Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ - Trung kì trung đại) (Tiếp)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ - Trung kì trung đại) (Tiếp)

1. Kiến thức:

- Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”,đặc trưng của kinh tế lãnh địaphong kiến

- Nguyên nhân xuất hiện Thành Thị Trung Đại.Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế Lãnh Địa và nền kinh tế trong Thành thị Trung Đại.

2.Kĩ năng:

-Biết xác định vị trícác quốc gia Phong Kiến Châu Âu trên bản đồ.

 

doc 241 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ - Trung kì trung đại) (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.```Tuần: I PHẦN I
Tiết: 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Ngày soạn: 16/08/09 BÀI: 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày dạy:17/08/09 CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
 (Thời sơ - trung kì trung đại)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”,đặc trưng của kinh tế lãnh địaphong kiến
- Nguyên nhân xuất hiện Thành Thị Trung Đại.Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế Lãnh Địa và nền kinh tế trong Thành thị Trung Đại.
2.Kĩ năng:
-Biết xác định vị trícác quốc gia Phong Kiến Châu Âu trên bản đồ.
-Biết vận dụng phương pháp so sánh,đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến.
3.Tư tưởng:
-Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến.
II/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1/GV
-SGK-SGV
-Bản đồ Châu Âu thời Phong Kiến
-Tranh ảnh mô tả hoạt động trong Lãnh Địa Phong Kiến và Thành Thị Trung Đại.
2/HS
-SGK, vở , bút.....
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ôån định lớp:
2.Kiễm tra bài cũ
3.Bài mới:
3.1 Mở bài(1 phút)
Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn.Học lịch sử lớp 6,chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì Cổ Đại,chúng ta sẽ học nối tiếp một thới kì mới:Thời Trung Đại.
3.2Tiến trình bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CHÍNH
14’
15’
10’
*Hoạt động 1
-GV yêu cầu HS đọc SGK
-GV chỉ trên bản đồ quá trình xâm chiếm của các bộ tộc người Giéc-man ở phương Bắc đối với các đế quốc Rôma dẫn tới sự ra đời nhiều vương quốc mới do người Giéc-man thành lập
Bổ sung:Tộc Giéc-man là bộ tộc lớn thuộc chủng tộc Arian hay còn gọi là chủng tộc Aán-Aâu,trước khi xâm nhập vào đế quốc Rôma họ sống bằng nghề du mục ,chăn nuôi ở phía bắc và đông bắc của Rôma
Giữ thế kỉ IV, người Hung Nô ồ ạt tấn công làm họ hoảng sợ và họ tiến hành những cuộc thiên di lớn vào lành thổ Rô- ma
-GV: Khi tràn vào lãnh thổ của Đế Quốc Rô-ma người Giec-man đã làm gì?
-GV: Những việc làm ấy đã có tác động gì đến sự hình thành xã hội phong kiến Châu Âu?
-GV quan hệ giữa Lãnh chúa và Nông nô ở châu Âu như thế nào?
*Hoạt động 2
Gv yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình 1 SGK
Em hiểu thế nào là Lãnh địa?
-Hãy miêu tả và nhận xét về Lãnh địa Phong Kiến ở H/1?
-Trình bày đời sống,sinh hoạt trong Lãnh địa?
Bổ sung:Lãnh chúa thực ra như 1 ông vua con toàn quyền quyết định mọi công việc trong lãnh địa của mình ,lãnh chúa lớn nhỏ quan hệ với nhau theo quan hệ phong quân bồi thần
Nông nô là lực lượng sản xuất trong lãnh địa ,lãnh chúa có quyền xét xử ,can thiệp vào cuộc sống của nông nô,đời sống cơ cực tối tăm ,dốt nát ,bệnh tất.nhưng họ vẫn được coi là con người>phát triển hơn
-Đặc điểm chính của nền kinh tế Lãnh địa là gì?
-HS thảo luận:Phân biệt sự khác nhau giữa xã hôïi Cổ Đại và xã hội Phong Kiến?
*Hoạt động 3
-GV yêu cầu HS đọc SGK
-GV: Đặc điểm của Thành thị là gì?
-Thành thị xuất hiện khi nào?
-GV: Cư dân trong thành thị gồm những ai?họ làm những nghề gì?
 Bổ sung:Các nông nô sống trong lãnh địa chịu sự cai trị của lãnh chúa nên không thể trao đổi hàng hoá nên họ tìm cách trốn ra khỏi lãnh địa để tìm nơi sản xuất ,buôn bán trao đổi hàng hoánhư:ven sông, nơi có nhiều người qualại ,chân nhà thờ...
Bên cạnh những thành thị do thợ thủ công xây dựng những trung tâm thương mại cổ đại của người Rôma cũng được tái sinh=>sầm uất 
-Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
Bổ sung:Thị dân ngày càng có thế lực về kinh tế nên từ thế kỉ XII,phong trào đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa diễn ra mạnh mẽ .Đến thế kỉ XIII,nhiều thành thị được giải phóng khỏi sự kiềm kẹp của lãnh chúa=>chính quyền thị dân ra đời=>thị dân giàu hay nghèo đều tự do
GV yêu cầu HS miêu tả cuộc sống thành thị qua bức tranh H2-SGK
GV:Bộ mặt thành thị ra đời đã tương phản với lãnh địa .Kinh tế thành thị là nền kinh tế hàng hoá tiền tệ mới tiến bộ ,từng bước đẩy lùi nền kinh tế tự nhiên trong l ãnh địa => “Đêm trường trung cổ bị xua tan , ánh sáng văn hoá khoa học bắt đầu có vị thế trong đời sống tinh thần của xã hội
-HS đọc SGK phần 1
-HS Quan sát bản đồ phong kiến Châu Âu
Đế quốc Rơma hiện nay bao gồm:Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Anh, Ý.
-Chia ruộng đất, phong chức tước 
-Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Tây Aâu bị sụp đổ
-Và mở ra một thời đại mới –thời đại phong kiến trong lịch sử châu Aâu nói riêng,lịch sử thế giới nói chung
-HS trả lời
-HS đọc SGK phần 2 và quan sát
-HS trả lời
-Tường cao , hào sâu đồ sộ kiên cố có đầy đủ nhà cửa , trang trại nhà thờ như một đất nước thu nhỏ
-HS trả lời
-Tự sản xuất và tiêu dùng, chỉ có sắt và muối không tự sản xuất mới trao đổi với bên ngoài
-HS thảo luận
+Xã hội cổ đại : gồm chủ nô và nô lệ , nô lệ là “công cụ biết nói”
+Xã hội phong kiến : lãnh chúa và nông nô , nông nô nộp thuế cho lãnh chúa
-HS đọc SGK phần 3
-Là nơi giao lưu buôn bán , tập trung đông dân cư
-HS trả lời
-Thợ thủ công và thương nhân
-Sản xuất và trao đổi hàng hoá
-HS trả lời
-Tranh vẽ “Hội chợ ở Đức” miêu tả khung cảnh nhộn nhịp của việc buôn bán chứng tỏ nền kinh tế hàng hoá ở đây rất phát triển.bên cạnh hội chợ là các lâu đài , thành quách với kiến trúc đặc sắcù , hiện đại.Nơi đây không chỉ là nơi giao lưu kinh tế mà còn là nơi giao lưu về văn hoá
1.Sự hình thành XHPK ở Châu Âu:
a/Nguyên nhân
-Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Rô-ma bị suy vong
-Các bộ tộc người Giéc –man xâm chiếm hình thành các vương quốc :Anh,Pháp,Italia(Ý)..
b/Các giai cấp cơ bản
-Lãnh chúa phong kiến và nông nô
2.Lãnh địa Phong Kiến
-Là vùng đất rộng lớn do Lãnh Chúa làm chủ trong đó có lâu đài thành quách.
-Đời sống trong Lãnh địa:
+Lãnh chúa sống xa hoa đầy đủ.
+Nông nô:đói nghèo cực khổ.
-Đặc điểm kinh tế tự cung tự cấp
3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
a/Nguyên nhân
-Thủ công nghiệp phát triển
-Nhu cầu trao đổi mua bán =>thương nghiệp ra đời và phát triển
=>các thành thị ra đời
b/Tổ chức
-Bộ mặt thành thị : phố xá , cửa hàng
-Thị dân( thợ thủ công và thương nhân) 
-Đặc điểm kinh tế:Kinh tế hàng hoá
c/Vai trò
-Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển
III.Củng cố(4 phút)
-XHPK ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
-Ý nghĩa sự ra đời của Thành thị?
IV.Dặn dò:(1 phút)
Học bài-bài tập 1,2 và soạn bài 2.
Rút kinh nghiệm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần I-Tiết 2 BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH 
Ngày soạn :16/08/09 THÀNH CHỦ NGHĨATƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
Ngày dạy: 18,19/08/08	 ********************
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1.Kiến thức:
-Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí,một trong những nguyên tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất Tư Bản chủ nghĩa.
-Quá trình hình thành quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng xãhội phong kiến châu Âu.
2.Kĩ năng:
-Bồi dưỡng kỉ năng quan sát bản đồ,chỉ các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí 
-Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.
3.Tư tưởng:
-Thấy được tính tất yếu,tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
-Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước.
II/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1/GV
-SGK,SGV
-Bản đồ thế giới (hoặc quả Địa cầu)
-Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí,tàu thuyền
2/HS
-SGK, vở , thước ,viết.....
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ôån định lớp:(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ:(4 phút)
-XHPK châu Âu hình thành như thế nào?đặc điểm kinh tế Lãnh địa?
-Vì sao Thành thị trung đại xuất hiện?nền kinh tế Lãnh địa có gì khác nền kinh tế Thành thị?
3.Bài mới:
3.1Mở bài
Các Thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triễn,vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra,nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở châu Aâu
3.2 Tiến trình bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
5’
20’
*Hoạt động 1
GV yêu cầu HS đọc SGK
GV giải thích “Phát kiến địa lý” là quá trình tìm ra những con đường mới những vùng đất mới , những dân tộc mới của người châu Aâu.
-GV :Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lí?
-GV: Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện nhờ vào những điều kiện nào?
-Mô tả con tàu Caraven H3-SGK
GV: Xác định đường đi của các nhà phát kiến địa lý trên bản đồ Thế giới:
+1487: Đi-a-xơ vòng quanh cực nam châu Phi.
+1498:Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ.
+1492:Cô-lôm -bô tìm ra châu Mĩ
+1519-1522:Ma-gien-lan vòng quanh trái đất.
GV yêu cầu HS xác định lại trên bản đồ
-GV: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?
-GV:Ýù nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý?
*Hoạt động 2
GV yêu cầu HS đọc SGK
GV :Các cuộc phát kiến đại lý đa giúp cho quá trình giao lưu kinh tế và văn  ... thành cổ đã bị vùi lấp trong lòng đất. 
- Các di chỉ ở Kiên Giang là đền chùa, gọi chung là văn hóa Óc Eo mà trung tâm là thành cổ Óc Eo. 
2/. Các nghề thủ công và buôn bán. 
- Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều đồ trang sức, nghề gốm, nung gạch, đẻo đá, tạc tượng, xây dựng, mộc, đóng thuyền, luyện kim, nấu thủy tinh, chạm trỗ. Đặc biệt là nghề kim hoàn phát triển khá cao. Vì chất liệu là vàng, bạc đá quý, là nghề thủ công tiêu biểu. 
- Hoạt động buôn bán trên vùng rộng lớn ở Đông Nam Á , có các di tích ở Ấn Độ, La Mã, Trung Quốc  (Ba Tư). 
3/. Xã hội Óc Eo. 
- Đặc điểm cư trú của dân cư cổ Óc Eo là xây dựng nên những khu dân cư, tụ điểm giao thông của các kênh rạch. 
- Một bộ phận sinh sống ven đồi núi. 
- Một số khác sống ở ven các con kênh. 
- Xã hội Óc Eo bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề trong sản xuất hoạt động sản xuất gồm 2 tầng lớp: tầng lớp thống trị: có thẻ là đại vương, lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ; tầng lớp bị trị là những người nông dân thợ thủ công và nô tỳ. 
4/. Kiến trúc và tôn giáo. 
- Óc Eo là thành quả những nỗ lực chung của cộng đồng người đương thời chinh phục vùng sinh tầng ven biển tạo nên một xã hội phát triển. 
- Có nhiều vết tích tôn giáo mà đậm nét là Ấn Độ giáo và phật giáo nghệ thuật tạc tượng ở trình độ cao đặc điểm là pho tượng Vishan ở sườn núi Ba Thê cao 3,3m.
5/. Văn hóa Óc Eo suy tàn, ý nghĩa lịch sử của nó: 
- Từ thế kỷ VII trở đi cả vùng trở thành hoang vu, không có dấu vết cư trú của dân cư nào? 
- Văn hóa Óc Eo đã đánh dấu một thời kỳ phát triển rực rỡ của đồng bằng sông Cửu Long. 
Những thành tựu văn hóa của nó để lại đã góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc, dân cư đồng bằng sông Cửu Long, vinh dự có nền văn hóa Óc Eo. 
IV. Củng cố : 
- Ở Óc Eo, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những gì? 
- Ở Kiên Giang có di chỉ khảo cổ nào thuộc văn hóa Óc Eo? 
- Căn cứ vào đâu để có thể cho rằng hoạt động buôn bán ở Óc Eo phát triển rộng ra nhiều nước trên thế giới. 
V. Dặn dò: 
Học bài, soạn bài. 
Tuần 35-Tiết 70
Soạn:07/05/08 
Dạy: 13/05/08
NHỮNG DI CHỈ KHẢO CỔ THUỘC VĂN HÓA ÓC EO 
Ở KIÊN GIANG
I. Mục tiêu : 
- Cho học sinh nắm được một số di khảo cổ như: Đền Chùa, Cạnh Đền, Gồng Đa, Mốp Giây. 
- Cho học sinh thấy được một số kiến thức cổ. 
- Các em tự hào về nền văn hóa quê hương. 
II. Thết kế dạy học: 
- Tranh sưu tầm, bảng phụ. 
III. Bài mới: 
Phương pháp
Nội dung
KTBS
- Các nhà khảo cổ đã chứng minh di chủ khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo ở Kiên Giang có nền chùa? 
- Trong nền chùa đó có các di chỉ nào? 
Cạnh đềnn nằm ở đâu? Có di chỉ nào đáng chú ý? 
Liếp là gì? Trên liếp người ta tìm thấy gì?
Kinh Chín Huệ ở đâu? Trên đó ta tìm thấy gì? 
1/. Đền chùa: 
Di chỉ này cách thị xã Rạch Giá 12km về phía Bắc, di chỉ này có các loại: 
+ Di chỉ cư trú: có nhiều cọc gỗ, sàn gỗ, vận dụng bằng gốm
+ Di chỉ kiến trúc. 
+ Kiến trúc đá lớn nhất trong văn hóa Óc Eo được phát hiện đến nay có nhiều dấu vết gạch được tìm thấy. 
+ Di chỉ mai táng: với nhiều mộ táng đã khai quật trên nền chùa và những gò đá xung quanh. 
- Nhóm mộ lớn: 
- Nhóm mộ nhỏ: hiện vật trong mộ gồm cấu trúc, mộ, than, xương mảnh, gốm đá quý, vàng lá, hạt lúa cổ được tìm thấy. 
2/. Cạnh đền: 
- Đền vua: tên gọi là gò đất mang nhiều khối đá hoa cương và gạch cổ xung quanh có nhiều gò nhỏ. Vùng đất thấp dưới là dấu vết cư trú nhà sàn trong khu vực này có loại gốm vụn Óc Eo là phổ biến. 
- Liếp: vùng cạnh đền có nhiều lớp đất bỏ hoang lâu đời, liêp là những vòng đất song song với nhau bởi những mương tập hợp thành từng khu, trên các liếp người ta tìm thấy một số mảnh gốm. 
- Kinh Chín Huệ: cách Rạch Giá khoảng 23km về phía tây, gồm một gò đất thấp khoảng 0,5m bao quanh gò đất rải đầy. 
IV. Củng cố : 
- Những di chỉ nào thuộc văn hóa Óc Eo ở Kiên Giang? 
- Đặc điểm của các di chỉ đó là gì? 
V. Dặn dò: 
- Học bài, tìm hiểu thêm về văn hóa Óc Eo Kiên Giang. 
- Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật có liên quan. 
 Hết
Họ và Tên: KIỂM TRA:45 Phút
Lớp:.. MÔN:Lịch Sử– Lớp 7
 ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 đ)
Câu 1: Sắp xếp theo thứ tự quá trình diễn ra các sự kiện lịch sử sau: 
1. Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê lập ra nhà Mạc (Bắc Triều) 	¨
2. Trịnh Kiểm lập ra tập đoàn phong kiến họ Trịnh 	¨
3. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ 	¨
4. Nguyễn Kim lập ra Nam Triều 	¨
5. Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn 	¨
6. Chiến tranh Nam - Bắc Triều chấm dứt	¨
7. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấm dứt	¨
Câu 2: Đánh dấu “X” vào ô trống câu ttrả lời đúng. 
¨ Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ.
¨ Nhân dân cùng khổ không chịu được đã nổi dậy khắp nơi. 
¨ Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực quan lại tham nhũng. 
¨ Tất cả các ý trên đều đúng. 
Câu 3: Hãy nêu tên các đền, chùa (lễ hội tiêu biểu ở quê em).
- Chùa : ( tên gọi )
- Đền thờ: thờ ai, có công lao gì?
- Lễ hội: 
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 đ)
Câu 1: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của nó ?ù (2đ)
Câu 2: Tình hình kinh tế nông nghiệp ở nước ta thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào? (3đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về chính trị, xã hội nước ta ở thế kỷ XVI – XVII ? (1đ)
 	BÀI LÀM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu 1: Sắp xếp theo thứ tự quá trình diễn ra các sự kiện lịch sử sau: 
1. Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê lập ra nhà Mạc (Bắc Triều) 	¨
2. Trịnh Kiểm lập ra tập đoàn phong kiến họ Trịnh 	¨
3. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ 	¨
4. Nguyễn Kim lập ra Nam Triều 	¨
5. Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn 	¨
6. Chiến tranh Nam Bắc Triều chấm dứt	¨
7. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấm dứt	¨
Câu 2: Đánh dấu “X” vào ô trống câu ttrả lời đúng. 
¨ Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ.
¨ Nhân dân cùng khổ không chịu được đã nổi dậy khắp nơi. 
¨ Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực quan lại tham nhũng. 
¨ Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3: Hãy nêu tên các đền, chùa (lễ hội tiêu biểu ở quê em).
- Chùa : ( tên gọi )
- Đền thờ: thờ ai, có công lao gì?
- Lễ hội: 
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 đ)
Câu 1: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của nó (2đ)
Câu 2: Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào? (3đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về chính trị, xã hội nước ta ở thế kỷ XVI - XVII (1đ)
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm (4đ) Mỗi ý đúng o,25 đ
Câu 1: 1, 4, 6, 2, 5, 3,7.
Câu 2: a, b, c (Hoặc:Tất cả đều đúng) 
Câu 3: Tùy địa phương nơi ở HS. 
B. Phần tự luận (6đ)
Câu 1: (2 đ)
- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh (1đ) 
Thế kỉ XVII một số giáo sĩ phương tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa.Họ dùng chữ cái La-Tinh ghi âm tiếng Việt
- Vai trò (1đ) Đây là thứ chữviết tiện lợi,khoa học,dễ phổ biến.
Câu 2: Kinh tế nông nghiệp 
* Đàng Ngoài:1,5đ
-Kinh tế nông nghiệp giảm sút.
-Đời sống nông dânđói khổ.
+Mất mùa đói kém xẩy ra dồn dập.
+Nhiều người bỏ làng đi nơi khác
* Đàng Trong: 1,5 đ
-Khuyến khích khai hoang.
+Cung cấp nông cụ,lương ăn,lập thành làng ấp.
+Chiêu tập dân lưu vong,tha tô thuế binh dịch 3 năm,khuyến khích trở về quê cũ làm ăn.
-Năm 1698 đặt phủ Gia Định lập làng xóm mới..
Câu 3: Tình hình chính trị,xã hội nước ta thế kỉ XVI-XVII:1 đ
 Không ổn định, chính quyền luôn thay đổi.
CÂU HỎI
1/ Nêu biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?
2/Vẽ bộ máy nhà nước thời Ngô.Nhận xét
3/ Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh?
4/Em hãy chứng minh Đinh Bộ Lĩnh tiến thêm một bước quan trọng trong việc xây dựng chính quyền tự chủ?
5/Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
6/Nêu nguyên nhân làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?
7/Nhà Lý được thành lập như thế nào?
8/nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
9/Em có nhận xét về chủ trương , chính sách của nhà LÝ đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng
10/Vì sao nói cuộc tập kích của vua tôi nhà Lý vào căn cứ quân sự của nhà Tống là một cuộc tấn công tự vệ chứ không phải tấn công xâm lược?
11/Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ 2(1076-1077) trên lược đồ?
12/Nguyên nhân thắng lợi ,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt?
CÂU HỎI
1/ Nêu biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?
2/Vẽ bộ máy nhà nước thời Ngô.Nhận xét
3/ Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh?
4/Em hãy chứng minh Đinh Bộ Lĩnh tiến thêm một bước quan trọng trong việc xây dựng chính quyền tự chủ?
5/Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
6/Nêu nguyên nhân làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?
7/Nhà Lý được thành lập như thế nào?
8/nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
9/Em có nhận xét về chủ trương , chính sách của nhà LÝ đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng
10/Vì sao nói cuộc tập kích của vua tôi nhà Lý vào căn cứ quân sự của nhà Tống là một cuộc tấn công tự vệ chứ không phải tấn công xâm lược?
11/Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ 2(1076-1077) trên lược đồ?
12/Nguyên nhân thắng lợi ,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống của

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam lich su 7.doc