Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau (Tiếp)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau (Tiếp)

- Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự

- Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau

B. Chuẩn bị:

Giáo viên: - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.

Học sinh: Thước thẳng , compa, thước đo độ

 

doc 23 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: -11-2008
 Tiết 20: Hai tam giác bằng nhau 
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự 
Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau 
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.
Học sinh: Thước thẳng , compa, thước đo độ
C. Tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Cho hai tam giác ABC và A’B’C’
A’
B’
C’
C
B
A
Hãy dùng thước chia khoảng và
Thước đo góc đễ kiểm nghiệm rằng trên hình ta có :
AB = A’B’, AC = A’C’,BC = B’C’
 A = A’ , B = B’ , C = C’
Hai tam giác ABC và A’B’C’ như vậy được gọi là hai tam giác bằng nhau
HS lên bảng thực hiện đo các cạnh và các góc của hai tam giác. 
Ghi kết quả :
AB = ; BC = ; AC =
A’B’ = ; B’C’ = ; A’C’ =
A = ; B = ; C =
A’ = ; B’ = ; C’ =
Hoạt động 2: Định nghĩa
* ABC và A’B’C’trên có mấy yếu tố bằng nhau ? Mấy yếu tố về cạnh ? Mấy yếu tố về góc ?
- Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh A’
 Tìm đỉnh tương ứng vớiđỉnh B? đỉnh C?
 Góc tương ứng với góc A là góc A’. Tìm góc tương ứng với góc B? Góc C?
Cạnh tương ứng với cạnh AB là cạnh A’B’
Tìm cạnh tương ứng với cạnh AC, BC?
Vậy hai tam giác bằng nhau là hai tam giác như thế nào?
HS : ABC và A’B’C’ trên có 6 yếu tố bằng nhau, 3 yếu tố về cạnh , 3 yếu tố về góc.
HS : Đọc SGK trang 110
* Hai đỉnh A và A’; B và B’; C và C’ gọi là hai đỉnh tương ứng
* Hai góc A và A’; B và B’; C và C’ gọi là hai góc tươnh ứng 
* Hai cạnh AB và A’B’; AC và A’C’; BC và B’C’ gọi là hai cạnh tương ứng 
Hai tam giác ABC và A’B’C’ có:
AB = A’B’, AC = A’C’,BC = B’C’
 A = A’ , B = B’ , C = C’
Suy ra ABC và A’B’C’ là hai tam giác bằng nhau
Hoạt động 3 : Kí hiệu
Các em đọc mục 2 kí hiệu tr 110
Người ta quy ước khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự 
Các em làm ?2 
( Đưa ?2 lên màn hình )
Các em làm ?3
( Đưa ?3 lên màn hình )
Cho ABC = DEF thì góc D tương ứng với góc nào ?
 Hãy tính góc A của ABC . 
Từ đó tìm số đo góc D
Treo bảng phụ
Bài 1:
Các câu sau đung hay sai ?
1) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau
2) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau , các góc bằng nhau
3) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có diện tích bằng nhau
Bài 3
Cho XEF = MNP
XE =3 cm; XF =4 cm; NP =3,5cm
Tính chu vi mỗi tam giác ?
 * Đầu bài cho gì ? hỏi gì?
Cách tính như thế nào ?
HS đọc sách
HS ghi bài vào vở
HS trả lời :
a) ABC = MNP
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M
Góc tương ứng với góc N là góc B 
Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP
c) ACB = MPN
AC = MP
B = N
HS :
Góc D tương ứng với góc A
Cạnh BC tương ứng với cạnh EF
Xét ABC có :
A + B + C = 1800 (theo định lý tông ba góc của tam góc )
A + 700 + 500 = 1800
A = 1800 - 1200 = 600 
D = A = 600
Sai
Sai
Sai
Bài 3
 Giải
XEF = MNP (gt)
XE = MN; EF = NP; XF = MP
mà XE =3 cm; XF =4 cm;
 NP =3,5cm
EF = 3,5 cm ; MN = 3 cm
MP = 4 cm
Chu vi XEF = XE + XF + EF
= 3 + 4 + 3,5 = 10,5 (cm)
Chu vi MNP = MN + MP + NP
= 3 + 4 + 3,5 = 10,5 (cm ) 
Hoạt động 4: Dặn dò
- Học thuộc, hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau 
- Biết viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác 
- Làm các bài tập :11, 12, 13, 14 trang 112 SGK
Ngày dạy -11-2008
 Tiết 21: luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để nhận biết hai tam giác bằng nhau, từ hai tam giác bằng nhau chỉ ra các góc tương ứng các cạnh tương ứng bằng nhau 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán 
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.
Học sinh: Thước thẳng , compa, thước đo độ
C. Tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS 1: Định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
Bài tập : Cho EFX = MNK như hình vẽ 
Hãy tìm số đo các yếu tố còn lại của hai tam giác?
 K
 F
 M 
 E X 
 N 
HS 2: Chữa bài tập 12 SGK Trang 112
HS 1: Định nghĩa :
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau 
Bài tập : Ta có 
EFX = MNK ( theo gt )
 EF = MN ; EX = MK ; FX = NK
 E = M ; F = N ; X = K 
( theo định nghĩa hai tam giác bằng nhau )
mà EF = 2,2; FX = 4 ; MK = 3,3
E = 900 ; F = 550 
 MN = 2,2 ; EX = 3,3 ; NK = 4
M = 900 ; N = 550 
X = K = 900 - 550 = 350 
 Học sinh nhận xét trả lời của bạn 
HS 2 làm:
ABC = HIK
Nên theo định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta có :
AB = HI ; BC = IK và B = I 
Mà AB = 2 cm ; BC 4 cm ; b = 400
Suy ra HIK có : HI = 2 cm ; IK = 4 cm ; I = 400
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Điền tiếp vào dấu ....để được câu đúng
1) ABC = C1A1B1 thì ......
2) A’B’C’ và ABC có
A’B’ = AB ; A’C’ = AC ; B’C’ = AC
A’ = A ; B’ = B ; C’ = C thì ....
3) MNK và ABC có 
NM = AC ; NK = AB ; MK = BC
N = A ; M = C ; K = B thì .....
Bài 12: (trang 112 SGK)
Bài 13 trang 112 SGK
Bài 14 trang 112 SGK
Bài 3 : Cho các hình vẽ sau hãy chỉ ra các tam giác bằng nhau trong mỗi hình
 Hình 1
 Hình 2
 Hình 3
 1 2
2 
HS đọc đề trong 2 phút, mỗi câu cho một đại diện HS trả lời , cả lớp nhận xét
1) ABC = C1A1B1 thì
AB = C1A1 ; AC = C1B1 ; BC = A1B1 
A = C1 ; B = A1 ; C = B1 
2) A’B’C’ và ABC có
A’B’ = AB ; A’C’ = AC ; B’C’ = AC
A’ = A ; B’ = B ; C’ = C thì A’B’C’ = ABC
3) MNK và ABC có 
NM = AC ; NK = AB ; MK = BC
N = A ; M = C ; K = B thì NMK = ACB
Bài 12: (trang 112 SGK)
Từ ABC = HIK ta có
AB = HI ; B = I ; BC = IK
Mà AB = 2 cm ; B = 400 ; BC = 4 cm (gt)
Vậy : HI = 2 cm ; I = 400 ; IK = 4 cm
Bài 13 trang 112 SGK
Từ ABC = DEF ta có
AB = DE ; AC = DF ; BC = EF
Mà AB = 4 cm ; BC = 6 cm ; DF = 5 cm
Vậy DE = 4 cm ; AC = 5 cm : EF = 6 cm
Chu vi ABC = AB + AC + BC = 4+5+6 = 15(cm)
Chu vi DEF = DE + DF + EF = 4 +5+6 = 15(cm)
Bài 14 trang 112 SGK
Đỉnh B tương ứng với đỉnh K
Đỉnh A tương ứng với đỉnh I
Đỉnh C tương ứng với đỉnh H
Vậy : ABC = IKH
Hình 1: ABC = A’B’C’( theo định nghĩa )
Vì : AB = A’B’ ; AC = A’C’ ; BC = B’C’
A = A’ ; B = B’ ; C = C’
Hình 2:
ABC EDF
Vì AB ED ; AC EF
Hình 3
ACB = BDA
Vì AC = BD ; CB = DA ; AB = BA
C = D ; CBA = DAB ; CAB = DBA
Hình 4
AHB = AHC
Vì AB = AC ; BH = HC ; AH là cạnh chung
A1 = A2 ; H2 = H1 ; B = C 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà
 Bài tập về nhà: 22, 23, 24, 25, 26 trang 100, 101 SBT
Ngày dạy: -11-2008
 Tiết 22 : Trường hợp bằng nhau thứ nhất 
 của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (C.C.C) 
A. Mục tiêu:
- Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác
- Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó . Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau 
- Rèn kỉ năng sử dụng dụng cụ , rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình . Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau
B. Chuẩn bị:
 GV : Giáo án , Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ
 HS : Thước thẳng, compa, thước đo góc. Ôn lại cách vẽ tam giác biết 3 cạnh
C. Tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? 
Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau không ta kiểm tra những điều kiện gì 
HS Trả lời :
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau .
* Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau không ta kiểm tra Ba cạnh tương ứng có bằng nhau không, ba góc tương ứng có bằng nhau không
Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết ba cạnh
Xét bài toán 1
Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm;
BC = 4cm; AC = 3cm
Một em nêu lại cách vẽ ABC ?
Bài toán 2: 
Cho ABC như hình vẽ . Hãy
a) Vẽ A’B’C’ mà A’B’ = AB,
B’C’ = BC, A’C’ = AC
b) Đo và so sánh các góc :
A và A’; B và B’ ; C và C’
Em có nhận xét gì về hai tam giác này ?
HS: - Vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ cung tròn tâm B bán kính 2 cm và cung tròn tâm C bán kính 3 cm 
- Hai cung tròn trên cắt nhau tại A
- Vẽ các đoạn thẳng AB, AC, ta được tam giác ABC cần vẽ
 2 cm 3 cm
 4 cm
HS vẽ A’B’C’ vào vở
 2cm 3cm
 4cm 
A = ...... A’ = .....
B = ...... B’ = ......
C = ....... C’ = ......
A = A’ ; B = B’ ; C = C’
ABC = A’B’C’ 
Hoạt động 3 : Trường hợp bằng nhau Cạnh - Cạnh - Cạnh
Qua hai bài toán trên ta có thể đưa ra dự đoán nào ?
Ta thừa nhận tính chất sau : 
“Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau”
Nếu ABC và A’B’C’ có
AB = A’B’; AC = A’C’; BC = B’C’
Thì kết luận gì về hai tam giác này ?
Kí hiệu : Trường hợp bằng nhau Cạnh - Cạnh - Cạnh (c.c.c)
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
Nếu ABC và A’B’C’ có
AB = A’B’
AC = A’C’
BC = B’C’
Thì ABC = A’B’C’ (c.c.c)
Hoạt động 4: Củng cố
Bài 16 SGK (bảng phụ)
Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác
Bài 17 SGK (bảng phụ)
Chỉ ra các tam giác bằng nhau trên mỗi hình 
HS thực hiện trên vở 
Một học sinh lên bảng làm
A = B = C = 600
 3 cm
Hình 68 Hình 69
Bài 17 SGK Hình 70
Hình 68 có
ABC = ABD vì có 
Cạnh AB chung; 
AC = AD ; BC = BD
Hình 69:
QMP = NPM vì có :
QM = NP; QP = NM; MP = PM
Hình 70:
EHK = IKH vì có :
EH = IK; EK = IH; HK = KH 
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà cần rèn luyện kĩ năng vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh
- Bài tập về nhà : 15,18,19 SGK
Ngày dạy: 24-11-2007
Tiết 23 : Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức : Trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh - cạnh - cạnh qua rèn kĩ năng giải một số bài tập.
Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc bằng nhau
Rèn kĩ năng vẽ hình , suy luận , kĩ năng vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và campa
B. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, campa
HS : Thước thẳng, thước đo góc, campa
C. Tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS 1 : Vẽ tam giác MNP
Vẽ tam giác M’N’P’sao cho M’N’ = MN ; 
M’P’ = MP ; N’P’ = NP
HS 2 : Chữa bài tập 18 SGK
( GV đưa đề bài lên bảnh phụ )
HS1: Vẽ hình
HS 2:
1) AMB vàANB
 GT MA = MB
 NA = NB
 KL AMN = BMN
2) 
Sắp xếp các câu một cách hợp lý để giải bài toán trên là : d; b; a; c
AMB vàANB có :
MN cạnh chung
MA = MB (gt)
NA = NB ( gt) 
Do đó AMN = BMN (c.c.c)
Suy ra AMN = BMN (hai góc tương ứng )
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 19 SGK trang 114
Các em vẽ hình 72 SGK bằng cách sau :
- Vẽ đoạn thẳng DE 
- Vẽ hai cung tròn ( D; DA ); ( E; EA ) sao c ... hữa
Dạy ngày: -12-2008
Tiết 28: trường hợp bằng nhau thứ ba
của tam giác góc- cạnh – góc (G-c-g)
A. Mục tiêu:
- HS nắm được trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác. Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của hai tam giác vuông 
- Biết cách vẽ một tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó
- Bước đầu biết sử dụng trường hợp bằng nhau (g.c.g), trường hợp cạnh huyền - góc nhọn của tam giác vuông. Từ đó suy ra các cạnh tương ứng, các góc tương ứng bằng nhau
B. Chuẩn bị:
 GV : Giáo án , thước thẳng , compa, thước đo độ, bảng phụ
 HS : Thước thẳng , compa, thước đo độ. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c.c.c), (c.g.c)
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
ABC = A’B’C’ (c.c.c) và (c-g-c) nếu có điều gì?
* Trường hợp (c. c. c)
Nếu ABC và A’B’C’có :
AB = A’B’, BC=B’C’, AC=A’C’
Thì ABC = A’B’C (c. c. c)
* Trường hợp (c. g. c)
Nếu ABC và A’B’C’có :
AB = A’B’, B = B’, BC = B’C’
Thì ABC = A’B’C (c. g. c)
Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề
Treo bảng phụ:
Bài toán : Vẽ tam giác ABC biết 
BC = 4cm; B = 600; C = 400 
Các em nghiên cứu các bước làm trong SGK
Các bước làm :
* Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
* Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ tia Bx và Cy sao cho
CBx = 600 ; BCy = 400
Tia Bx cắt tia Cy tại A. 
Ta được ABC
 Lưu ý :Trong ABC , góc B và góc C là hai góc kề cạnh BC. 
Để cho gọn , khi nói một cạnh và hai góc kề, ta hiểu hai góc này là hai góc ở vị trí kề cạnh đó 
- Tìm hiểu thông tin ở SGK
- 1 HS đọc to các bước vẽ
- 1 HS lên bảng vẽ
Hoạt động 3: Trường hợp bằng nhau góc cạnh góc
Yêu cầu HS làm ?1
Vẽ tam giác A’B’C’ có 
B’C’ = 4cm; B’ = 600; C’ = 400
Em hãy đo và cho nhận xét về độ dài cạnh AB và A’B’?
Khi có AB = A’B’(do đo đạc) em có nhận xét gì về hai tam giác ABC và A’B’C’?
Qua thực tế, ta thừa nhận tính chất cơ bản sau:
“Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau”
Một em nhắc lại tính chất ?
ABC và A’B’C’bằng nhau theo trường hợp góc cạnh góc khi nào ?
Yêu cầu HS làm ?2
Tìm các tam giác bằng nhau ở mỗi hình 94, 95, 96(GV đưa đề bài lên bảng phụ)
- Hoạt động nhóm
Cả lớp vẽ A’B’C’vào vở
HS đo trên vở của mình
Một học sinh lên bảng đo và rút ra nhận xét :
AB = A’B’
ABC và A’B’C’có
BC = B’C’ = 4cm
B = B’ = 600
AB = A’B’(do đo đạc)
ABC = A’B’C’(c.g.c) 
- Nhắc lại tính chất:
Nếu ABC và A’B’C’có
B = B’ ; BC = B’C’; C = C’
Thì ABC = A’B’C’(g.c.g)
HS làm ?2: Giải thích
Hình 94: ABD = CDB (g.c.g)
Hình 95: OEF = OGH (g.c.g)
Hình 96: ABC = EDF (g.c.g)
Hoạt động 4: Hệ quả
- Treo bảng phụ: 
Nhìn vào hình 96 em hãy cho biết hai tam giác vuông bằng nhau khi nào ?
Đó chính là trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác vuông 
Ta có hệ quả 1: (SGK trang 122)
Ta xét tiếp hệ quả 2: 
Một em đọc hệ quả 2?
Các em vẽ hình vào vở
Nhìn vào hình vẽ,cho biết GT,KL 
Hãy chứng minhABC = DEF
Một học sinh đọc hệ quả 1 tr 122
Một học sinh đọc hệ quả 2 tr 122
1 HS lên viết GT, KL của định lý
1 HS khác lên chứng minh
 C = 900 -B 
 F = 900- E
Ta lại có B = E (gt) suy ra C = F
Từ đó suy raABC=DEF(gcg)
Hoạt động 5: Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại trường hợp bằng nhau (g-c-g)
- Nhắc lại 2 hệ quả
Bài tập 34 (T123- SGK)
- Nhắc lại
- Làm bài tập:
Hình 98: ABC = ABD (g.c.g)
Vì: CAB=DAB
 AB chung
 ABC=ABD
Hình 99: ABD = ACE (g.c.g)
ABD=ACE (bù với hai góc bằng nhau)
BD=CE (gt)
D = E
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc và hiểu rỏ trường hợp bằng nhau g-c-g của hai tam giác. BT về nhà:
- Bài tập về nhà: 33,35 (SGK- Tr123)
Dạy ngày: 20 -12-2008
Tiết 29: luyện tập
A. Mục tiêu:
- HS nắm được trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác. Biết vận dụng trường hợp bằng nhau góc cạnh góc của hai tam giác để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của hai tam giác vuông 
- Bước đầu biết sử dụng trường hợp bằng nhau (g.c.g), trường hợp cạnh huyền - góc nhọn của tam giác vuông. Từ đó suy ra các cạnh tương ứng, các góc tương ứng bằng nhau
B. Chuẩn bị:
 GV : Giáo án , thước thẳng , compa, thước đo độ, bảng phụ
 HS : Thước thẳng , compa, thước đo độ. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c.c.c), (c.g.c)
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bai cũ.
HS1: Phát biểu trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc ?
Giải bài tập 35 trang 123
Để chứng minh OA = OB ta phải làm
 sao ?
 b) Để chứng minh CA = CB ta phải làm sao? 
SHS2: Chữa bài tập 36(SGK- Trang 123)
Giải bài tập 35 trang 123
a) Hai tam giác vuông AOH và BOH có
Ô1 = Ô2 ( vì Ot là tia phân giác )
OH là cạnh chung
Suy ra AOH = BOH ( theo hệ quả )
Vậy OA = OB ( hai cạnh tương ứng )
b) Hai tam giác AOC và BOC có :
OA = OB ( chứng minh trên )
Ô1 = Ô2 ( vì Ot là tia phân giác )
OC là cạnh chung
Suy ra AOC = BOC ( c-g-c )
Vậy CA = CB ( hai cạnh tương ứng )
Và OAC = OBC ( hai góc tương ứng )
HS2: Xét OAC và OBD có:
OA = OB
 chung
Dó đó OAC = OBD (G.C.G)
AC = BD (Căp cạnh tương ứng)
Hoat động 2: Luyện tập
Phát biểu hệ quả 1, hệ quả 2 của tính chất.
Bài tập 40(SGK)
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT và KL.
Để so sánh BE và CF ta phải làm gì?
GV: Cho 1 HS lên trình bày.
Bài 41(SGK) HS đọc đề bài,vẽ hình, ghi GT và KL.
Muốn CM được ID = IE = IF ta cần CM điều gì?
GV cho HS lên bảng trình bày.
SS
HD: Xét hai tam giác vuông BME và
 CMF có:
 BM = MC (GT)
 (đối đỉnh)
 Do đó BME = CMF (cạnh huyền, góc nhọn)
 BE = CF (hai cạnh tương ứng)
 HD: BID = BIE (cạnh huyền-góc nhọn)
ID = IE.
 CIE = CIF (cạnh huyền-góc nhọn)
 IE = IF
 Vậy ID = IE = IF.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Hệ thống lại bài học.
HS: Nhắc lại tính chất, hệ quả.
Hoạt động 4: Hướng dẩn học ở nhà:
Xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà:42, 43, 44 (SGK tr124-125)
Dạy ngày: -12-2008
Tiết 30: ôn tập học kỳ I
A. Mục tiêu:
* Ôn tập một cách hệ thống kiến thức lý thuyết của học kỳ I về khái niệm, định nghĩa, tính chất ( hai góc đối đỉnh , đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, tổng các góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau thứ nhất c.c.c và trường hợp bằng nhau thứ hai c.g.c của hai tam giác )
* Luyện tập kĩ năng vẽ hình , phân biệt giả thiết kết luận bước đầu suy luận có căn cứ của học sinh 
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi câu hỏi ôn tập và bài tập, thước kẻ, campa, êke
HS : Làm các câu hỏi và bài tập ôn tập, thước kẻ, campa, êke
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
-Thế nào là hai góc đối đỉnh? vẽ hình?
Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh? 
Chứng minh tính chất đó?
-Thế nào là hai đường thẳng song song ?
- Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (đã học) ?
- Vẽ hình minh họa ?
- Yêu cầu HS vẽ hình
- Cụ thể như thế nào?
- Phát biểu tiên đề Ơclít vẽ hình minh họa 
- Phát biểu định lý hai đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ ba 
- Định lý này và định lý về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song có quan hệ gì ?
- Định lý và tiên đề có gì giống nhau? có gì khác nhau?
Ôn tập một số kiến thức về tam giác .
- Phát biểu định lý tổng ba góc của tam giác ?
- Định nghĩa góc ngoài của tam giác ?
 Phát biểu định lý về tính chất góc ngoài của tam giác ?
- Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác ?
HS : Phát biểu định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh (SGK)
 a GT Ô1và Ô2 đối 
 đỉnh
 b O KL Ô1 = Ô2
HS chứng minh miệng lại tính chất hai góc đối
HS : Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung 
* Các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song :
1) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b có:
- Một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc 
Một cặp góc đồng vị bằng nhau hoặc
Một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì a // b
 A1 = B1 
Hoặc A2 = B1 
Hoặc A1 + B3 = 1800 
HS phát biểu định lý tính chất của hai đường thẳng song song 
- Hai định lý này ngược nhau : GT của định lý này là KL của định lý kia và ngược lại 
- Định lý và tiên đề đều là tính chất của các hình, là các khẳng định đúng 
Định lý được chứng minh từ các khẳng định được coi là đúng. 
Tiên đề là những khẳng định được coi là đúng, không chứng minh được 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 
a) Vẽ hình theo trình tự sau :
- Vẽ ABC 
- Qua A vẽ AH BC ( H BC)
- Từ H vẽ HK AC (K AC)
- Qua K kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E
b) Chỉ ra các cặp góc bằng nhau trên hình, giải thích ?
c) Chứng minh AH EK 
d) Qua A vẽ đường thẳng m vuông góc với AH 
Chứng minh m // EK
Các em hoạt động nhóm để làm câu c, d
 ABC 
 AH BC ( H BC)
 GT HK AC (K AC)
 KE // BC (EAB)
 Am AH
 b) Chỉ ra các cặp góc bằng 
 KL c) AH EK 
 d) m // EK
b) E1 = B1 (hai góc đồng vị của EK // BC)
 K2 = C1 (hai góc đồng vị của EK // BC)
 K1 = H1 (hai góc so le trong của EK // BC)
 K2 = K3 (hai góc đối đỉnh)
 AHC = HKC = 900 
c) AH BC(GT)
 EK//BC
Suy ra AH EK
(Quan hệ giữa tính vuông góc và song song )
d) m // EK
(Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba )
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà 
Ôn lại các định nghĩa, định lý, tính chất đã học trong học kỳ
Rèn kỷ năng vẽ hình, ghi GT và KL
Làm bài tập: 45,47 SBT
Tiết sau ôn tập
Dạy ngày: -01-2009
Tiết 32: trả bài kiểm tra học kỳ I 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những phần kiến thức mà mình đang còn yếu để ôn tập lại kỷ hơn
- Thấy được những sai sót trong bài kiểm tra để sữa chữa.
- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của mình
B. Chuẩn bị:
GV: Đáp án và những sai sót của HS
HS : Chuẩn bị trước bài làm lại
C. Tiến trình dạy học:
I/ Giáo viên chữa bài: (có ở đáp án)
II/ Nhấn mạnh những sai sót trong bài hình
Sai ở vẽ hình:
+Không lấy đúng góc A bằng 90 độ, hoặc lấy sang góc khác có số đo 90 độ.
+ Lấy trung điểm M sai hoặc không lấy được trung điểm
+ Không vẽ được tia đối của tia MC nên không lấy được điểm B.
- Phần GT và KL hầu như ghi đúng
- Phần Chứng minh: 
a, Không lý giải 2 cạnh, hay 2 góc bằng nhau theo GT
Không nói rõ hai tam giác bằng nhau theo trường hợp nào
 Khi xét hai tam giác có các yếu tố bằng nhau theo giả thiết cho mà không lý giải
Hai tam giác chưa đủ yếu tố bằng nhau vẫn kết luận bằng nhau
Một số HS vẽ hình sai hoặc không vẽ được hình vẫn có bài chứng minh.
b, Từ hai tam giác bằng nhau không suy ra được 2 góc tương ứng bằng nhau để suy 
 tiếp AB//CD
C, Không lấy được hai tia phân giác của hai góc ABC và ADC.
 Không sử dụng được tính chất “tổng ba góc trong tam giác” để chứng minh 
 được 
III/ Yêu cầu HS về trình bày lại ( Xem như một bài tập)
 GV hướng dẩn: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Hinh Q2s.doc