mỗi đội 5 người, xếp hàng lần lượt ở hai bên.
-Mỗi đội làm ở một nửa bảng, mỗi HS tính một giá trị của biểu thức rồi điền các chữ tương ứng vào các ô trống ở dưới.
-Bạn làm sau có thể sửa kết quả của bạn làm trước.
-Đội nào tính đúng và nhanh là thắng.
1 HS lên bảng làm.
Các đội tham gia thực hiện tính ngay trên bảng.
Các học sinh khác theo dõi và cổ vủ
2. Áp dụng:
?2 Giá trị của biểu thức x2y tại x = - 4 và y = 3 là:
(-4)2.3 = 48
Bài 6:
N: x2 = 32 = 9
T: y2 = 42 = 16
Ă: (xy + z) = (3.4 + 5) 
 = 8,5
L: x2 – y2 = 32 – 42 = (-7)
M: = = = = 5
Ê: 2.z2 + 1 =2.52 + 1= 51
H: x2 + y2 = 32 + 42 = 25
V: z2 – 1 = 52 –1 = 24
I: 2(y + z) = 2(4 + 5)= 18
Tên nhà toán học:
LÊ VĂN THIÊM
4’
-GV(nêu thêm về giải thưởng toán học LÊ VĂN THIÊM):
 Ông Lê Văn Thiêm (1918 – 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán học của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường Đại học ở châu Âu – Đại học Zurich (Thuỵ Sĩ, 1949). Giáo sư là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam như: GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, GS Nguyễn Văn Đạo, NGND Nguyễn Đình Trí, . . . Hiện nay, tên thầy được đặt tên cho giải thưởng toán học quốc gia của Việt Nam “Giải thưởng Lê Văn Thiêm”
3’
Hoạt động 5:Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập 7; 8; 9 (tr29-sgk tập II)
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
Xem trước bài mới: Bài 3: ĐƠN THỨC
HD: bài 7, 9 tương tự vd
Bài 8: Nếu gach lát nền có kích thước là 30cm và 30cm ta làm như sau:
 + đo chiều dài (m ) đo chiều chiều rộng (m)
 + Tính theo công thức sau: 
&Nhận xét:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 52.doc