I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sức mạnh quân sự của quân Mông Cổ và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng.
- Nhận biết về sự chuân bị kháng chiến của nhà Trần. Trình bày được những nét chính về diễn biến của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ năm 1258.
2. Kỹ năng:
- Phân tích so sánh diễn biến cuộc kháng chiến.
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN (THẾ KỶ XIII) Tiết 24. I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN MỘT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ ( 1258) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết được sức mạnh quân sự của quân Mông Cổ và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng. - Nhận biết về sự chuân bị kháng chiến của nhà Trần. Trình bày được những nét chính về diễn biến của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ năm 1258. 2. Kỹ năng: - Phân tích so sánh diễn biến cuộc kháng chiến. 3. Tư tưởng: - Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần 1 (1258) - Học sinh: Học và chuẩn bị bài. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, quan sát, so sánh. IV. Tiến trình dạy học: HĐ 1. Khởi động: (5’) *Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức đã học về việc nhà Trần củng cố quân đội và quốc phòng. *Kiểm tra: CH - Nhà Trần đã làm gì để củng cố quân đội và quốc phòng TL - Quân đội ở nhà trần gồm có cấm quân và quân ở các Lộ. + Cấm quân: Để bảo vệ kinh thành và chiều đình nha vua. + Quân các Lộ: Để bảo vệ các địa phương. - Quân đội cốt tinh nhuệ không cốt đông. - Luôn cử các tướng giói chốt giữ những nơi hiểm yếu quan trọng. *Giới thiệu bài: Đầu năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Vậy cuộc chiến đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 2: Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. (15’) *Mục tiêu: Nhận biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên để làm bàn đạp tấn công vào Nam Tống. *Đồ dùng: Hình 19 SGK - 55 *GV: Từ xưa các bộ lạc du mục Mông Cổ sống ở những vùng thảo nguyên đầu thế kỷ thứ XVIII Nhà nước Mông Cổ được thành lập. Vua Mông Cổ đem quân đi xâm luợc khắp nơi. Người xưa nhận xét: “Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ cũng không mọc được đến đó”, “Không có một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt, không có một ngọn núi một cánh đồng nào không bị quân thù giầy xéo” *( H/S quan sát H.19 SGK trang 55) Qua H.29 em hiểu gì về quân Mông cổ? - Quân đội Mông Cổ lớn mạnh, Tàn ác, có tổ chức, dã man, trang bị tốt. *Giáo viên: Năm 1257 Vua Mông Cô mở cuộc xâm lược Nam Tống để toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được âm mưu đó chúng cho tướng Ngột Lương Hợp Thai, với hơn 3 vạn quân xâm lược Đai Việt rồi từ đại việt => Tấn công Nam Tống phối hợp vời quân từ phía bắc xuống. Đó là kế hoạch “Gọng kìm” diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt. Tại sao Vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước? Vì sau khi chiếm đại việt, biến Đại Việt làm bàn đạp tấn công Nam Tống => phối hợp với quân phía Bắc xuống tạo gọng kìm xuống diệt Nam Tống. Trước khi kéo vào nước ta tướng Mông Cổ đã làm gì ? - Cho xứ giả đưa thư dụ hàng, đe doạ nhà Trần? Vua Trần đã làm gì các xứ giả Mông Cổ đến? - Bắt các xứ giả tống giam vào ngục. Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại việt để làm bàn đạp tấn công lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch “Gọng kìm” tiền dệt Nam Tống HĐ 3: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ. (23’) *Mục tiêu: Nhận biết được công tác chuẩn bị kháng chiến của nhà Trân, trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ. *Đồ dùng: Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống xân lược Mông Cổ. * Đọc phần 2 SGK. Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta Vua tôi nhà Trần đã làm gì? - Ban lệnh cho cả nứơc sắm sửa vũ khí. - Quân đội , đoàn binh được thành lập và ngày đêm luyện tập. *GV: Sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến: - Tháng 1 năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông thao=>Bạch Hạc => Bình Lộ Nguyên (Vĩnh Phú) bị chặn lại tại phòng tuyến Bình Lộ Nguyên. Do Vua Trần Thái Tông chỉ huy trận chiến ắc liệt đã diễn ra tại đây. Thế giặc đã mạnh ta rút về Thăng Long=>Thiên Mạc (Duy tiên-Hà Nam) Nhân dân Thăng Long được lệnh của Triều Đình nhanh chong thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”. Tạm rút khỏi Thăng Long. Giặc kéo quân =>Thăng Long trống vắng không một bóng người không có lương thực thực phẩm. - Quân Mông Cổ điên khùng tàn phá Kinh Thành, bắt giết hại những người còn sót lại. - Trước tình thế đó: Vua trần lo lắng Thái sư Trần Thủ Độ đã tâu “Đầu Thần chưa rơi xuống đất xin bệ Hạ đừng lo”, câu nói đó thể hiện niềm tin chiến thắng của quân dân ta chỉ chưa đầy một tháng quân giặc vấp phải nhiều khó khăn vì thiều lương thực một vài cánh quân đi ra khỏi kinh thành cướp bóc bị nhân dân ta đánh theo lối du kích. Nhân cơ hội này nhà Trần mở đợt phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. - Bị đánh bất ngờ ngày 29 tháng 1 năm 1258 quân Mông Cổ thua trận đã phải rút khỏi Thăng Long. - Trên đường rút chạy bị quân đội nhà Trần truy kích đến Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai) bị quân của Hà Bổng chặn đánh, giặc hốt hoảng phải tháo quân về nước cuộc kháng chiến chưa đầy một tháng kết thúc thắng lợi. Vì sao nhân dân ta đánh bại được quân Mông Cổ? - Biết lui, biết tiến, biết chớp thời cơ. - Đó chính là bài học kinh nghiệm trong lúc đánh giặc của nhân dân ta. đó là kế lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều. * Nhà Trần chuẩn bị. - Ban lệnh sắm sửa vũ khí quân đội ngày đêm luyện tập * Diễn biến. - Tháng 1 năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường Sông Hồng, Sông Thao, =>Bạch Hạc => Bình Lệ Nguyên =>Thăng Long . - Ta rút lui để bảo toàn lực và thực hiện kết hoạch (Vườn không nhà trống) khiến cho giặc gặp nhiều khó khăn về lương thực thực phâm. - Nhân lúc giặc gặp khó khăn ta mở đợt phản công ở Đông Bộ Đầu . * Kết quả. Quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long về nước HĐ 4. Củng cố và HD học bài: (2’ ) *Củng cố: - Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ? - Diễn biến cuộc kháng chiếnchống quân Mông Cổ bằng lược đồ. - Suy nghĩ gì về cách đánh giặc của nhân dân ta? *HD học bài: - Học bài kết hợp theo dõi diễn biến trên lược đồ. - Chuẩn bị cho tiết sau phần II. - Yêu cầu đọc, trả lời các câu hỏi trong bài. *Phụ lục: Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN (THẾ KỶ XIII) Tiết 25. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết được âm mưu xâm lược Đại Việt, Chăm pa của nhà Nguyên, công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của nhà Trần, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần hai của nhà Trần. 2. Kỹ năng: - Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ. 3. Thái độ: - Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, niềm tự hào và tự cường dân tộc biết ơn các anh hùng dân tộc. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Lược đồ cuộc kháng chiến lần hai chống quân xâm lược Nguyên (1285). - Học sinh: Học bài và chuẩn bị theo yêu cầu. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, quan sát, so sánh. IV. Tiến trình dạy học: HĐ 1. Khởi động: (5’) *Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu cho học sinh kiến thức về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258. *Kiểm tra đầu giờ: CH- Trình bày diễn biến trống quân xâm lược Mông Cổ (1258)? TL- Diễn biến: Tháng 1 năm 1258 ba vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường Sông Hồng, Sông Thao,=>Bạch Hạc=>Bình Lệ Nguyên=>Thăng Long. Ta rút lui để bảo toàn lực và thực hiện kết hoạch (Vườn không nhà trống) khiến cho giặc gặp nhiều khó khăn về lương thực thực phâm. Nhân lúc giặc gặp khó khăn ta mở đợt phản công ở Đông Bộ Đầu. Kết quả: Quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long về nước. *Giới thiệu bài: Để rửa nhục, cho cuộc xâm lược Đại Việt bị thất bại lần trước và để thực hiện tham vọng xâm lược Đại Việt=> Đánh chiếm Nam Tống, đế chế Mông - Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt lần hai. Quân dân ta lại một lần nữa kháng chiến tiêu diệt chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 2: Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của Nhà Nguyên. (8’) *Mục tiêu: Nhận biết được sau khi hoàn toàn thống trị được TQ, Vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và chăm pa song thất bại khi xâm lược Chăm Pa. *Gv: Sau thất bại lần một (1258) quân Mông Cổ không chịu từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. - Năm 1279 sau khi thôn tính được nhà Tống vua Mông Cổ lập ra nhà Nguyên. Đặt nền thống trị lên toàn bộ Trung Quốc Hốt Tất Liệt (Vua nhà Nguyên) ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm Pa và Đại Việt. *Mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt: - Quân Nguyên xâm lược Chăm Pa nhằm mục đích gì? - Làm bàn đạp xâm lược Đại Việt. *Gv: 1283, 10 vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Chăm Pa =>bị thất bại phải cố thủ ở phía bắc chuẩn bị tấn công Đại Việt. - Sau khi thống trị hoàn toàn TQ, Vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và chăm pa. - 1283 tướng Toa Đô và 10 vạn quân xâm lược Chăm Pa nhưng bị thất bại. HĐ 3: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. (12’) *Mục tiêu: Nhận biết được việc chuẩn bị chống giặc của vua tôi nhà Trần và khí thế chống giặc xâm lược của quân sĩ. *(H.S đọc mục 2 SGK trang 58) Biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt vua Trần đã làm gì ? - Triệu tập Hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than để bàn kế đánh giặc. Hội nghị này có ý nghĩa rất quan trọng vì sao? - Vì hội nghị tập hợp các vương hầu quan lại nhà Trần để bàn kế sách đánh giặc. *(H.S đọc đoạn in nghiêng SGK trang 58) Hoài Văn Hấn Trần Quốc Toản là người như thế nào? * Năm 1285 vua Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng mời toàn bộ các bô lão có uy tín về để bàn cách đánh giặc. Hội nghị Diên Hồng có tác dụng gì đến việc chuẩn bị đánh giặc? - Hội nghị thể hiện ý trí Kiên Cường của nhân dân Đại Việt. *Tại cuộc tập trận ở Đông Bộ đầu Trần Quốc Tuấn đã đọc “Hịch Tướng Sỹ” trích “Đại Hịch Tướng Sỹ” khởi động lòng yêu nước, khích lệ tinh thần cứu nước. Sau tập trận các nước được lệnh sẵn sàng đánh giặc. Quân sỹ đều trích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay. Việc trích hai chữ “Sát Thát” có ý nghĩa gì? - Quyết tâm cao độ của quân sỹ, thà chết không chịu mất nước. - Vua Trần đã triệu tập Hội nghị ở bến Bình Than, bàn kế sách đánh giặc. - Năm 1285 Vua trần lại tổ chức hội nghị Diên Hồng. - Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. - Cả nước sẵn sàng ra trận, quân sỹ thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay. HĐ 4: Diễn biến và kết qủa của cuộc kháng chiến. (18’) *Mục tiêu: Trình bày diễn biến, rút ra được kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên của quân và dân ta. *Đồ dùng: Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. *Gv sử dụng lược đồ H31 trình bày: - Tháng 1/1285, 50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta (Gấp gần 20 lần so với trước) Chúng vào nước ta theo 2 con đường: + Đường thủy (Sông Hồng) + Đường bộ (Lạng Sơn) Sau một vài trận quyết chiến với giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về vạn kiếp để bảo toàn lực lượng vua Trần đã rất lo. Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái trả lời "Nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần rồi hãy hàng" Thoát Hoan tập trung một lực lượng lớn tấn công Vạn Kiệp. Thế giặc mạnh quân ta phải lui về Thăng Long => Thiên Trường, để bảo vệ cho cuộc rút quân, ta phải bố trí nhiều điểm chặn giặc. Trong một cuộc kìm chân giặc ở thiên mạc Trần Bình Trọng bị giặc bắn giặc dụ dỗ, ông đã trả lời (ta thà làm vua đất Nam còn hơn làm vương đất Bắc). Quân Nguyên tức giận đã chém ông. - Ở Thăng Long nhân dân ta lại thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống” đối phó với giặc. - Quân Thoát Hoan kéo vào vào Thăng Long trống không, buộc chúng phải dựng trại ở phía Bắc Sông Hồng. - Toa Đô được lệnh từ Chăm Pa đánh ra Nghệ An => Thanh Hoá. Thoát Hoan mở đợt tấn công xuống phía Nam nhằm tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân chủ lực của ta. - Trước thế nguy cấp một số quý tộc Trần đã đầu hàng giặc. - Trần Quốc Tuấn ra lệnh phải rút lui củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc phản công mới. Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực của ta, Thoát Hoan đã làm gì? - Cho quân rút về Thăng Long chờ tiếp viện vì chúng thiếu lương thực nghiêm trọng. - Dựa vào thời cơ đó, quân dân nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc nhiều nơi: tập kết cửa Hàm Tử, bến Chương Dương =>tiến vào giải phóng Thăng Long. Giặc nhiều tên bị giết hoảng loạn. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng => quân khênh chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu. - Sau hai tháng quân dân nhà Trần đánh bại hơn 50 vạn quân Nguyên giữ vững nền độc lập dân tộc ta. Em hãy nêu cách đánh của quân ta trong cuộc kháng chiến lần 2 chống Nguyên- Mông? - Đánh tiêu hao lúc đầu. - Rút lui chờ thời cơ khi giặc mạnh. - Vườn không nhà trống. - Cơ hội đến giặc yếu ta tấn công. Tháng 1/1285, 50. vạn quân Nguyên do thoát hoan chỉ huy tiến vào nước ta. - Quân ta sau một vài trận đánh chặn giặc đã rút về vạn kiếp – Thăng Long – Thiên Truờng để bảo toàn lực lượng. - Cùng một lúc Toa đô từ Chăm Pa đánh ra Nghệ An – Thanh Hoá. Quân của thoát Hoan mở đợt tấn công xuống phía nam hòng tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta. - Nhân lúc quân giặc gặp khó khăn Nhà trần cho quân phản công, đánh và tiêu diệt giặc ở nhiều nơi. Kết quả : Nhiều tên giặc bị tiêu diệt phần còn lại chốn chạy về nước. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng về nước. Toa Đô bị chém đầu. HĐ 5. Củng cố và HD học bài: (2’ ) *Củng cố: - Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược ra sao? - Sự kiện nào ý chí quyết tâm kháng chiến của quân dân Nhà Trần ? - Diễn biến cuộc kháng chiến bằng lược đồ. *HD học bài: - Suy nghĩ về cách đánh giặc của quân, dân thời Trần. - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên 1285. - Học chuẩn bị bài cho tiết học sau: Yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi.
Tài liệu đính kèm: