- Mục tiêu bài hoc:
a, Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn
b, Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt.
c, Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 1 - Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ ************************** 1- Mục tiêu bài hoc: a, Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn b, Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt. c, Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn. 2- Chuẩn bị của GV và HS: a, Thầy : SGK, tranh ảnh , Tư liệu tham khảo. b, Trò : Đọc trước bài, SGK . 3- Tiến trình bài dạy: a, Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ) * Đặt vấn đề vào bài mới Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà cần đến một KH. Đó là KH LS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay b, Dạy nội dung bài mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu khái niệm lịch sử ( 14’). - GV đọc mục 1- SGK. ? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đã có hình dạng như ngày nay không? . ? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì.? HS đọc mục 1-SGK. Suy nghĩ và trả lời ( Mọi vật đều có sự hình thành, phát triển và biến đổi) Tìm hiểu SGK và trả lời 1/ Lịch sử là gì. - Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử là 1 khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ . HĐ2: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc học lịch sử ( 14’) - GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK Chia nhóm thảo luận: ? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?. ? Vậy chúng ta có cần biết sự thay đổi đó.không ? Tại sao phải học lịch sử? Quan sát H1- SGK Chia nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm nhận xét, bổ sung Tìm hiểu SGK và trả lời. 2- Học lịch sử để làm gì. + Là để hiểu được cội nguồn DT, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta . + Biết được sự phát triển của nhân loại HĐ3: Tìm hiểu các tư liệu lịc sử (12’) Cho HS đọc mục 3-SGK. ? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay? - GV cho HS quan sát H2. ? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.? ? Căn cứ vào đâu để biết được lịch.sử./ - GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy dạy của cuộc sống". Đọc SGK và tìm hiểu nội dung. Tìm hiểu SGK và trả lời. ( Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật) Quan sát và miêu tả. Tìm hiểu SGK và trả lời. ( Bằng đá, ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ . Tìm hiểu SGK và trả lời. Tìm hiểu và theo dõi. 3- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. - Dựa vào tư liệu: + Tư liệu truyền miệng ( +Tư liệu chữ viết + Tư liệu hiện vật ( c, Củng cố, luyện tập. GV hệ thống kiến thức cơ bản. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK. Học thuộc bài cũ. ************************************* Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 2 - Bài 2 CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ ************************************* 1- Mục tiêu bài học: a, K.thức: HS hiểu tầm quan trọng của việc tính thời gian trong LS. Thế nào là dương lịch, âm lịch và công lịch. Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch. b, Kỹ năng: Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại. c, Thái độ: Giáo dục HS quý trọng thời gian và tính chính xác KH về thời gian. 2- Chuẩn bị của GV và HS. a, GV : Quả địa cầu, lịch treo tường. b, HS : Đọc trước bài, lịch treo tường. 3- Tiến trình bài dạy. a, Kiểm tra bài cũ (5’) ? L.sử là gì ? Học L.sử để làm gì ? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? * Đặt vấn đề vào bài mới Các em đã biết LS là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại LS phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian cách tính thời gian trong LS như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này. b, Dạy nội dung bài mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu cách xác định thời gian ( 10’) Cho HS đọc mục 1-SGK ? Xem lại H1&2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên ccách đây bao nhiêu năm? ? Vậy việc xác định thời gian có cần thiết không? Vì sao? Chia nhóm thảo luận: ? Dựa vào đâu, bằng cách nào con người sáng tạo ra cách tính thời gian? Đọc bài và tìm hiểu nội dung. Tìm hiểu, quan sát và trả lời. Tìm hiểu và trả lời. Thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời Các nhóm nhận xét, bổ sung. 1-Tại sao phải xác định thời gian? -Việc xác định thời gian là thực sự cần . - Cơ sở để tính thời gian: + Dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại. + Dựa vào hoạt động của Mặt trăng, Mặt trời. HĐ2: Tìm hiểu về cách tính thời gian ( 15’) Cho HS đọc bài. ? Hãy xem bảng ghi “ Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào? ? Em hiểu thế nào là âm lịch, dương lịch? Đọc mục 2-SGK và tìm hiểu nội dung. Quan sát bảng ghi và trả lời. Tìm hiểu và trả lời. 2- Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - Thời gian được tính theo ngày, tháng, năm, giờ, phút - Lịch có 2 loại: +Âm lịch: +Dương lịch: HĐ3: Tìm hiểu sự ra đời của công lịch. ( 15’) Cho HS đọc bài. ? Thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không ?. ? Em hiểu công lịch là gì. GV hướng dẫn HS cách ghi thời gian. . Đọc bài và tìm hiểu nội dung. Tìm hiểu SGK và trả lời. Theo dõi cách ghi thời gian. 3- Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? -Thế giới cần phải có 1 lịch chung - Công lịch là lịch chung cho các DT trên thế giới ( Dương lịch). - Theo công lịch + 1 năm có 12 tháng =365 ngày 6 giờ. + 100 năm là 1 thế kỷ. + 1000 năm là 1 thiên niên kỉ. c, Củng cố, luyện tập. GV hệ thống kiến thức cơ bản. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK. Học thuộc bài cũ. ************************************* Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 4 - Bài 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG ****************************** 1- Mục tiêu bài học: a, K.thức: HS tự củng cố về: - Quá trình tan rã của XH nguyên thuỷ, xã hội có gia cấp và nhà nước ra đờì . Nhà nước đầu tiên đã hình thành ở phương Đông từ cuối thiên niên kỷ thứ IV, đầu thiên niên kỷ III TCN. b, Kỹ năng: Rèn kỹ năng q.sát tranh ảnh. c, Thái độ: Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia g/c trong XH và về nhà nước chuyên chế. 2- Chuẩn bị của GV và HS: a, GV: Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông . b, HS: Đọc trước bài, xem lược đồ trong Sgk. 3- Tiến trình bài dạy: . a.Kiểm tra bài cũ : * Đặt vấn đề vào bài mới: Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Những nhà nước đầu tiên được hình thành ở đâu? trong thời gian nào? Cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước đó ra sao? Chúng.ta tìm hiểu bài học hôm nay. b, Dạy nội dung bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu sự ra đời các quốc gia cổ đại ( 10’) GV sử dung lược đồ các quốc gia cổ đại Phương Đông để xác định vị trí. ? Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở lưu vực các con sông lớn? ? Cư dân ở đây làm nghề gì? Chia nhón thảo luận: ? Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua H.8? Quan sát lược đồ và xác định vị trí Tìm hiểu và trả lời. Tìm hiểu SGK và trả lời. Chia nhóm thảo luận. - HS quan.sát H.8. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm nhận xét, bổ sung. 1- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? - Từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông ( Ai Cập,Lưỡng Hà, Ân Độ, Trung Quốc) được hình . - Kinh tế chính là nông nghiệp - Biết làm thủy lợi. HĐ2: Tìm hiểu xã hội cổ đại phương Đông. ( 8’) Cho HS đọc bài. ? XH cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Cho HS đọc phần kênh chữ nhỏ trong SGK ? Qua 2 điều luật trên,người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào ? Đọc bài. Tìm hiểu và trả lời. - HS quan sát H.9 và đọc phần chữ nhỏ trong SGK. Tìm hiểu và trả lời. 2 - Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? - Xã hội cổ đại phương Đông gồm 2 tầng lớp: +Tầng lớp thống trị: + Tầng lớp bị trị: HĐ3: Tìm hiểu nhà nước cổ đại phương Đông ( 10’) Cho HS đọc bài. ? Nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu ? ? Vậy em hiểu thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế. Chia nhóm thảo luận: ? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước chuyên chế phương Đông? Đọc bài. Tìm hiểu và trả lời. Tìm hiểu và trả lời ( Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.) Chia nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày sơ đồ. Các nhóm nhận xét, bố sung.. 3 - Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông . Vua Quý tộc, quan lại Nông dân Nô lệ c, Củng cố, luyện tập. GV hệ thống kiến thức cơ bản. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Học bài cũ, nắm vững nội dung bài. - Đọc trước bài 5 và trả lời câu hỏi SGK. ************************************* Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 5 - Bài 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY ****************************** 1- Mục tiêu bài học: a, Kiến thức: HS nắm được - Tên vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây. - Điều kiện tự nhên vùng đất Địa trung hải, ko thuận lợi cho p.triển nông nghiệp. - Những đặc điểm về nền tảng cơ cấu và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô ma cổ đại. - Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây. b, Kỹ năng: Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát.triển kinh tế. c, Thái độ: GDHS ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong XH. 2- Chuẩn bị của GV và HS: a, GV: - Bản đồ thế giới. - Tranh về các quốc gia cổ đại phương Tây. b. HS: Đọc trước bài 5. phiếu học tập. 3- Tiến trình bài dạy a, Kiểm tra bài cũ: ? Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Vì sao các quốc gia này lại hình thành trên lưu vực các con sông lớn.? * Đặt vấn đề vài mới. Sự xuất hiện nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có điều kiện thuận lợi mà còn xảy ra ở cả phương Tây, những vùng khó khăn. ở nơi này những nhà nước đầu tiên đã hình thành như thế nào. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. b, Dạy nội dung bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây ( 12’) Cho HS đọc bài. Hướng dẫn HS quan sát H10-SGK. ? Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời từ bao giờ? Chia nhóm thảo luận: ? Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa các nước P ... ời Tìm hiểu SGK và trả lời 2- Thuật luyện kim được phát minh - Nhờ có sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim - Kim loại đầu tiên: Đồng HĐ3: Tìm hiểu sự ra đời của nghề trồng lúa nước.( 10’) Cho HS đọc bài. ? Những dấu tích nào chứng tỏ người nguyên thủy phát minh ra nghề trồng lúa? . ( Công cụ bằng đá, đồng, đồ đựng, dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa..) HS đọc bài. Tìm hiểu SGK và trả lời 3- Nghề nông trồng lúa nước ra đời . - Cư dân định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông, ven biển . - Nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá phát triển + Trồng trọt: Cây lúa nước, rau đậu, bầu, bí.Cây lúa trở thành cây lương thực chính. + Chăn nuôi; Lợn, chó, dê. => Cuộc sống ổn định hơn c, Củng cố, luyện tập. GV hệ thống kiến thức cơ bản. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. Học thuộc bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới. ************************************* Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 12- Bài 11 NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI ************************** 1- Mục tiêu bài hoc: a, Kiến thức: HS hiểu được. - Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực. - Sự nảy xinh những vùng VH trên khắp ba miền đất nước chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là VH Đông Sơn. b, Kỹ năng: Bồi dưỡng kĩ năng nhận biết, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ. c, Thái độ: Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn DT 2- Chuẩn bị của GV và HS: a, Thầy : Tranh ảnh, Hộp phục chế. b, Trò : SGK, phiếu học tập . 3- Tiến trình bài dạy: a, Kiểm tra bài cũ. ? Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào? * Đặt vấn đề vào bài mới: Sự chuyển biến về kinh tế là điều kiện dẫn đến sự chuyển biến về đ/sống xã hội., xã hội có gì mớiChúng ta tìm hiểu bài học hôm nay b, Dạy nội dung bài mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu sự phân công trong lao động (12’) Cho HS đọc bài ? Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá? ? Sự phân công lao động diễn ra như thế nào? HS đọc bài Suy nghĩ và trả lời Tìm hiểu SGK và trả lời. 1-Sự phân công lao động được hình thành - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp=> Sự phân công lao động giưa nam giới và phụ nữ hình thành. + Phụ nữ: làm việc nhà, tham gia vào sản xuất nông nghiệp như cấy, hái, dệt vải, làm gốm... + Nam giới: làm nông nghiệp , săn bắt, , đánh cá, chế tác công cụ , đồ trang sức ( nghề thủ công ) HĐ 2: Tìm hiểu sự thay đổi trong xã hội ( 12’) Cho HS đọc bài ? Các làng bản hình thành như thế nào? Chia nhóm thảo luận: ? Em có suy nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ? Gv kết luận. HS đọc bài Tìm hiểu SGK và trả lời Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung 2-Xã hội có gì đổi mới ? - Bộ lạc hình thành. - Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. - Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng ( già làng ). - Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng. - Xã hội đã có sự phân chia giàu nghèo. HĐ 3: Tìm hiểu sự phát triển mới trong xã hội ( 15’) ?Nhận xét địa điểm phát triển của nền văn hoá nước ta?. - GV cho HS quan sát H 31, 32, 33, 34 miêu tả và nhận xét. HS suy nghĩ và trả lời (Khắp trên cả nước, tập trung ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ). HS quan sát H 31, 32, 33, 34 miêu tả và nhận xét. 3- Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thaae nào? - Từ thế kỷ VIII- I TCN đã hình thành các nền văn hoá phát triển: + Óc Eo (An Giang) ở Tây nam Bộ. +Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam Trung Bộ. + Văn hoá Đông Sơn ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ . - Đồng gần như thay thế đá. + Công cụ đồng : Lưỡi cày , lưỡi rìu + vũ khí đồng : lưỡi giáo , mũi tên =>Cuộc sống ổn định hơn. c, Củng cố, luyện tập. GV hệ thống kiến thức cơ bản. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. Học thuộc bài theo câu hỏi SGK cuối mục, bài -Đọc và tìm hiểu trước bài 12 ************************************* Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 13- Bài 12 NƯỚC VĂN LANG ************************** 1- Mục tiêu bài hoc: a, Kiến thức: HS sơ bộ nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhg đó là 1 tổ chức quản lý đất nước bền vững đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước. b, Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng vẽ bản đồ một tổ chức quản lý. c, Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào DT và tổ chức cộng đồng. 2- Chuẩn bị của GV và HS: a, Thầy : Bản đồ VN, tranh ảnh. Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương. b, Trò : SGK, phiếu học tập . 3- Tiến trình bài dạy: a, Kiểm tra bài cũ. ? Xã hội có gì đổi mới? * Đặt vấn đề vào bài mới: Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Chúng.ta tìm hiểu bài 12. b, Dạy nội dung bài mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu sự phân công trong lao động (12’) - GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ ở Bắc, Bắc Trung Bộ. Chia nhóm thảo luận: ? Theo em truyện Sơn Tinh Thủy Tinh nói lên hành động gì của ND ta thời đó? GV kết luận. ? Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong các hình ở bài 11? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang.? Quan sát bản đồ và xác định vị trí của Bắc Bộ và bắc trung Bộ. Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung Suy nghĩ và trả lời Tìm hiểu và trả lời 1- Nhà nước Văn Lang ra đời - Vào khoảng thế kỷ VIII-VII TCN ven sông lớn ở Bắc, Bắc Trung Bộ hình thành những bộ lạc lớn, sản xuất p.triển. - Nảy sinh mâu thuẫn giàu nghèo - ND chống lũ lụt bảo vệ mùa màng. - Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc. - Trong hoàn cảnh đó các bộ lạc có nhu cầu thống nhất với nhau dưới sự chỉ huy của một người => Nhà nước Văn Lang ra đời. HĐ 2: Tìm hiểu sự thành lập Nhà nước Văn Lang. (12’) Cho HS đọc bài. ? Nhà nước Văn Lang được hình thành như thế nào.? HS đọc bài. Tìm hiểu và trả lời 2- Nhà nước Văn Lang thành lập. - Thế kỷ VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hình thành 1 quốc gia gọi là nước Văn Lang. - Người thủ lĩnh lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang ( Bạch Hạc- Phú Thọ) HĐ 3: Tìm hiểu tổ chức của Nhà nước Văn Lang. (15’) GV sử dụng sơ đồ SGK và hướng dẫn HS tìm hiểu. ? Cho HS luyện vẽ sơ dồ nhà nước Văn Lang? ? Gọi HS giải thích câu danh ngôn? Quan sát sơ đồ và tìm hiểu. Tìm hiểu và vẽ sơ đồ. Giải thích câu nói của Bác Hồ. 3- Tổ chức Nhà nước Văn Lang - Đứng đầu là vua Hùng, giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng. - Nhà nước chia ra làm 15 bộ, đứng đầu bộ là lạc tướng. - Dưới bộ là chiềng chạ (làng bản) đứng đầu là Bồ chính. - Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, chưa có pháp luật. c, Củng cố, luyện tập. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Học thuộc bài cũ, nắm chắc nội dung bài. - Đọc trước bài 13 và trả lời câu hỏi SGK. ************************************* Lớp dạy: 6A Tiết (TKB) Ngày dạy..sĩ số : vắng: Tiết 14- Bài 13 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG ************************** 1- Mục tiêu bài hoc: a, Kiến thức: HS hiểu thời Văn Lang người dân VN đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai. b, Kỹ năng: Rèn kỹ năng liên hệ thực tế khách quan. c, Thái độ: GD lòng yêu nước và ý thức về văn hoá DT. 2- Chuẩn bị của GV và HS: a, Thầy : Tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt trống. b, Trò : SGK, phiếu học tập . 3- Tiến trình bài dạy: a, Kiểm tra bài cũ. ? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích? * Đặt vấn đề vào bài mới: Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội p.triển, trên 1 địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Để tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. b, Dạy nội dung bài mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu KT nông nghiệp và các nghề thủ công(12’) ? Qua các hình ở bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất dể gieo trồng bằng công cụ gì? ( Cày đồng ). ? Những nghề thủ công gì được phát triển thời kì này? HS quan sát H 36, 37, 38 ?em nhận thấy nghề nào được p.triển thời bấy giờ? ? Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì. Quan sát và trả lời. Tìm hiểu SGK và trả lời Quan sát, tìm hiểu và trả lời. Tìm hiểu SGK và trả lời 1-Nông nghiệp và các nghề thủ công a, Nông nghiệp: - Văn Lang là một nước nông nghiệp + Trồng trọt: lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, bí và cây ăn quả. + Chăn nuôi: gia súc trâu, bò, lợn, gàchăn tằm. b, Thủ công nghiệp: - Nghề làm gốm, dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá. - Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao: Đúc lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, thạp đồng - Ngoài ra người Văn Lang còn biết rèn sắt. HĐ 2: Tìm hiểu đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. (12’) ? Vì sao cư dân Văn Lang lại ở nhà sàn?. ( Tránh ẩm thấp, thú dữ .) ? Tại sao đi lại của cư dân Văn Lang chủ yếu bằng thuyền.? ( Ven sông, lầy lội). ? Quan sát hình trang trí mặt trống (H38) và nhận xét. Suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời. Suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời. Quan sát và nhận xét. 2- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Ở nhà sàn ( làm băng tre, gỗ, nứa...) - Ở thành làng chạ. - Đi lại bằng thuyền. - Bữa ăn: cơm nếp, tẻ, rau, cá; dùng bát, mâm, muôi; dùng mắm, muối, gừng. - Mặc: + Nam đóng khố, mình trần, chân đất. + Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều kiểudùng đồ trang sức trong ngày lễ. HĐ 3: Tìm hiểu đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. (15’) Cho HS đọc bài. ? Xã hội được phân chia như thế nào? ? Sau những ngày lao động vất vả cư dân Văn Lang làm gì? ? Em hiểu gì về đời sống tín ngưỡng của cư dân Văn lang? HS đọc bài. Tìm hiểu SGK và trả lời Tìm hiểu SGK và trả lời Suy nghĩ và trả lời 3- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ?. -Xã hội chia thành nhiều tầng lớp: Quí tộc, dân,tự do, nô tỳ. - Tổ chức lễ hội, vui chơi. - Có phong tục ăn trầu, làm bánh. - Tín ngưỡng: Thờ cúng lực lượng tự nhiên: Mặt Trăng, Mặt Trời - Người chết được chôn trong thạp, bìnhvà có đồ trang sức. - Có khiếu thẩm mĩ cao. c, Củng cố, luyện tập. GV hệ thống kiến thức cơ bản. d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà. Học thuộc bài theo câu hỏi SGK cuối mục, bài -Đọc và tìm hiểu trước bài 14 *************************************
Tài liệu đính kèm: