Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 28 - Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc (g-C-g)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 28 - Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc (g-C-g)

- Nắm được trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc của hai tam giác. Biết vận dụng trường hợp bằng nhau g-c-g của hai tam giác để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền-góc nhọn của hai tam giác vuông.

- Biết cách vẽ một tam giác biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó.

- Bước đầu biết sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác g-s-g Trường hợp cạnh huyền góc nhọn của tam giác vuông. Từ đó suy ra các cạnh tương ứng, các góc tương ứng bằng nhau.

II. Chuẩn bị

GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc, compa, phấn màu, bảng phụ.

HS: SGK, thước thẳng, compa, thước đo góc,

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 28 - Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc (g-C-g)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 	§3. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA CỦA TAM GIÁC
	 GÓC – CẠNH – Góc (G-C-G)
Mục tiêu
Nắm được trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc của hai tam giác. Biết vận dụng trường hợp bằng nhau g-c-g của hai tam giác để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền-góc nhọn của hai tam giác vuông.
Biết cách vẽ một tam giác biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó.
Bước đầu biết sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác g-s-g Trường hợp cạnh huyền góc nhọn của tam giác vuông. Từ đó suy ra các cạnh tương ứng, các góc tương ứng bằng nhau.
Chuẩn bị
GV: SGK, thước thẳng, thước đo góc, compa, phấn màu, bảng phụ. 
HS: SGK, thước thẳng, compa, thước đo góc, 
Tiến trình dạy học
1\ Ổn định lớp:
2\ Kiểm tra bài cũ:
HS1: phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất c-c-c của hai tam giác. Minh hoạ qua ABC và A’B’C’.
HS2: phát biểu trường hợp bằng nhau thứ hai c-g-c của hai tam giác. Minh hoạ qua ABC và A’B’C’.
GV: Nếu ABC và A’B’C’có ; AB = A’B’; thì hai tam giác đó có bằng nhau không? Đó là nội dung bài học hôm nay.=> bài mới.
HS1: phát biểu trường hợp bằng nhau c-c-c
	ABC và A’B’C’ có:
	 AB = A’B’
	 AC = A’C’
	 BC = B’C’
	=> ABC và A’B’C’(c-c-c)
HS2: phát biểu trường hợp bằng nhau c-g-c
	ABC và A’B’C’ có:
	 AB = A’B’
	 AC = A’C’
	=> ABC và A’B’C’(c-g-c)
3\ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HOẠT ĐỘNG 1 :
VẼ TAM GIÁC BIẾT MỘT CẠNH VÀ HAI GÓC KỀ 
- Bài toán: Vẽ ABC biết BC =4cm,; 
 GV cho HS đọc SGK và nêu cách vẽ.
 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ hình vào vở.
Chú ý: Ta gọi góc B và góc C là hai góc kề của cạnh BC. Khi nói một cạnh và hai góc kề, ta hiểu hai góc này là hai góc ở vị trí kề cạnh đó.
- Trong ABC, cạnh AB, AC kề với những góc nào?
Cách vẽ:
-Vẽ BC = 4cm.
- trên cùng một nữa mặt phẳng bờ BC, vẽ các tia Bx, Cy sao cho ; .
-Hai tia này cắt nhau tại A ta được ABC.
* HOẠT ĐỘNG 2 : TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU GÓC – CẠNH - GÓC 
?1 HS lên bảng vẽ A’B’C’
gọi Hs đo và so sánh hai cạnh AB và A’B’.
 ABC và A’B’C’ có bằng nhau không?Vì sao?
.
-GV: Qua thực tế, ta thừa nhận tính chất: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
GV viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau. Hs viết vào vở
- Gọi HS nêu các trường hợp còn lại về sự bằng nhau của hai tam giác ABC và A’B’C’ (g-c-g)
?2 HS trả lời miệng
 ?1 HS ve hình, đo canh AB và A’B’ và so sánh: AB = A’B’
 Vậy ABC = A’B’C’ (c-g-c)
 Nếu ABC và A’B’C’ có:
	BC = B’C’
 Thì ABC = A’B’C’ (g-c-g)
?2 Hình 94: ABD=CDB(g-c-g)
 Hình 95 EFO = GHO(g-c-g)
 Hình 96 ABC = EDF (g-c-g)
* HOẠT ĐỘNG 3 : HỆ QUẢ 
Dựa vào hình vẽ 96, hai tam giác vuông bằng nhau khi nào? => hệ quả 1
-GV vẽ hình 97 lên bảng, HS vẽ vào vở.
 Gọi HS nêu GT-Kl và chứng minh. Từ đó HS rút ra được hệ quả 2:
Hệ quả 2: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
 * Hệ quả 1: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
GT ABC, 
 A’B’C’ 
 BC = EF; 
KL ABC = A’B’C’
CM : (SGK)
 ABC và A’B’C’ có:
	 (gt)
	BC = B’C’ (gt)
 Do đó: ABC = A’B’C’ (g-c-g)
* HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ 
-Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ ba của hai tam giác? Hai hệ quả về trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông?
Bài 34-123 (SGK) GV vẽ hình trong bảng phụ.
HS nhìn hình và nêu các tam giác bằng nhau.
-HS trả lời.
Bài 34-123(SGK)
Hình 98: ABC = ABD (g-c-g)
Hình 99: ADB = AEC (g-c-g)
 ADC = AEB (g-c-g)
4\ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Nắm vững cách vẽ tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề với nó. Biết vẽ tam giác bằng với tam giác đã cho theo trường hợp g-c-g
Thuộc và nắm vững trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác và áp dụng vào tam giác vuông (hai hhệ quả).
Bài tập 35; 36; 37; 38/123-124(SGK) 
Tiết sau ôn tập học kì. Oân lại các kiến thức hình học đã học trong chương I và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 
IV\ Rút kinh nghiệm:..........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28.doc