Bài giảng môn học Hóa học lớp 8 - Tuần 12 – Tiết 23 - Bài 16: Phương trình hoá học

Bài giảng môn học Hóa học lớp 8 - Tuần 12 – Tiết 23 - Bài 16: Phương trình hoá học

Mục tiêu:

- HS hiểu được ý nghĩa của PTHH là cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong PƯ.

- Tiếp tục rèn kĩ năng lập PTHH.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập

- Bảng nhóm + Bìa ghi số, CTHH của trò chơi

- Đề bài, đáp án, biểu điểm kiểm tra 15 phút.

 

doc 102 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Hóa học lớp 8 - Tuần 12 – Tiết 23 - Bài 16: Phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa học lớp 8
Cả năm : 35 tuần ´ 2 tiết/tuần = 70 tiết
Học kỳ I : 18 tuần ´ 2 tiết/tuần = 36 tiết
Học kỳ II : 17 tuần ´ 2 tiết/tuần = 34 tiết
i. phân phối chương trình
Tiết 1	: Mở đầu môn hoá học
Chương I: ChấT – NGUYÊN Tử – PhÂN tử
Tiết 2	: Chất
Tiết 3,4	: Bài thực hành 1
Tiết 5	: Nguyên tử
Tiết 6, 7	: Nguyên tố hoá học
Tiết 8,9	: Đơn chất và hợp chất – Phân tử
Tiết 10	: Bài thực hành 2
Tiết 11	: Bài luyện tập 1
Tiết 12 	: Công thức hoá học
Tiết 13,14	: Hoá trị
Tiết 15	: Bài luyện tập 2
Tiết 16	: Kiểm tra viết
Chương II: kim loại
Tiết 17	: Sự biến đổi về chất
Tiết 18	: Phản ứng hoá học
Tiết 19	: Phản ứng hoá học
Tiết 20	: Bài thực hành 3
Tiết 21	: Định luật bảo toàn khối lượng
Tiết 22, 23	: Phương trình hoá học
Tiết 24	: Bài luyện tập số 3
Tiết 25	: Kiểm tra viết
Chương iii: Mol và tính toán hoá học
Tiết 26	: Mol
Tiết 27, 28	: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và mol. Luyện tập
Tiết 29	: Tỷ khối của chất khí
Tiết 30, 31	: Tính theo công thức hoá học
Tiết 32, 33	: Tính theo phương trình hoá học
Tiết 34	: Bài luyện tập 4
Tiết 35	: Ôn tập học kỳ I 
Tiết 36	: Kiểm tra học kỳ I
Chương iv: ôxy – không khí
Tiết 37,38	: Tính chất của ôxy
Tiết 39	: Sự oxy hoá, phản ứng hoá hợp – ứng dụng của oxy
Tiết 40	 : Oxit
Tiết 41	: Điều chế oxy. Phản ứng phân huỷ
Tiết 42, 43	: Không khí, sự cháy
Tiết 44	: Bài luyện tập 5
Tiết 45	: Bài thực hành 4
Tiết 46	: Kiểm tra viết
Chương v: hiđro – nước
Tiết 47, 48	: Tính chất. ứng dụng của Hiđro
Tiết 49	: Phản ứng oxy – hoá khử
Tiết 50	: Điều chế hiđro – Phản ứng chế
Tiết 51	: Bài luyện tập 6
Tiết 52	: Bài thực hành 5
Tiết 53	: Kiểm tra viết
Tiết 54, 55	: Nước
Tiết 56, 57	: Axít – Bazơ - Muối
Tiết 58	: Bài luyện tập 7
Tiết 59	: Bài thực hành 6
Chương VI: dung dịch
Tiết 60	: Dung dịch
Tiết 61	: Độ tan của chất trong nước
Tiết 62, 63	: Nồng độ dung dịch
Tiết 64, 65	: Pha chế dung dịch
Tiết 66 	: Bài luyện tập 8
Tiết 67 : Bài thực hành 7
Tiết 68, 69 : Ôn tập học kỳ II
Tiết 70	: Kiểm tra học kỳ II.
 
Tuần 12 – Tiết 23
Bài 16: Phương trình hoá học
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được ý nghĩa của PTHH là cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong PƯ.
- Tiếp tục rèn kĩ năng lập PTHH.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập
- Bảng nhóm + Bìa ghi số, CTHH của trò chơi
- Đề bài, đáp án, biểu điểm kiểm tra 15 phút.
III. Tiến trình:
A) ổn định lớp:
B) Kiểm tra: (15’): 
HS làm bài theo đề sau:
Câu 1: Các cách viết: 2Mg; O2; 2MgO lần lượt chỉ: 
	a) 2 nguyên tử magie, 2 nguyên tử oxi, 2 nguyên tử magie oxit
	b) 2 phân tử magie, 2 phân tử oxi, 2 phân tử magie oxit
	c) 2 nguyên tử magie, 1 phân tử oxi, 2 phân tử magie oxit
	d) 2 phân tử magie, 1phân tử oxi, 2 phân tử magie và 1 nguyên tử oxi
Câu 2: Chọn PTHH mà em cho là đúng:
	a) H2 + O2 đ H2O
	b) 2H + O đ H2O
	c) H2 + O2 đ H2O2
	d) 2H2 + O2 đ 2H2O
Câu 3: Hoàn thành các PTPƯ sau:
	a) Cu + ? đ CuO
	b) Zn + HCl đ ZnCl2 + H2
	c) Al(OH)3 + H2SO4 đ Al2(SO4)3 + H2O
Biểu điểm - Đáp án:
Câu 1: 2 điểm. Đáp án: c
Câu 2: 2 điểm. Đáp án: d
Câu 3: 6 điểm. Đúng mỗi PTPƯ được 2 điểm.
	a) 2Cu + O2 đ 2CuO
	b) Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
	c) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 6H2O
C) Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bài
HĐ1: Giới thiệu bài(5’)
? PTHH là gì? PTHH gồm những gì
? Hãy lập PTHH của PƯ sau:
 Mg + O2 đ MgO
? Cho biết số nguyên tử, số phân tử chất tham gia và tạo thành trong PƯ trên
ị Nói: Tỉ lệ số n.tử Mg: số p.tử O2: số p.tử MgO = 2 : 1 : 2
Nghĩa là: Cứ 2 n.tử Mg t/d với 1 p.tử O2 tạo ra 2 p.tử MgO
HĐ2: ý nghĩa của PTHH (5’)
? Dựa vào PTHH trên, hãy cho biết ý nghĩa của PTHH
? Dựa vào đâu để xác định tỉ lệ
? Cho biết tỉ lệ: số n.tử Mg: số p.tử O2
? Tỉ lệ đó có nghĩa là gì
- GV: thường chỉ quan tâm đến tỉ lệ từng cặp chất trong PƯ
? Cho biết: Tỉ lệ số n.tử Mg: số p.tử MgO = ?
? Có 6 n.tử Mg tham gia PƯ. Hãy xác định số p.tử oxi cần dùng và số p.tử MgO tạo thành
ị HĐ3: Vận dụng (12’)
- Yêu cầu HS quan sát bài tập phần kiểm tra
? Hãy cho biết tỉ lệ các chất tham gia và PƯ trong PTPƯ câu a
? Cho biết tỉ lệ một cặp chất bất kì trong PƯ
? Có 4 phân tử CuO tạo thành, hãy cho biết số n.tử Cu đã PƯ
- GV ghi bảng và chốt lại K. thức
- Y/c HS thảo luận, làm bài tập luyện: Biết rằng chất natri hiđroxit NaOH PƯ với axit sunfuric H2SO4 tạo ra chất natri sunfat Na2SO4 và nước H2O 
a. Lập PTHH của PƯ
b. Cho biết tỉ lệ số n.tử, số p.tử của hai cặp chất (tuỳ chọn) trong PƯ
- HS trả lời
- HS lên bảng lập PT
2 n.tử Mg, 1 p.tử O2, 2 p.tử MgO
- HS thảo luận, trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung
- HS trả lời
- HS ghi nhớ K.thức
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS ghi nhớ K.thức
- HS làm bài lên bảng nhóm
2Mg + O2 đ 2MgO
số n.tử Mg:số p.tử O2:số p.tử MgO = 2:1: 2
2 n.tử Mg t/d với 1 p.tử O2 tạo ra 2 p.tử MgO
II) ý nghĩa của PTHH
1. ý nghĩa:
Cho biết tỉ lệ số n.tử, số p.tử các chất trong PƯ (Dựa vào hệ số của các chất trong PTHH). Thường chỉ quan tâm đến tỉ lệ từng cặp chất trong PƯ
VD: Tỉ lệ số n.tử Mg: số p.tử O2= 2:1 nghĩa là: Cứ 2 n.tử Mg t/d với 1 p.tử O2
2. Vận dụng:
a. 2Cu+ O2 đ 2CuO số n.tử Cu:số p.tử O2: số p.tử CuO = 2:1: 2
Nghĩa là: Cứ 2 n.tử Cu t/d với 1 p.tử O2 tạo ra 2 p.tử CuO
==
ị Số p.tử CuO = Số n.tử Cu 
Vậy: Có 4 n.tử Cu tạo ra 4 p.tử CuO
Bài tập luyện:
a. Lập PTHH:
2NaOH + H2SO4 đ
Na2SO4 + 2 H2O
b. = 
ị Số p.tử NaOH = 
2 Số p.tử H2SO4
D) Củng cố: (6’): 
- Các bước lập PTHH
- ý nghĩa của PTHH
- Cho HS chơi trò chơi: Y/c 1 HS đứng trên bảng, quay mặt xuống dưới lớp. HS dưới lớp (dựa vào nội dung ý nghĩa các cánh hoa), đặt câu hỏi để bạn trên bảng trả lời. Sau cùng, HS trên bảng xâu chuỗi các vấn đề để nêu lên nội dung ô giữa (nhị hoa)
(Các cánh hoa gồm: + PƯHH + CTHH + Hệ số
 + Bảo toàn khối lượng + Chất tham gia + Chất sản phẩm
Nhị hoa là từ: PTHH).
E) Hướng dẫn- Dặn dò: (1’):
- Hd HS ôn lại các khái niệm, các K.thức chính trong chương (PƯHH, bản chất PƯHH, định luật bảo toàn khối lượng, PTHH, các bước lập PTHH, ý nghĩa PTHH)
- Dặn: Làm BTVN: 2,3,4,6 (SGK). Chuẩn bị giờ sau luyện tập.
Tuần 12 – Tiết 24
Bài 17: Bài luyện tập 3 
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố K.thức về: PƯHH (Định nghĩa, bản chất điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết). Định luật bảo toàn khối lượng (Phát biểu, giải thích và áp dụng). PTHH (Biểu diễn PƯHH, ý nghĩa)
- Tiếp tục rèn kĩ năng: phân biệt hiện tượng hoá học, lập PTHH khi biết chất PƯ và sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung luyện tập, bài tập.
Tranh vẽ sơ đồ PƯHH: N2 + H2 đ NH3 
- HS: Bảng nhóm . K.thức đã học về PƯHH, CTHH, PTHH. 
III. Tiến trình:
A) ổn định lớp:
B) Kiểm tra: (5’): 
- 1 HS: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm: 
“ Chất được biểu diễn bằng Hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác gọi là Còn quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là, trong đó chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất và chất mới xuất hiện được gọi là ”
- Cả lớp: PTHH là gì? Các bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH?
C) Tiến hành luyện tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bài
HĐ1: Kiến thức cần nhớ (15’)
? Hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học khác nhau ntn
? PƯHH là gì? Gồm những gì
? Bản chất của phản ứng là gì
? Phát biểu ĐLBTKL . Viết biểu thức của đ/l với phản ứng: chất A + B C + D
? PTHH biểu diễn gì? Nó gồm những thành phần nào
? Lập PTHH tiến hành qua mấy bước 
? Nêu ý nghĩa của PTHH
- Y/c nhóm HS: Lập PTHH của PƯ: Zn+HCl đ ZnCl2+H2 và cho biết số p.tử H2 tạo thành khi có 3 n.tử Zn tham gia PƯ
HĐ2: Luyện tập (21’)
- GV treo sơđồ PƯ: N2 + H2đ NH3 (BT1- tr.60), y/c HS trả lời từng phần (theo nhóm)
- Y/c 2 HS lên bảng làm BT4 (SGKtr.61)
GV hỏi thêm: khối lượng C2H4 là bao nhiêu nếu cần dùng là 9,6 gam và ; tạo thành lần lượt là 8,8 g và 3,6 g
- GV lưu ý HS cách viết tỉ lệ dưới dạng phân số
- Y/c HS làm BT5 - SGK tr.61
? Cho biết hoá trị của Al? Hoá trị nhóm (SO4) = ?
? CTHH của nhôm sunfat viết như thế nào
? Lập PTHH của PƯ
? Cặp đơn chất kim loại là cặp nào? Cặp hợp chất là cặp nào
- GV đưa đáp án
- GV hỏi thêm: Nếu có 5 n.tử Al tham gia PƯ thì số n.tử Cu tạo thành là bao nhiêu
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS viết bài làm lên bảng nhóm
- HS đọc BT1
- HS trả lời 
- HS1: Làm câu a
- HS2: Làm câu b
Lớp nhận xét.
- HS trả lời cho GV viết bảng (vận dụng ĐLBTKL để tính) 
- HS ghi nhớ K.thức.
- HS thảo luận, làm bài tập lên bảng nhóm
- Các nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác
I/ Kiến thức cần nhớ:
1. Hiện tượng hoá học:
2. PƯHH:
3. Bản chất PƯHH: Sự thay đổi liên kết
4.Định luật bảo toàn khối lượng: 
 A + B đ C + D
Thì: mA + mB = mC + mD
5. PTHH: Gồm CTHH + Hệ số thích hợp
6. Các bước lập PTHH: 3 bước
7. ý nghĩa PTHH: Cho biết tỉ lệ chất tham gia và tạo thành trong PƯ 
 Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
Tỉ lệ: = 
ị Số n.tử Zn = Số p.tử H2 = 3
II. Bài tập:
Bài 1: (SGK/tr.60)
a. Chất tham gia: N2, H2; 
Chất sản phẩm: NH3
b. - Trước PƯ: 2H liên kết với nhau tạo ra 1 phân tử H2; 2N liên kết với nhau tạo ra 1 phân tử N2
- Sau PƯ: 1N liên kết với 3H tạo ra 1 phân tử NH3 .
Phân tử H2; N2 biến đổi. Phân tử NH3 được tạo ra
c. Số n.tử mỗi n.tố trước và sau PƯ không đổi (2N, 6H)
N2 + 3H2 2NH3 
Bài 4: (SGK – tr.61)
PTPƯ:
 C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
Số p.tử C2H4: Số p.tử O2: Số p.tử CO2 = 1: 3: 2
Hay: 
Số p.tử C2H4: Số p.tử O2 = 1: 3
Số p.tử C2H4:Số p.tử CO2 = 1: 2
Bài 5: (SGK – tr.61)
a. Vì Al(III) và (SO4)(II) nên CTHH của nhôm sunfat là: Al2(SO4)3. Vậy x=2; y=3
b. PTHH:
 2Al + 3CuSO4 đ Al2(SO4)3 + 3Cu
Số n.tử Al: Số n.tử Cu = 2: 3 Hay: =
ị Số n.tử Cu ==
 = 7,5 (n.tử)
Số p.tử CuSO4:Số p.tử Al2(SO4)3 = 3: 1
D) Củng cố: (2’): 
- Nội dung ĐLBTKL phát biểu ntn? Muốn tìm khối lượng của 1 chất khi biết khối lượng của (n-1) chất ta làm thế nào?
- Các bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH.
E) Hướng dẫn- Dặn dò: (1’):
Ôn lại các K.thức đã học. Làm BTVN: 2,3,5 (SGK – tr.60,61). 
Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần 13 – Tiết 25
Kiểm tra viết 
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
I. Mục tiêu: 
- Đánh giá sự tiếp thu K.thức của HS trong chương II. 
- Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài kiểm tra, kĩ năng trình bày bài tập hoá học
- Giáo dục ý thức tự giác,tích cực tư duy, độc lập, chủ động, sáng tạo làm bài của HS.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài + đáp án + biểu điểm
- HS: Giấy, bút mực + K.thức đã học. 
III. Tiến trình:
* ổn định lớp:
* Tiến hành kiểm tra: 
HS làm bài theo đề sau: 
Phần I: Trắc nghiệm khách quan:(3đ) 
Câu 1(1đ):Có các quá trình biến đổi sau: 
(1) Dây săt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đin ... C) có chứa 31,6 g KNO3 là:
mdd = 100 + 31,6 = 131,6 g
Khối lượng nước hoà tan:
- Khối lượng nước hoà tan 
63,2 g KNO3 để toạ thành dung dịch bão hoà = 200 g (200C) ị Khối lượng dung dịch KNO3 bão hoà có chứa 63,2 g KNO3 là:
mdd = 200 + 63,2 = 263,2 g
Bài 2 (bài 2/151(SGK):
a) Khối lượng H2SO4 trong 20 g dung dịch H2SO4 50%:
m1 = =10 g
ị nồng độ % dung dịch thu được:
C% = .100% = 20%
b) Số mol H2SO4:
nH2SO4 = ằ 0,1 mol
Thể tích dung dịch H2SO4 sau khi pha:
Vdd = mdd: D = 50:1,1 ằ 45,45 ml = 0,045 l
Nồng độ M của dung dịch thu được:
CM = == 2,2 M
Bài 3 (bài 4/151 (SGK))
a) Số mol NaOH
nNaOH = 8:40 = 0,2 mol
Nồng độ M của dung dịch: 
CM = 0,2: 0,8 = 0,25 M
b) 800 ml dd - 0,2 mol NaOH
 200 ml - 0,5 mol NaOH
Thể tích dung dịch NaOH 0,1M
Vdd = 0,05:0,1 = 0,5 l
ị VH2O = 0,5 - 0,2 = 0,3 l = 300 ml
Bài 4:
+ Tính toán:
Khối lượng NaCl:
mNaCl = = 20 g
Khối lượng H2O:
mH2O = 100 - 20 = 80 g
+ Cách pha chế
Cân lấy 20 g NaCl cho vào cốc có dung tích 150 ml
Cân 50 g H2O (50 ml) cho dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết
ị Được 100 g dung dịch NaCl 20%
E) Bài tập về nhà
Bài tập 1 đ 6/151 (SGK).
Tuần 34 Tiết 67
Bài thực hành 7
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
I. Mục tiêu 
- HS biết cách tính toán, pha chế dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau
- Tiếp tục rèn luyện cho HS kỹ năng tính toán, kỹ năng cân đo hoá chất trong PTN.
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ: ống đong, cốc thuỷ tinh dung tích 100 ml, cân, đũa thuỷ tính, giá thí nghiệm
- Hoá chất: Đường, muối ăn, nước cất.
III. Tiến trình dạy học
A) ổn định tổ chức lớp
B) KTBC:
HS1: Định nghĩa dung dịch, nồng độ dung dịch và nồng độ M
HS2: Công thức tính C% và CM.
C) Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu mục tiêu thực hành, cách tiến hành gồm 2 bước:
+ Cá nhân tính toán
+ Nhóm pha chế
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1
Thí nghiệm 1: Tính toán để pha chế 50 g dung dịch đường 15%
? Tính toán để biết khối lượng đường và khối lượng nước cần dùng?
? Nêu cách pha chế?
GV: Yêu cầu HS thực hiện pha chế
GV: Yêu cầu HS tính toán để có số liệu của thí nghiệm 2: Pha chế 100 ml dung dịch NaCl 0,2M
? Nêu cách pha chế?
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành pha chế thí nghiệm 2
GV: Yêu cầu HS tính toán các số liệu ở thí nghiệm 3
? Nêu cách pha chế
GV: Yêu cầu các nhóm HS tiến hành pha chế
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày phần tính toán
? Nêu cách pha chế?
D) Củng cố
GV: + Yêu cầu HS làm tường trình và dọn vệ sinh PTN, rửa dụng cụ
+ Nhận xét sự chuẩn bị của HS, ý thức và thái độ của các nhóm HS trong buổi thực hành
+ Kết quả buổi thực hành
HS tính toán và nêu cách pha chế, tiến hành pha chế thí nghiệm 1
HS thực hiện thí nghiệm 2
HS tính toán
HS đứng tại chỗ nêu cách pha chế
HS pha chế theo nhóm
HS lên bảng trình bày
HS nêu cách pha chế
HS viết bảng tường trình, thu dọn PTN
I) Pha chế
1) Thí nghiệm 1
+ Tính toán
m đường = =7,5 g
mH2O = 50 - 7,5 = 42,5 g
+ Pha chế: Cân lấy 7,5 g đường cho vào cốc thuỷ tinh 100 ml. Đong 42,5 ml nước đổ vào cốc và khuấy đều được 50 g dung dịch đường 15%
2) Thí nghiệm 2:
Pha chế 100 ml dung dịch NaCl 0,2M
+ Tính toán:
nNaCl = 0,1.0,2 = 0,02 mol
mNaCl = 0,02.58,5 = 1,17 g
+ Pha chế: Cân 1,17 g NaCl khan cho vào cốc có chia độ. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100 ml ị được 100 ml dung dịch NaCl 0,2M
3) Thí nghiệm 3: Pha chế 50 g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường 15% ở trên
+ Tính toán:
Khối lượng đường có trong 50 g dung dịch đường 5% là:
= 2,5 g
Khối lượng dung dịch đường 15% chứa 2,5 g đường:
mdd = = 16,7g
Khối lượng nước cần dùng để pha chế:
mH2O = 50 - 16,7 = 33,3 g
+ Cách pha chế:
Cân 16,7 g dung dịch đường 15% cho vào cốc có dung tích 100 ml
Đong 33,3 ml nước cho vào cốc và khuấy đều ị được 50 g dung dịch đường 5%
4) Thí nghiệm 4: Pha chế 50 ml dung dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl 0,2M
+ Tính toán:
nNaCl = 0,05.0,1 = 0,005 mol
Thể tích dung dịch NaCl 0,2M có chứa 0,005 mol:
Vdd = 0,005:2 = 0,025 l = 25ml
+ Cách tiến hành:
Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc có dung tích 100 ml
Đổ nước từ từ đến vạch 50 ml và khuấy đều ta được 50 ml dung dịch NaCl 0,1M
E) Bài tập về nhà
Dặn dò HS ôn lại toàn bộ kiến thức học kỳ II để chuẩn bị ôn tập học kỳ II.
Tiết 68
Ôn tập học kỳ 2
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
I. Mục tiêu 
- HS được hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ 2
+ Tính chất hoá học của oxi, hiđrô, nước, điều chế oxi, hiđrô
+ Các khái niệm về các loại PƯ hoá hợp, PƯ phân huỷ, PƯ oxi hoá khử, PƯ thế
+ Khái niệm oxit, axit, bazơ, muối và cách gọi tên các loại hợp chất đó
+ Rỡn luyện kỹ năng viết PTPƯ và các tính chất hoá học của oxi, hiđrô, nước
+ Bước đầu rèn luyện kỹ năng phân biệt một số chất dựa vào tính chất hoá học của chúng
- HS được liên hệ với các hiện tượng xảy ra trong thực tế: sự oxi hoá chậm, sự cháy, thành phần của không khí và biện pháp để giữ cho bầu khí quyển được trong lành.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học
A) ổn định tổ chức lớp
B) KTBC:
C) Bài ôn tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi
GV: Giới thiệu mục tiêu của tiết ôn tập
? Từ đầu kỳ II đến giờ chúng ta đã học được những chất cụ thể nào?
? Nêu tính chất hoá học của chúng? viết PTPƯ minh hoạ
GV: Yêu cầu HS vận dụng để làm bài tập 1: Viết các PTPƯ xảy ra giữa các cặp chất sau:
a) Photpho và oxi
b) Hiđrô và sắt (III) oxit
c) Nhôm và oxi
d) Đi photpho pentaoxit và nước
e) Barioxit và nước
f) Canxi và nước
Cho biết các PƯ trên thuộc loại PƯ gì?
? Nguyên liệu để điều chế oxi, H2 trong PTN và trong CN?
GV: Đưa ra bài tập 2: Viết các PTPƯ sau:
a) Nhiệt phân Kali pemanganat
b) Nhiệt phân Kali clorit
c) Kẽm + axit clohiđric
d) Nhôm + axit sunfuaric loãng
e) Natri + nước
f) Điện phân nước
Trong các PƯ trên, PƯ nào dùng để điều chế oxi, hiđrô trong PTN?
? Có mấy cách thu khí H2, O2 trong PTN?
? Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa cách thu O2 và H2 trong PTN? Giải thích?
? Định nghĩa oxit, axit, bazơ, muối? Công thức chung? Phân loại và cách gọi tên?
GV: Đưa ra bài tập 3 và yêu cầu các nhóm vận dụng làm:
N1: Oxit N3: Bazơ
N2: Axit N4: Muối
Bài 3: Phân loại các hợp chất: K2O, Mg(OH)2, H2SO4, AlCl3, Na2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2, K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2
Gọi tên các hợp chất đó?
HS trả lời
HS làm bài tập 1 theo nhóm
HS nêu nguyên liệu
HS lên bảng làm bài tập 2, lớp làm vào vở
HS thảo luận nhóm trả lời
HS trả lời
HS thảo luận nhóm làm bài tập 3
I) Ôn tập về tính chất hoá học của oxi, hiđrô, nước, định nghĩa các loại PƯ
1) Tính chất hoá học của oxi
2) Tính chất hoá học của hiđrô
3) Tính chất hoá học của nước
4) Bài tập
Bài tập 1:
a) 4P + 5O2 2P2O5 (hh)
b) 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O (oxh khử)
c) 4Al + 3O2 2Al2O3 (hh)
d) P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4 (hh)
e) BaO + H2O đ Ba(OH)2 (hh)
f) Ca + 2H2O đ Ca(OH)2 + H2 ư (thế)
II) Ôn tập cách điều chế oxi, hiđrô
Bài tập 2:
a) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
b) 2KClO3 2KCl + 3O2ư
c) Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư
d) 2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2
e) 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2
f) 2H2O 2H2 + O2
ĐC O2: a), b)
ĐC H2: c), d), e)
II) Ôn tập các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối
Bài 3:
Oxit:
K2O: Kali oxit
CO2: Cacbonđioxit
CuO: Đồng (II) oxit
Axit:
H2SO4: Axit sunfuric
HNO3: Axit nitric
H2S: Axit sunfuhiđric
HCl: Axit clohiđric
Bazơ:
Mg(OH)2: Magiê hiđrôxit
Fe(OH)3: Sắt (II) hiđrôxit
Ba(OH)2: Bari hiđrôxit
Muối:
AlCl3: Nhôm clorua
Na2CO3: Natri cacbonat
Ca(HCO3)2: Canxihiđrô cacbonat
K3PO4: Kali photphat
E) Bài tập về nhà
- Ôn tập lại kiến thức chương dung dịch
- BTVN: 25.4; 25.6; 25,7; 26.5; 26.6; 27.1/sách bài tập.
Tuần 35 Tiết 69
Ôn tập học kỳ 2 (tiếp)
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy: 
I. Mục tiêu 
- HS ôn lại các khái niệm như dung dịch, độ tan, dung dịch bão hoà, nồng độ %, nồng 
độ mol
- Tiếp tục rèn luyện cho HS kỹ năng các loại biểu thức tính theo PT có sử dụng đến nồng độ % và CM.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học
A) ổn định tổ chức lớp
B) KTBC:
C) Bài ôn tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhắc lại khái niệm dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan, C%, CM.
GV: Đưa ra nội dung bài tập 1:
Tính số mol và khối lượng chất tan có trong
a) 47 g dung dịch NaNO3 bão hoà ở 200C
b) 27,2 g dung dịch NaCl bão hoà ở 200C 
Biết: SNaNO3 (200C) = 88g
 SNaCl (200C) = 36g
GV: Đưa ra nội dung bài tập 2:
Hoà tan 8g CuSO4 trong 100 ml H2O. Tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch thu được (d H2O = 1g/ml)
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 theo từng bước
GV: Đưa ra bài tập 3:
Cho 5,4g Al vào 200ml dung dịch H2SO4 1,35M
a) Kim loại hay axit còn dư? (sau khi PƯ trên kết thúc), tính kim loại còn dư lại?
b) Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
c) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành sau PƯ. Coi V dd thay đổi không đáng kể
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 theo từng bước
GV: Đưa ra nội dung bài tập 4:
Hoà tan 8,4g Fe bằng dung dịch HCl 10,95% (vừa đủ)
a) Tính thể tích khí thu được (đktc)?
b) Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng?
c) Tính nồng độ % của dung dịch sau PƯ.
HS thảo luận nhóm nêu khái niệm
HS lên bảng làm bài tập 1
HS làm bài tập 2 theo hướng dẫn của GV
HS làm bài tập 3
HS làm bài tập 3
I) Dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan
Bài 1: a) ở 200C:
100g nước-88g NaNO3-188g dd
 xg - 47g
ị mNaNO3 = 22g
nNaNO3 = 22:85 = 0,259mol
b) 36g NaCl - 136g dd
 y(g) - 2,72g
ịy = 7,2g
ịnNaCl = 7,2:58,5 = 0,123mol
Bài 2: 
nCuSO4 = 80:16 = 0,05mol
CM = 0,05:0,1 = 0,5M
mH2O = d.V = 1.100 = 100g
ị khối lượng dung dịch:
mdd = 100+8 = 108g
ịC% = .100% = .100% = 7,4%
II) Luyện tập các bài toán tính theo PTPƯ có sử dụng CM, C%
Bài 3:
nAl = 5,4:27 = 0,2mol
nH2SO4 = 0,2.1,35 = 0,27mol
2Al + 3H2SO4 đAl2(SO4)3 + 3H2
2mol 3mol
0,18 0,27
ị Al dư
mAl dư = 27(0,2-0,18) = 0,54g
b) Theo PT: 
nH2 = nH2SO4 = 0,27
ị V H2 = 0,27.22,4 = 0,048 l
c) Theo PTPƯ:
nAl2(SO4)3 = 0,5nAl = 0,09mol
V dd sau = V H2SO4 = 0,2 l
ị CM Al2(SO4)3 = 0,09:0,2 
= 0,45M
Bài 4:
nFe = 8,4:56 = 0,15mol
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
1mol 2mol 1mol 1mol
0,15 0,3 0,15 0,15
a) V H2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít
b) m dd HCl = =100g
c) m dd sau = 8,4 + 100 - 0,15.2 = 108,1g
ị C% FeCl2 = .100% = 17,6%
E) Bài tập về nhà
Dặn dò HS ôn tập để kiểm tra học kỳ II
BTVN: 38.3; 38.8; 38.9; 38.13; 38.14; 38.15; 38.17/sách bài tập.
Tiết 70
Kiểm tra học kỳ 2
	Ngày soạn: 
	Ngày kiểm tra: 
I. Mục tiêu 
Kiểm tra kỹ năng làm bài và khả năng nhận thức của HS để từ đó đánh giá được kết quả học tập của học sinh trong cả năm học.
II. Chuẩn bị
GV: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm
HS: Kiến thức, giấy kiểm tra.
III. Nội dung bài kiểm tra
In sẵn, phát cho HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa häc 8.doc