Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 6 : Hai đường thẳng song song (Tiếp)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 6 : Hai đường thẳng song song (Tiếp)

-Mục tiêu:

 - KT: Nắm lại thế nào là hai đường thẳng song song (lớp 6). Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, đồng thời vẽ được hai đường thẳng song song

 -KN: Rèn luyện học sinh vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó

 -TĐ: HS hiểu rỏ ý nghĩa hai đường thẳng song song trong thực tế khoa học . Sự cần thiết nhất hai đường thẳng song song?

B- Phuơng pháp : Nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 6 : Hai đường thẳng song song (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 /9/2005
Tiết 6 : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A-Mục tiêu:
 - KT: Nắm lại thế nào là hai đường thẳng song song (lớp 6). Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, đồng thời vẽ được hai đường thẳng song song
 -KN: Rèn luyện học sinh vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó
 -TĐ: HS hiểu rỏ ý nghĩa hai đường thẳng song song trong thực tế khoa học . Sự cần thiết nhất hai đường thẳng song song?
B- Phuơng pháp : Nêu và giải quyết vấn đề 
C- Chuẩn bị :
 1-GV: Thước thẳng, com pa, eke, SGK.
 2-HS: Thước thẳng, com pa, eke, SGK.
D-Tiến trình dạy học:
 I-Ổn định lớp:(1’) 7D: 7E:.. 
 7G: 
 II-Bài củ:(7’) Nêu t/c về góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng?
 Cho hình vẽ: Góc A4=500 
 Ghi số đo các góc còn lại?
 III-Bài mới:
TG
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức lớp 6
6’
GV:Hai đường thẳng phân biệt có thể xảy
 ra các trường hợp nào?
 ? Thế nào là hai đường thẳng song song?
 ? Bằng cách nào để biết được hai đường
 thẳng song song? → dấu hiệu
HS: Hai đưòng thẳng phân biệt có thể 
song song có thể cắt nhau.
 -Hai đường thẳng song song là hai 
đường thẳng không có điểm chung 
Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
15’
GV: cho h/s quan sát H17 trên bảng phụ
Và dự đoán các đường thẳng các đường thẳng nào song song với nhau?
? Các góc bằng nhau thuộc cặp góc gì?
GV: Nếu 1 cặp góc so le (1 cặp góc đồng vị) bằng nhau song song. Ta thừa nhận tính chất sau (sgk)
HS: 
 H a: a và b song song với nhau
 H b: e và f không song song với nhau
 H c: m và n song song với nhau
HS: Đọc tính chất (sgk)
* c hai đường thẳng a,b tạo thành 1cặp góc so le trong (1 cặp góc đồng vị) bằng nhau thì a song song với b. Kí hiệu: a // b
Hoạt động 3: Vẽ hai đường thẳng song song
10’
GV: yêu cầu h/s làm ?2
 GV: Hướng dẩn tường minh cách vẽ như hình 18,19 (sgk)
* Chú ý :Sử dụng ê ke và thước kẻ
 - Dùng các góc nhọn của êke để vẽ cặp góc sole trong (cặp góc đồng vị) bằng nhau.
HS: Làm ?2
IV- Luyện tập - Củng cố: (5’) 
 *Cho HS làm bài tập 24, 25 (tr 91 sgk) 
 *Khắc sâu về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
 Kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song bằng êke và thườc thẳng.
V- Dặn dò: (1’)
 - Học thuộc các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
 - Làm bài tập 26 → 30 (tr91,92sgk)
 - Tiết sau luyện tập 
VI- Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • doct6.doc