Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ- trung kì trung đại) (Tiết 1)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ- trung kì trung đại) (Tiết 1)

Kiến thức:

 - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản (lãnh chúa và nông nô).

 -Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

 - Hiểu được thành thi trung đại xuất hiện như thế nào?

 - Kinh tế trong thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao?

2. Tư tưởng:

 - Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng nt cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ CHNL sang xã hội phong kiến.

3. Kĩ năng:

 - Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến

 - Biết tận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội phong kiến.

 

doc 65 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ- trung kì trung đại) (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: 
khái quát lịch sử thế giới trung đại
Ngày soạn:.......................................
Ngày giảng: 
Tiết 1 - Bài 1:
Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu âu (thời sơ- trung kì trung đại)
a. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
	- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản (lãnh chúa và nông nô).
	-Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
	- Hiểu được thành thi trung đại xuất hiện như thế nào?
	- Kinh tế trong thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao?
2. Tư tưởng:
	- Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng nt cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ CHNL sang xã hội phong kiến.
3. Kĩ năng:
	- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến 
	- Biết tận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội CHNL sang xã hội phong kiến.
b. CHUẩN Bị:
	- Chuẩn bị bản đồ Châu Âu thời phong kiến, một số tranh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại, những tư liệu đề cập đến chế độ chính trị, kinh tế, xã hội trong các lãnh địa phong kiến.
C. pHƯƠNG PHáP:
	- Hoạt động cá nhân và cả lớp
d. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định: 	
	- Kiểm tra sỹ số:.
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới:
	Vào cuối TK thứ V, trước sự tan rã của các quốc gia cổ đại PT, hàng loạt các vương quốc mới được hình thành ở châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, ý... Để hiểu được sự hình thành XHPK châu Âu , đặc trưng cơ bản của lãnh địa PK, sự r5a đời, hoạt động của thành thị trung đại, chúng ta cùng tìm hiểu ND bài học hôm nay.
	b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
H: Đọc SGK phần 1.
G: Dùng lược đồ + giảng.
- Từ thiên niên kỉ I tcn các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp, Rô-ma phát triển tồn tại đến thế kỉ V.
? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người GiéC.man đã làm gì?
- Từ phương Bắc người GiécMan tràn xuống tiêu diệt các quốc gia này lập nên nhiều vương quốc mới.
Ăng -glô Xắc -xông -Anh
Phơ -răng -Pháp
Tây -gốt -Tây Ban Nha
Đông -ốt -I-tA.li-a...
? Sau đó người Giéc Man còn làm gì?
- Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự biến đổi của xã hội phong kiến Châu Âu?
- Bộ máy nhà nước CHNL sụp đổ.
- Các giai cấp mới xuất hiện (lãnh chúa và nông nô)
? Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến?
? Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào.
? Quan hệ giữa các giai cấp ấy như thế nào?
- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa.
G: Sơ kết chuyển ý.
G: Giảng theo SGK.
H:Đọc ở trong lãnh địa... thu tô thuế à hết.
? Em hiểu như thế nào là “lãnh địa”?
(?) Hãy cho biết đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?.
G: So sánh liên hệ với thái ấp, điền trang ở Việt Nam.
? Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Xã hội cổ đại 2 giai cấp chủ nô - nô lệ.
Nô lệ là công cụ biết nói.
- Xã hội phong kiến 2 giai cấp lãnh chúa - nông nô.
Nông nô nộp tô thuế cho lãnh chúa.
H:Quan sát H1 SGK, thảo luận nhóm theo câu hỏi.
? Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H.1 SGK?
- Lãnh địa là khu vực đất đại khá rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, rừng núi, ao hồ... Bên trong lãnh địa có lâu đài quý tộc, có nhà thờ và thôn xóm của dân. Lâu đài thường nằm ở trung tâm lãnh địa, được XD trên mỏm đá cao. Tất cả các lâu đài đều có hào sâu và nhiều thành đá dày, cao bao bọc. Muốn vào lâu đài, phải qua cây cầu bằng gỗ treo trên dây xích gang nặng trịch, bắc qua hào sâu. Trong lâu đài có phòng ở của lãnh chúa và gia đình. Lãnh chúa được gọi ông vua con không bao gì phải lao động
? Đặc trưng kinh tế lãnh địa là gì?
G:Sơ kết chuyển ý.
Từ thế kỉ V đến X – kt lãnh địa.
- Từ thế kỉ XI... xuất hiện kinh tế hàng hoá.
Thành thị xuất hiện à xã hội thay đổi.
H:Tiếp cận SGK.
G:Giảng.
H:Đọc SGK từ “nhưng từ thế kỉ...”
? Đặc điểm của thành thị là gì 
- Nơi giao lưu, buôn bán, tập trung đông dân cư
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại?
? Cư dân trong thành thị gồm những ai?Họ làm nghề gì?
- Cư dân:Thợ thủ công, thương nhân, sản xuất trao đổi, buôn bán.
? Đặc trưng KT của thành thị là gì?
? Nền KT trong các thành thị có điẻm gì khác với nền KT lãnh địa?
- Khác về đặc trưng
H:Quan sát bức tranh H2 SGK ?
? Em hãy miêu tả lại cuộc sống của thành thị qua bức tranh?
- Một bãi đất trống đặt ở trung tâm TP được chọn làm nơi họp chợ. Chợ trở thành nơi náo nhiệt nhất để trao dổi và buôn bán sản phẩm. Những người đến chợ chủ yếu là lái buôn, thợ, thương nhân. Họ mang theo sản phẩm và các loại nông sản như lương thực, rau quả, thịt cá... từ nông thôn ra; cũng có khi hàng hoá đưa từ nhiều nước châu Âu như Anh, I-tA.li-a, Tiệp Khắc, Hung-gA.ri... sang; thậm trí có hàng hoá xa xỉ từ phương Đông mang đến để trao đổi như gấm vóc, đá quý, dược liệu, hồ tiêu, quế...
? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì? (vai trò của thành thị thời trung đại?)
G: Sơ kết. 
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ V người GiáC.man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây lập nên quốc gia mới.
* Những biến đổi trong xã hội:
- Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng đất, phong tước vị à lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ, nông dân à nông nô (lệ thuộc lãnh chúa).
à Xã hội phong kiến hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Lãnh địa: là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài, thành quách...
- Lãnh chúa: Sống xã hoa, đầy đủ.
- Nông nô: Đói nghèo cực khổ, chống lãnh chúa.
- Đặc trưng: tính chất tự cung, tự cấp, đóng kín
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
- Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu sản xuất và trao đổi, buôn bán
- Đặc trưng KT: sản xuất thủ công và buôn bán, hình thành các phường hội, thương hội
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất và buôn bán, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
	4. Củng cố:
	- Giáo viên củng cố kiến thức toàn bài.
	? Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?
	? Nền kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị có gì khác nhau?
	G: Nhấn mạnh: xã hội phong kiến Châu Âu ra đời là hợp quy luật.
	- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị, kinh tế độc quyền, tự cấp, tự túc đây là biểu hiện của sự phân quyền Châu Âu khác với xã hội phong kiến tập quyền phương đông.
	- Sự xuất hiện thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy xã hội phong kiến, kinh tế hàng hoá phát triển đồng thời là nguyên nhân làm cho xã hội phong kiến suy vong.
	5. Dặn dò:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Đọc trước bài 2 SGK
	- Sưu tầm lịch sử thế giới trung đại.
E. rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:......................................................
Ngày giảng: .
Tiết 2 – Bài 2:
Sự suy vong của chế độ phong kiến và 
sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
a. mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
	- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí như là một trong những yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
	- Quá trình hình thành sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu.
2. Tư tưởng:
	- H: Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu.
	- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.
3. Kĩ năng:
	- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí.
	- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.
b. chuẩn bị:
	- Bản đồ thế giới.
	- Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí tàu, thuyền...
	- Sưu tầm các câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
c. phương pháp:
	- HĐ cá nhân và cả lớp
d. tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
	- KTSS:................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
	a) Câu hỏi
	? Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành như thế nào?
	? Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa?
	? Vì sao thành thị trung đại lại xuất hiện?
	? Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thành thị?
	b) Đáp án: Vở ghi mục 1 + 2
3. Bài mới:
	a. Dẫn vào bài:
	Sang thế kỉ XV nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, họ cần tiêu thụ hàng hoá và mua nguyên liệu nhưng những con đường lục địa đã bị độc chiếm vì vậy người phương Tây đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí bắng đường biển, thị trường mở rộng, kinh tế hàng hoá phát triển đã phá vỡ chế độ phong kiến hình thành xã hội tư bản Châu Âu...
	b. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung bài học
H: Đọc SGK
G: Sơ lược SGK
? Vì sao lại có những cuộc phát kiến địa lí (nguyên nhân)?
? Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện nhờ có điều kiện nào?
- Khoa học phát triển, đóng tàu lớn, có la bàn...
H: Quan sát H3 SGK
? Em hãy mô tả con tàu CA.rA.ven?
- Đây là loại tàu có bánh lái, được lắp những cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc hình tam giác màu trắng. Trên boong tàu thường đặt những khẩu đại bác lớn để sử dụng khi có cướp biển. Phía đuôi tàu có 1 trục giữ bánh lái. Do nhẹ và dễ điều khiển, loại tàu này có thể lướt nhanh khi có những luồng gió ngược. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thuỷ tinh được chế tạo ở Vơ-ni-dơ để đo thời gian và ước lượng kinh độ.
GV giới thiệu H.4: Đây là ảnh Cô-lôm-bô người đã tìm kiếm và phát hiện ra châu Mĩ vào cuối năm 1429. Trong ảnh ông đầu đội mũ vải đen, khoác áo đen giản dị, mái tóc màu bạch kim, sỗng mũi thẳng, đôi mắt sáng ánh lên niềm khát khao khám phá những điều mới mẻ ở thế giới bên ngoài với 1 nghị lực phi thường.
? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ?
- HS tự trình bày
G: Dùng lược đồ kể về những cuộc phát kiến địa lí.
- 1415 Hoàng tử Hen-ri (người Bồ Đào Nha) sang lập ra trường đại học hàng hải thiên văn, địa lí, từ 1416 năm nào cũng có 1 đoàn thám hiểm ra đi họ mất 82 năm mới tìm ra ấn Độ.
- 8/1487 Nhà thám hiểm Báctơmi Điaxơ đã đến được mũi cực Nam Châu Phi gặp bão bất ngờ thổi bật xuống cực Nam (Mũi bão táp, mũi Hảo Vọng).
... Thuỷ thủ nổi loạn trở về.
- 1498 Vax-cô-đơ GA.ma (người Bồ Đào Nha) ông hoàn thành con đường sang ấn Độ lúc đó ông mới 28 tuổi, với 160 thuỷ thủ khi trở về mang hàng trị giá 60 lần số tiền dùng cho chuyến đi từ đó họ độc chiếm con đường ấn Độ 18 năm liền à sang Trung Quốc, Nhật.
- Củng thời gian này Crit-Xốp Cô-lôm-bô (người Bồ Đào Nha) ông là nhà buôn, nhà nghiên cứu thiên văn, địa lí, hoạ đồ. Nảy ra ý định sang Đông Nam á qua đại tây dương ông trình kế hoạch lên quốc vương Bồ không được chấp nhận ông sang Tây Ban Nha thực hiện 4 chuyến đi sang Châu Mĩ nhưng ông tưởng đó là ấn Độ. Sau này Amêri Gô khẳ ... c ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ thời Lý.
3. Kĩ năng:
	- Quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một số công trình nghệ thuật.
B. chuẩn bị:
- Sưu tầm các loại tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.
C. phương pháp:
*) PP: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích...
	*) KT: Động não, các mảnh ghép, quan sát kênh hình.
D. tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:...........................
2. Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi:
(?) Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
(?) Hãy nêu những nét chính của nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp.
b) Đáp án: 
	- Vở ghi
3. Bài mới?
	a. Dẫn vào bài:
	Dưới thời Lý nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp thương nghiệp nước ta đều đạt những thành tựu rực rỡ. Đời sống vật chất của nhân dân đầy đủ, sung túc, bên cạnh đó nền văn hoá tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao. Vậy để hiểu rõ hơn về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân...
	b. Các hoạt động dạy – học:
II. Sinh hoạt xã hội và văn hoá
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài học
H: Đọc SGK.
? Em hãy nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý?
? Về sơ đồ giai cấp trong xã hội?
? So với thời Định – Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
- Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn giai cấp địa chủ càng tăng, nhân dân tá điền bị bóc lột ngày càng tăng.
? Đời sống của các tầng lớp thống trị như thế nào?
- Giàu có đầy đủ
? Đời sống các tầng lớp bị trị ra sao?
- Nhân dân là lực lượng chính được chia ruộng đất – tô thuế.
- Thợ thủ công, thương nhân – thuế làm nghĩa vụ.
- Nhân dân nghèo nhận ruộng đất, nộp tô thuế.
- Nhân dân tá điền đời sống gắn chặt giai cấp địc chủ.
- Nô tì: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội phục vụ, lầm việc nặng, họ là tù binh hoặc do nợ, tự bán mình... cuộc sống của họ không đảm bảo.
G: Sơ lược chuyển ý.
H: Đọc SGK.
“Từ đầu... à 1000 người... làm sư”
? Nhà Lý đã làm gì để phát triển nền giáo dục?
G: Văn miếu được xây dựng 1070 đây là miếu thờ tổ đạo nho do Khổng Tử sáng lập và là nơi dạy học cho con vua.
Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở.
Năm 1076 nhà quốc tử giám được dựng trong khu văn miếu, đây được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt, lúc đầu chỉ dành cho các con vua về sau được mở rộng cho con quý tộc và người giỏi trong nước.
? Vị trí của đạo phật dưới thời Lý?
H: Quan sát H.24 + 25 SGK.
- Tượng phật A-di-đà nằm trong chùa phật tích Bắc Ninh, được xây dựng thế kỉ VII - X. Bức tượng này được vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057.
- Chùa một cột “diên hựu”. (Phúc lành dài lâu) được xây dựng 1049 thời Vua Lý Thái Tông, chuyện kể rằng khi vua về già mà chưa có con trai nên vua thường đến chùa cầu tự, một đêm vua mơ thấy đức phật quan âm hiện lên trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây Thăng Long, trên tay bế một đứa con trai đưa cho vua... sau đó vua sinh con trai... cho xây chùa.
G: Nhân dân ta ưa thích ca hát nhảy múa.
? Em hãy kể tên các hoạt động văn hoá dân gian? 
? Hãy kể tên các công trình kiến trúc, điêu khắc thời Lý?
H:Xem H 25, 26.
? Em có nhận xét gì về các công trình kiến trúc thời Lý?
- Kiến trúc tinh vi, thanh thoát, hình rồng mình trên, uốn khúc, uyển chuyển à đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, hoàn chỉnh, thăng hoa như về với cội nguồn
G: Tổng kết: Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hoá riêng của dân tộc văn hoá-Thăng Long.
1. Những thay đổi về mặt xã hội:
Thống trị:
Quan lại
Hoàng tử, công chúa
Nông dân giàu
Được cấp hoặc có ruộng
Địa chủ
Nông dân
(Từ 18 tuổi trở lên)
Được nhận đất của làng xã
Nông dân thường
Nông dân không có ruộng
Nhận ruộng của địa chủ, cày cho địa chủ
Nông dân tá điền
2. Giáo dục và văn hoá:
- Năm 1070 nhà Lý xây dựng văn miếu.
- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1076 Quốc tử giám được thành lập
- Đạo phật rất phát triển, được coi trọng dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông lớn, dịch kinh phật...
- Văn hoá:
+ Hát chèo, múa rối.
+ Dàn nhạc, trống, kèn, sáo, nhị.
+ Đá cầu, vật, đua thuyền.
- Kiến trúc độc đáo: Rồng thời Lý- văn hoá Thăng Long chùa Một Cột.
à Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt à Nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
4. Củng cố:
	(?) Hãy nêu những thành tựu văn hoá thời Lý.
(?) Hãy kể tên các công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý.
5. Hướng dẫn:
	- Học bài theo các câu hỏi trong SGK
	- CBB: Làm BT Lịch sử
E. rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:..........................
Ngày giảng: ..
Tiết 19:
Làm bài tập lịch sử chương I – II
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Hệ thống lại kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ X – XI (Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý) để đảm bảo nắm chắc kiến thức lịch sử hơn.
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh cách trả lời hay làm một bài tập lịch sử hoặc trả lời câu hỏi ở dạng trắc nghiệm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc, ý thức vươn lên trong học tập, lao động.
B. Chuẩn bị;
- Tranh ảnh, vở bài tập, bảng phụ, máy chiếu.
C. Phương pháp:
*) PP: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích tổng hợp...
	*) KT: Động não, các mảnh ghép, quan sát kênh hình, tia chớp, XYZ.
D. tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:.....................
2. Kiểm tra bài cũ:
a) Câu hỏi: 
	(?) Giáo dục và văn hoá thời Lý phát triển ra sao?
b) Đáp án: 
	- Mục 2 vở ghi
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động dạy – học:
	- GV: Phân công tổ, chia nhóm giao bài tập.
	- Giao bài tập cho học sinh.
	+ Tổ 1: làm bài tập 2, 3, 4 (18, 19, 20)
	+ Tổ 2: làm bài tập 1, 2, 3 (21, 22)
	+ Tổ 3: làm bài tập 1, 2, 3 (25, 26)
	+ Tổ 4: làm bài tập 2 (28) và bài tập 2, 3 (30)
	- Làm bài tập chung cả lớp.
	- Bài tập 1, 2, 3 trang 34, 35; bài tập 2 (36)
	à GV: Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
	- Chấm điểm vở bài tập của các em có vở bài tập.
	- GV: Cho HS chơi trò chơi ô chữ và làm bài tập trắc nghiệm trên máy chiếu.
4. Củng cố:
	- GV: Khái quát những ND cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập
E. rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:..........................
Ngày giảng: 
Tiết 20
Ôn Tập
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức. 
- Hệ thống kiến thức lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam X- XI.
- Khắc sâu kiến thức cơ bản, trọng tâm cho học sinh.
2.Tư Tưởng.
- Rèn cho học sinh nhớ các sự kiện lịch sử và tư duy logic, giúp học sinh có cách nhìn toàn diện lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
- Rèn kĩ năng trình bày diễn biến theo bản đồ.
3. Kĩ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh cách trả lời hay làm một bài tập lịch sử hoặc trả lời câu hỏi ở dạng trắc nghiệm.
B. chuẩn bị:
- Tranh ảnh, vở bài tập, bảng phụ, máy chiếu
C. Phương pháp:
*) PP: Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích tổng hợp...
	*) KT: Động não, các mảnh ghép, quan sát kênh hình, tia chớp, XYZ.
D. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
- Kiểm tra sỹ số:..................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự châunr bị của HS
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài học
? Thời gian hình thành, phát triển, suy vong của xã hội phong kiến Châu Âu?
? Những cuộc phát kiến địa lí có tác động như thế nào đến xã hội phong kiến Châu Âu?
- Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển đem lại cho giai cấp tư sản Châu Âu nguồn lợi nhuận khổng lồ, nguyên liệu quý giá vàng, bạc, châu báu, đất đai, Châu á, Phi, Mĩ La Tinh tan ra Châu Mĩ.
? Giai cấp tư sản đấu tranh chống phong kiến mở đầu trên lĩnh vực nào?
- Phong trào văn hoá phục hưng, tôn giáo, góp phần thúc đẩy cuộc khởi nghĩa nhân dân bùng nổ, làm cho đạo 
 + Kitô phân hoá
 + Ki tô giáo - cựu giáo.
 + Đạo tin lành - tôn giáo.
? Thời gian hình thành, phát triển, suy vong chế độ phong kiến phương Đông?
? Hãy so sánh với sự hình thành phát triển, suy vong của chế độ phong kiến Châu Âu?
- Ra đời sớm.
- Phát triển chậm.
- Suy yếu kéo dài à bị phương Tây xâm lược.
? Hãy kể tên các thành tựu đạt được Trung Quốc?
- Giấy, in, la bàn, thuốc súng à văn, thơ, khoa học, nghệ thuật, cổ trung...
? Thời gian ra đời phát triển?
? Những thành tựu văn hoá của ấn Độ, chữ Phạm?
+ Tác phẩm thơ ca, Kinh vê-đa.
+ Đạo Hin-đu.
+ 2 Bộ sử thi nổi tiếng: Ma-ha-kha-ru-tu và Ra-ma-ya-na.
Kiến trúc Hin-đu.
? Kể tên các vương quốc Đông Nam á: Inđônêxia, Mianma, Lào, CPC, Thái Lan, Việt Nam...
? Em hãy nêu công lao của Ngô Quyền?
? Em hãy nêu công lao của Đinh Bộ Lĩnh.
? Vì sao Lê Hoàn được suy tôn làm vua?
? Lý Công Uẩn là người như thế nào?
Vì sao được suy tôn làm vua?
? Thuật lại cuộc kháng chiến chống Tống 1075- 1077?
? Hãy tìm những nét độc đáo trong cách đánh của Lí Thường Kiệt?
 1. Châu Âu Phong kiến:
- Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành thế kỉ V.
- Thời gian phát triển từ XI- XIV- XV. - Thành thị trung đại.
- Kinh tế hàng hoá.
- Phát kiến địa lí
- Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng.
- Thế kỉ XVI- suy vong- các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến...
2. Phương Đông phong kiến:
- Hình thành thế kỉ I - X (III tcn Trung Quốc).
- Thời gian phát triển XI - XV.
- Thời gian suy yếu XVI - XIX CN tư bản.
a. Trung Quốc phong kiến:
- Hình thành thế kỉ III TCN Tần trải qua nhiều triều đại phong kiến với nhiều giai đoạn thăng trầm.
- Phát triển mạnh nhất ở thế kỉ X - XVI.
- Suy yếu ở thế kỉ XVII - XIX.
- Bị thực dân phương Tây xâm lược XIX - XX à nửa thuộc địa.
b. ấn Độ thời phong kiến:
- Hình thành thế kỉ IV.
- Phát triển từ IV - giữa V đầu VI bị diệt vong bị người nước ngoài thống trị.
+ XII bị người Thổ Nhĩ Kì thôn tính lập ra vương Triều hồi giáo Đêli.
+ XVI bị người Mông Cổ thống trị lập vương triều hồi giáo Môgôn.
+ XIX bị thực dân Ânh xâm lược à thuộc địa của Anh.
c. Các quốc gia phong kiến Đông Nam á
- X thế kỉ đầu cn.
- X - XV phát triển.
- XVI - Xĩ suy yếu bị thực dân xâm lược.
3. Việt Nam từ X-XI:
- Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý.
- 939 Ngô Quyền xâm lược nền độc lập.
- 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha.
- 950 Ngô Xương Văn giành ngôi
- 965 Chính quyền Ngô suy yếu - loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất - Đinh.
- 968 Đinh - Đại Cồ Việt. Xây dựng Hoa Lư.
- 979 Lê Hoàn - Tiền Lê.
- 981 Kháng chiến chống Tống sông Bạch Đằng, xây dựng pháp triển kinh tế xã hội.
- 1009 Triều Tiền Lê chấm dứt.
- 1010 Lý Công Uốn - Lý.
- Đại Việt 1054.
+ Luật hình thư 1042.
+ Xây dựng quân đội, xâydựng khối đoàn kết.
+ Kháng chiến chống Tống 1075-1077
(Lý Thường Kiệt)
4. Củng cố:
	(?) Nêu các sự kiện nổi bật của VN từ TK X – XI.
5. Hướng dẫn:
	- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK, ôn lại toàn bộ nội dung bài đã học.
	- Chuẩn bị giờ sau Kiểm tra 1 tiết
E. rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an su 7Mau moi.doc