Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

1. Về kiến thức:

- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức.

-So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỹ cương, trật tự xã hội.

 2. Về kỹ năng:

 Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kỳ lịch sử.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3078Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :19/01/2010 Tiết theo PPCT: 40
Ngày dạy :22/01/2010
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức: 
- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức. 
-So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỹ cương, trật tự xã hội.
 2. Về kỹ năng: 
 Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kỳ lịch sử. 
3. Về thái độ: 
- Giáo dục cho HS niềm tự hào và thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc. 
II. Phương tiện dạy học: 
- Bảng phụ bộ máy chính quyền thời Lê sơ. 
- Máy chiếu Projector.
III. Thiết kế bài học: 
1. Ổn định lớp: 
2. Nhắc lại kiến thức cũ: 4’
(Trước khi cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ, GV ghi đề bài lên bảng, giải thích ngắn gọn vì sao gọi là thời Lê sơ – kích hoạt máy chiếu slide 1).
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam sơn?
Đất nước sạch bóng quân thù.
Giành lại được độc lập tự chủ cho nhân dân.
Mở ra thời kì phát triển mới, cao hơn của đất nước Đại Việt.
3. Giới thiệu bài mới: 1’ Đây là cơ sở và điều kiện thuận lợi để đất nước Đại Việt đạt được những thành tựu mới về chính trị, quân sự, pháp luật. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu nội dung này. (Giáo viên ghi nội dung mục I lên bảng- I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT)
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. Sau khi quốc hiệu Đại Việt được khôi phục, nhà Lê tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới như thế nào? à mục1.
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
14’
11’
10’
* Hoạt động 1:
Kích hoạt sơ đồ trống sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Cho HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành sơ đồ với những gợi ý có sẵn.
GV ghi kết quả trả lời của nhóm lên bảng nháp, cho nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kích hoạt đèn chiếu và chỉnh sửa kết quả của HS.
Đính sơ đồ đã hoàn thiện sẵn lên bảng, cho HS vẽ vào vở. 
Giải thích nhiệm vụ của 6 bộ trên máy chiếu 
Kích hoạt 2 sơ đồ : Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần và bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Yêu cầu HS thảo luận và trả lời: sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ có gì khác:
+ Quyền lực của nhà vua.
+ Các cơ quan, chức vụ.
+ Các đơn vị hành chính.
? Nhận xét chung về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
Khẳng định: Điều này không những thể hiện một bước tiến trong quá trình xây dựng nhà nước thời Lê Sơ mà còn rất cần thiết cho hoàn cảch lịch sử Đại Việt ở thế kỉ XV
Kích hoạt Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ trống, có đánh số thứ tự. Cho HS đứng taiï chỗ xác định tên 13 đạo và 1 phủ theo số thứ tự. HS xác định đến đâu GV kích hoạt hiệu ứng đến đo.ù
Kích hoạt quá trình mở rộng lãnh thổ Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
Liên hệ thực tế
? Em có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt thời Lê Sơ so với thời Trần?
* Kết luận: Xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh là kết quả của cuộc cải cách hành chính lớn (1460 - 1471) của vua Lê Thánh Tông và lãnh thổ Đại Việt được mở rộng hơn trước là kết quả của công cuộc khai khẩn đất hoang, đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước của các thành phần dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
* Chuyển ý: Để bảo vệ bộ máy nhà nước vừa mới xây dựng cũng như ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ lãnh thổ, thời Lê sơ đã tổ chức quân đội ntn?--> mục 2
* Hoạt động 2:
? Nghiên cứu sgk và lần lượt trả lời các ý trên bảng?
Chốt ý va øghi bảng
Kích hoạt đoạn trích trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam” trên máy chiếu.
? So sánh điểm giống và khác giữa cách tổ chức quân đội thời Lê Sơ (đã ghi trên bảng mục 2 và đoạn trích trên) với cách tổ chức quân đội thời Trần?
Kích hoạt câu nói của vua Lê Thánh Tông.
? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua câu nói trên?
Kết luận: Như vậy với việc tổ chức quân đội và củng cố quốc phòng, thời Lê sơ, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông, không chỉ xây dựng được quân đội mạnh, bảo vệ được cương vực lãnh thổ mà còn đảm bảo được quyền lực của nhà vua cả về chính trị lẫn quân sự.
Chuyển ý: Để quản lý xã hộâi, thời Lê sơ đã xây dựng luật pháp như thế nào? à mục 3.
* Hoạt động 3:
? Luật pháp thời Lê sơ được xây dựng như thế nào? 
Bổ sung: thời Thái Tông, Nhân Tông chưa có bộ luật riêng cho triều Lê. Năm 1483, Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) (vì bộ luật ra đời thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức)
? Nội dung cơ bản?
Kích hoạt nội dung cơ bản các bộ luật thời Lý, Trần và Lê sơ .
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa bộ luật thời Lê sơ với bộ luật thời Lý, Trần ?
?Nêu nhận xét chung về bộ luật Hồng Đức?
Khẳng định: chính vì vậy, bộ luật Hồng Đức được sử dụng suốt 4 thế kỷ (XV - XVIII). Do đó, luật pháp thời Lê sơ có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
Sơ kết bài học: 
Tóm lại, với những điều kiện thuận lợi sau chiến thắng quân Minh, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, quân sự, pháp luật. Có thể nói, thời Lê sơ, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông, là thời kì cường thịnh của quốc gia Đại Việt.
Thảo luận à Hoàn thành sơ đồ. 
Nhận xét.
.
HS vẽ vào vở
Những điểm khác:
+ Quyền lực tập trung mạnh vào trong tay vua (bỏ các chức quan cao cấp nhất, các đại thần chỉ giúp việc, quyền hành bị hạn chế).
+ Các cơ quan đầy đủ hơn (các bộ, tự, khoa); các chức vụ được tăng thêm, đặc biệt là hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ trung ương(Ngự sử đài) đến địa phương (Hiến ti) .Đặc biệt là ở địa phương, ở cấp đạo có 3 cơ quan phụ trách 3 công việc khác nhau: Đô ti (quân đội), Thừa ti (dân sự), Hiến ti (thanh tra) mà không tập trung quyền lực vào trong tay 1 viên An phủ sứ như trước àTính phân tán, cục bộ địa phương được khắc phục và bị hạn chế.
- Các đơn vị hành chính được tổ chức qui củ, chặt chẽ để trung ương dễ dàng giám sát địa phương.
Trả lời:
+ Là bộ máy nhà nước được tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất lúc bấy giờ.
+ Là một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh, mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua
Lắng nghe
.
Quan sát
- HS xác định.
Lãnh thổ được mở rộng hơn.
Lần lượt trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
Ghi vào vở
Trả lời:
+ Giống: 
Chế độ: ngụ binh ư nông
Binh chủng: bộ, thuỷ, tượng, kị.
Vũ khí: giáo mác, cung tên, đao kiếm, hoả đồng
Cách rèn luyện: luyện tập võ nghệ, chiến trận trận hằng năm.
+ Khác:
Thời Lê Sơ:
Không có quân đội vương hầu, quí tộc.
Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.
Chú trọng cả số lượng và chất lượng. 
Trả lời: đề cao trách nhiệm bảo vệ đất nước, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo trừng trị thích đáng kẻ thù.
Trả lời theo sgk
Trả lời theo sgk
Trả lời:
+ Giống: 
Đều thể hiện rõ nét ý thức giai cấp.
Đều khuyến khích phát triển kinh tế.
+ Khác: 
Bộ luật thời Lê sơ đầy đủ và tiến bộ hơn:
Đầy đủ: vừa mang tính giai cấp vừa mang tính dân tộc.
Tiến bộ: nổi lên ý thức bảo vệ quyền lợi phụ nữ và người dân tự do, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
Tự nhận xét
xã
huyện
Châu
Phu û
1. Tổ chức bộ máy chính quyền:
VUA
6 Bộ
Địa phương
13 đạo (đứng đầu mỗi đạo là 3 ti)
Phủ
Châu
Huyện
Các cơ quan chuyên môn
Trung ương
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ
Xã
* Nhận xét:
- Là một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh, được tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất lúc bấy giờ.
Lãnh thổ được mở rộng hơn.
2. Tổ chức quân đội:
Chế độ: ngụ binh ư nông
Binh chủng: bộ, thuỷ, tượng, kị.
Vũ khí: giáo, mác, cung tên, đao, kiếm, hoả đồng, hoả pháo.
Cách rèn luyện: luyện tập võ nghệ, chiến trận hằng năm.
* Quốc phòng: Thực hiện chính sách vừa kiên quyết vừa mềm dẻo.
3. Luật pháp:
Năm 1483, Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được ban hành.
Nội dung cơ bản: (Sgk)
à Là bộ luật đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật Việt Nam thời phong kiến
IV. Củng cố - luyện tập: 4’
Kích hoạt máy chiếu 2 bài tập trắc nghiệm, cho HS đọc, chọ ý đúng. Lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng rồi đưa ra kết luận chung.
V. Dặn dò 1’
1- Bài mới học:
- Vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền 
- Trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp.. 
1- Bài sắp học:
Tổ 1: Nhận xét những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiêp.
Tổ 2: Nhận xét tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ.
Tổ 3: Nhận xét chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ. 
 Cả lớp: 
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?
 VI.Rút kinh nghiệm: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSU7MOIPHAIIN.doc