Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 19: Luyện tập (tiếp)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 19: Luyện tập (tiếp)

- Củng cố để học sinh nắm vững chắc về tổng của 3 góc trongtam giácác , góc ngoài và các tính chất của nó .

-Rèn kỹ năng trình bày bài tập cho học sinh .

II. CHUẨN BỊ:

* Thày: Nghiên cứu tài liệu , soạn kỹ giáo án , chuẩn bị một số đồdùng cần thiết .

* Trò: Học bàicũ , làm các bài tập đầy đủ , chuẩn bị đày đủ đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 19: Luyện tập (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tuần : 10 
Tiết: 19 - Đ Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố để học sinh nắm vững chắc về tổng của 3 góc trongtam giácác , góc ngoài và các tính chất của nó .
-Rèn kỹ năng trình bày bài tập cho học sinh .
II. Chuẩn bị:
* Thày: Nghiên cứu tài liệu , soạn kỹ giáo án , chuẩn bị một số đồdùng cần thiết .
* Trò: Học bàicũ , làm các bài tập đầy đủ , chuẩn bị đày đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp: Hs vắng:
B. Kiểm tra bài cũ:
 Kết hợp với luyện tập .
C. Bài mới:
Hoạt động thày và trò
Nội dung
Tiết học hôm nay ta đi giải một số bài tập trong SGK / 109 .
? Tìm góc x trong hình 55 .
? Tìm x trong hình 56 
HS: Thảo luận nhóm ít phút .
HS: Lên bảng trình bày .
Lưu ý : Khi hs chưa thực hiện được , giáo viên có thể hướng dẫn từng hình vẽ sau đó mới thực hiện .
H57,58 hs tự làm.
1.Bài 6. GV: treo bảng phụ vẽ hình 55,56 lên bảng.
H55: Ta có góc HAI + HIK = 900 ( vì góc H = 900)
=>HIK = 900 – A = 900 – 400 = 500 
Mà HIA = KIB ( Vì hai góc đối đỉnh )
=>KIB = 500 . Trong tam giác vuông IKB có KIB + KBI = 900 (Định lí)
=> KBI = 400.Hay số đo x = 400.
Tương tự như trên ta có số đo góc x ở hình 56 bằng 650.
? Đọc đề bài tập 7/ 109 
GV vẽ hình lên bảng .
? Thế nào là 2 góc phụ nhau .
? Tìm 2 góc phụ nhau trong hình vẽ .
? Nhận xét bài làmcủa bạn .
GV : Nhận xét, uốn nắn sai xót nếu có .
? Tìm các góc nhọn bằng nhau , giải thích vì sao .
2.Bài tập 7/109
a.Các góc phụ nhau là : B và C ; B và BAH; C và HAC.
b.B = HAC vì cùng phụ với BAH.
 C = BAH vì cùng phụ với HAC.
GV : Nhận xét, uốn nắn sai xót nếu có .
Làm bài tập 8/109 .
GV vẽ hình .
Học sinh : Ghi giả thiết và kết luận của bài tập .
? Nhận xét phần ghi giả thiết và kết lụân của bạn .
3.Bài 8/sgk t109
GT: Tam giác ABC có B = C = 400 
 Ax là phân giác của góc ngoài tại A
KL: Ax // BC
? Hãy chứng tỏ Ax // BC .
( Nếu học sinh chưa làm được , giáo viên có thể hướng dẫn theo câu hỏi ).
? Để có Ax // BC cần có điều kiện gì .
( xAC = C )
HS: chứng minh
? Nhận xét bài làm của bạn .
GV : Nhận xét , uốn nắn sai xót nếu có .
Làm bài tập 9/ 109 .
GV Hướng dẫn học sinh thực hiện .
-Dụng cụ : Thước vẽ chữ T , thước đo độ 
HS: Tự trình bày bài tập 
 Ta có CAB +C + B = 1800 ( Đl)
Mà B = C = 400 
 => CAB = 1800 – 800 = 1000 
Mặt khác :CAB + CAy = 1800 vì đó là hai góc kề bù .
=> CAy = 1800 – 1000 = 800 
Mà Ax là phân giác của góc CAy nên 
Góc xAC = 800 : 2 = 400 
Vậy Góc xAC = góc C = 400 
=> Ax // BC.
4.Bài 9/ 109
Kết quả : Góc MOP = 320
D. Củng cố:
 ? Thế nào là góc ngoài của tam giác .
 ? THế nào là hai góc phụ nhau .
 ? Nêu tính chất về tổng3 góc của tam giác .
 ? Nêu tính chất về gócngoài của tam giác , góc phụ nhau .
E. Dặn dò:
 -Xem lại các bài tập đã chữa , làm tiếp bài tập 9
 -Học theo vở ghi và SGK 
 -Chuẩn bị bài mới .
*IV.Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 
Tiết: 20 - Đ Hai tam giác bằng nhau
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh cần hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau .
- Biết viết ký hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng thứ tự , biết sử dụng định nghĩ hai tam giác bằng nhua để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau , các góc bằng nhau .
- Rèn luyện khả năng phán đoán , nhận xét để kết luận hai tam giác bằng nhau . Rèn tính cẩn thận , chính xác khi suy ra các đoạn thẳng bằng nhau .
II. Chuẩn bị:
Thầy : nghiên cứu tài liệu và soạn kỹ giáo án , chuản bị đủ các đồ dùng cần thiết .
Trò : Học thuộc bài cũ , làm đầy đủ các bài tập , chuản bị bài mới , có đủ đồ dùng học tập .
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng của học sinh
C. Bài mới:
Hoạt động thày và trò
Nội dung
Ta đã biết sự bằng nhau của 2 đoạn thẳng , sự bằng nhau của hai góc , vậy hai tam giác có bằng nhua không , ta nghiên cứu bài hôm nay .
GV yêu cầu học sinh làm ? 1 SGK .
Học sinh đo để kiểm tra lại thấy:
AB = A'B' ; AC = A'C' ; BC = B’C’.
GV giới thiệu
Hai tam giác như thế được gọi là hai tam giác bằng nhau .
Hai đỉnh A và A' ; B và B', C và C' là hai đỉnh tương ứng .
Hai góc A và A' ; B và B' ; C và C' là hai góc tương ứng.
Hai cạnh AB và A’B’ ; AC và A’C’ ; BC và B’C’ là hai cạnh tương ứng.
1.Định nghĩa ( SGK T 110 )
?1.
 AB = A’B’ ; BC = B’C’ ; AC = A’C’.
 A = A’ ; B = B’ ; C = C’. 
Hai ABC và A'B'C' như trên được gọi là hai tam giác bằng nhau.
Hai đỉnh A và A' ; B và B' ; C và C' là hai đỉnh tương ứng.
Hai góc A và A' ; B và B' ; C và C' là hai góc tương ứng.
Hai cạnh AB và A’B’ ; AC và A’C’ ; BC và B’C’ là hai cạnh tương ứng.
GV: Nêu định nghĩa sgk
?Em hãy xem phát biểu sau dây đã chính xác chưa .
“ Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau ”
( HS : Chưa đầy đủ ) 
? Vì sao phải có sự tương ứng .
GV : Về ký hiệu hai tam giác chúng ta đã biết rồi , để ký hiệu hai tam giác bằng nhau ta làm như sau :
?Khi có ABC = A’B’C’ ta viết ký hiệu như sau có được không :
 BAC = A’B’C’ 
Hay CBA = A’B’C’ 
GV : chú ý cho hs cách viết.
?Làm bài tập ?2/111 SGK .
GV: Treo hình vẽ 61 lên bảng.
- Học sinh thực hiện theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời.
?Làm bài tập 3/111 SGK 
GV: Treo hình vẽ 62 lên bảng.
-Học sinh thực hiện theo nhóm
-Đại diện các nhóm trả lời.
? Yêu cầu học sinh làm bài tập 10/111 
? Học sinh thực hiện tại lớp .
*Định nghĩa : ( SGKT 110)
2.Kí hiệu: 
 ABC bằng A’B’C’ kí hiệu là :
 ABC = A’B’C’ 
*Khi viết các đỉnh tương ứng viết theo cùng thứ tự.
 ABC = A’B’C’ nếu 
 AB = A’B’ ; BC = B’C’ ; AC = A’C’.
 A = A’ ; B = B’ ; C = C’. 
?2.Hình 61
a. ABC = MNP
b. Đỉnh t/ư với đỉnh A là đỉnh M
 Góc tương ứng với góc N là góc B.
 Cạnh t/ư với cạnh AC là cạnh MP.
c. ACB = MPN ; AC = MP; B = N
 ?3.Hình 62
Xét ABC có :A + B + C = 1800 (Định lí tổng ba góc trong tam giác )
=> A = 600 
=> A = D = 600 
Ta có: BC = EF = 3 cm
D. Củng cố: ? Nêu dịnh nghĩa 2 tam giác bằng nhau , viết ký hiệu .
E. Dặn dò:
 -Học bài theo vở ghi vàSGK . - Làm bài tập 11 – 14 / 112 SGK .
IV.Rút kinh nghiệm: 
 Ngày tháng Năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docH7 - 10.doc