Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 27: Luyện tập 2 (Tiếp)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 27: Luyện tập 2 (Tiếp)

-Mục tiêu:

KT: - Củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c.c.c và c.g.c)

KN: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c.g.c) để chỉ ra hai tam giác bằng nhau. Từ đó chỉ ra hai cạnh và hai góc tương ứng bằng nhau.

 - HS có kĩ năng vẽ hình và chứng minh bài tập lôgic, lập luận chặt chẻ

TĐ: - Phát huy trí lực của HS

B- Phuơng pháp : Nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 27: Luyện tập 2 (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/11. /2005
Tiết 27 LUYỆN TẬP 2 
A-Mục tiêu:
KT: - Củng cố các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c.c.c và c.g.c)
KN: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác (c.g.c) để chỉ ra hai tam giác bằng nhau. Từ đó chỉ ra hai cạnh và hai góc tương ứng bằng nhau.
 - HS có kĩ năng vẽ hình và chứng minh bài tập lôgic, lập luận chặt chẻ
TĐ: - Phát huy trí lực của HS
B- Phuơng pháp : Nêu và giải quyết vấn đề
C- Chuẩn bị của thầy và trò
 1-GV: Thước thẳng, com pa, phấn màu, bảng phụ ghi bài tập.
 2-HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
D-Tiến trình dạy học:
(1’) I-Ổn định lớp: 7D: 7E:
 7G:
(8’) II-Bài cũ:
 HS1: Làm bài tập 30 (tr120 sgk)
 III-Bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài dạy
15’
15’
Bài tập 31 (sgk)
GV: Đưa đề bài lên bảng phụ
 HS: đọc đề bài, vẽ hình và ghi GT,KL
GV:Hướng dẩn vẽ hình
Thế nào là đường trung trực của doạn thẳng?
GV:Có nhận xét gì về hai tam giác AMI và BMI?
HS: Hai tam giác đó bằng nhau
GV: Vậy MA và MB như thế nào với nhau?
HS: MA=MB
GV: Hai tam giác trên có những yếu tố nào bằng nhau?
GV: Gọi 1 HS lên Chứng minh
GV:Đưa đề bài lên bảng phụ
HS: Đọc đề bài tập và vẽ hình vào vở
GV: gọi 1 HS lên bảng ghi GT,KL
GV: Trên hình vẽ có những tia phân giác nào? 
HS: Tia BH là tia phân giác góc ABK
 Tia CH là tia phân giác góc ACK
GV: Hướng dẩn HS chứng minh điều đó
 AHB = KHB
 ß
 ÐABH=ÐKBH 
 ß
 Vậy BH là tia phân giác góc ABK 
Tương tự: AHC = KHC
 ß
 ÐACH=ÐKCH 
 ß
 Vậy CH là tia phân giác góc ACK 
GV: gọi 2 HS lên bảng chứng minh
HS: nhận xét bài làm của bạn
GV: Đánh giá và cho điểm
Bài 31:
Giải:
AMI và BMI có: 
IA=IB (gt)
ÐAIM=ÐBIM=900
MI: cạnh chung
=> AMI= BMI (c.g.c)
Suy ra: MA=MB (hai cạnh tương ứng)
Bài 32: 
Giải:
Xét AHB và KHB có:
 HA=HK (gt) 
 ÐAHB=ÐKHB=900
 BH: cạnh chung
 Suy ra: AHB = KHB(c.g.c)
ÐABH=ÐKBH (hai góc t/ư)
Vậy BH là tia phân giác góc ABK 
 Tương tự,AHC và KHC có: 
 HA=HK (gt) 
 ÐAHC=ÐKHC=900
 CH: cạnh chung
 Suy ra: AHC = KHC(c.g.c)
ÐACH=ÐKCH (hai góc t/ư) 
 Vậy CH là tia phân giác góc ACK 
 (4’)IV. Củng cố:
Nhắc lại hai trường hợp bằng nhau của tam giác ta đã học.
Khắc sâu các bài tập đã giải
(2’)V- Dặn dò
 - Làm bài tập 35,39,47 (SBT)
 - Xem trước bài: Trưòng hợp bằng nhau thứ ba của tam giác g.c.g 
 VI- Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh27.doc