Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

I/ Mục tiêu bài học :

1.Về kiến thức : giúp HS hiểu và biết :

-Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu .

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến ”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến .

-Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại .

2. Về tư tưởng :

-Thấy được sự phát triển hợp qui luật của XH loài người: chuyển từ XH CHNL sang XHPK.

 

doc 149 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tuần 1: NS: 20.08.09
Tiết 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
I/ Mục tiêu bài học : 
1.Về kiến thức : giúp HS hiểu và biết :
-Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu .
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến ”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến .
-Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại . 
2. Về tư tưởng :
-Thấy được sự phát triển hợp qui luật của XH loài người: chuyển từ XH CHNL sang XHPK.
3. Về kỹ năng :
- Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XH CHNL sang XHPK.
II/Chuẩn bị tài liệu :
-Đối với GV :Bản đồ Châu Âu thời phong kiến .
+Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại .
- Đối với HS : nghiên cứu trước bài ở nhà .
III/ Tiến trình bài học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Ghi bảng 
1. Hoạt động 1: 1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu : ( 17 phút )
-GV: chỉ trên lược đồ . Từ thiên kỉ I TCN , các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rôma phát triển ,tồn tại đến thế kỉ thứ V. Từ phương Bắc, người Giecman tràn xuống và tiêu diệt các quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới .
(1) Sau khi xâm chiếm người Giecman đã tiến hành các công việc gì ?
(2) Những việc đó làm xã hộiõ phương Tây biến đổi như thế nào ?
(3) Lãnh chúa phong kiến là những người như thế nào ?
(4) Nông nô là những người ntn ?
(5) Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở châu Âu như thế nào ?
1. Chia ruộng đấùt phong tước vị cho nhau .
2 . Bộ máy nhà nứơc chiếm hữu nô lệ sụp đổ.
- Các tầng lớp mới xuất hiện .
3 . Những người vừa có tước vị, vừa có ruộng đất .
4 . Xuất thân từ nô lệ và nông dân .
5. Quan hệ giữa người chủ và nô lệ.
a) Hoàn cảnh lịch sử 
-Cuối thế kỉ V, người Giecman tiêu diệt các quốc gia cổ đại .
b) Biến đổi trong xã hội :
-Tướng lĩnh , quí tộc được chia ruộng đất , phong tước vị -> lãnh chúa phong kiến .
- Xuất hiện nô lệ và nông dân.
- Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến -> XH phong kiến hình thành .
2. Hoại động 2: 2/ Lãnh địa phong kiến : ( 13 phút )
(1) Như thế nào là lãnh địa , lãnh chúa , nông nô ?
-GV: liên hệ với điền trang và thái ấp thời nhà Trần .
(2) Em có nhận xét gì về lãnh địa phong kiến qua hình 1 ?
(3) Đời sống sinh hoạt trong lãnh địa như thế nào ?
(4) Đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến ?
(5) Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến ?
1 . Lãnh địa là vùng đất do quí tộc pk chiếm được , lãnh chúa là người đứng đầu lãnh địa . Nông nô là người đứng đầu lãnh địa, phải nộp tô thuế cho lãnh chúa .
2 . Qui mô rộng lớn ,đồ sộ đầy đủ , nhà cửa, trang trại, nhà thờ như một đất nước thu nhỏ 
3 . Lãnh chúa giàu có nhờ bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô .Ngược lại nông nô sống hết sức cực khổ và nghèo đói .
4 . Tự sản xuất và tiêu dùng , không trao đổi với bên ngoài -> tự cung tự cấp .
5. Xã hội cổ đại gồm chủ nô và nô lệ , nô lệ chỉ là “công cụ biết nói” .Còn xã hội phong kiến gồm lãnh chúa và nông nô , nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa .
- Lãnh địa là vùng đấùt rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong dó có lâu đài thành quách .
- Đời sống trong lãnh địa : lãnh chúa sống xa hoa , nông nô sống đói nghèo khổ cực -> chống lãnh chúa .
- Đặc điểm kinh tế :tự cung tự cấp, khômg trao đổi với bên ngoài 
3. Hoạt động 3: 3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại: ( 10 phút )
(1) Đặc điểm của thành thị là gì?
(2) Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào ?
(3) Thành phần cư dân trong thành thị ? Họ làm nghề gì ?
(4) Thành thị ra đời có ý nghĩa gì ?
-GV: hướng dẫn HS miêu tả cuôïc sống ở thành thị qua bức tranh ở hình 2 SGK .
1 . Là nơi giao lưu buôn bán , tập trung đông dân
2 . Do hàng hoá nhiều -> cần trao đôûi buôn bán -> lập xưởng sản xuất, mở rộng thành thị trấn -> thành thị ra đời .
3 . Thợ thủ công và thương nhân.
-Họ sản xuất và buôn bán, trao đổi hàng hoá .
4 . Thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển -> tác động đến sự phát triển của xã hội phong kiến .
a) Nguyên nhân :
-Cuối thế kỉ , sản xuất phát triển, hàng hoá thừa được đưa đi bán -> thị trấn ra đời -> thành thị trung đại xuất hiện .
b) Tổ chức :
- Tầng lớp : thợ thủ công và thương nhân .
- Thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển 
4. Hoạt động : Củng cố : ( 3 phút )
- Hãy điền vào chỗ trống từ phù hợp : lãnh chúa phong kiến , cung kiếm, tiệc tùng, hội hè, xa hoa, lao động .
-Đứng đầu cai quản mỗi lãnh địa là lãnh chúa phong kiến .Họ có mọi quyền hành trong lãnh địa như một ông “vua con’’. Họ không bao giờ phải lao động , suốt ngày chỉ luyện tập cung kiếm, hoặc tổ chức tiệc tùng hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Đời sống xa hoa.
5. Hoạt động 5: Về nhà : ( 2 phút )
- Học bài cũ , chuẩn bị các câu hỏi sau:
Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu ?
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành như thế nào?
Tuần 1: NS: 21.08.09
Tiết 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành QHSX TBCN .
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu.
2. Về tư tưởng : 
-Thấy được tính tất yếu, tính qui luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XH TBCN ở Châu Âu.
- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu .
3. Về kĩ năng :
-Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, chỉ được các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí.
-Biết khai thác tranh ảnh lịch sử .
II. Chuẩn bị tài liệu:
- Đối với GV : Bản đồ thế giới .
+Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí .
+Sưu tầm các câu chuyện về những cuộc phát kiến địa lí.
- Đối với HS : nghiên cứu bài và chuẩn bị các câu hỏi GV đã cho .
III.Tiến trình bài học:
Hoạt động dạy
Hoạt đôïng học
Ghi bảng
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
- Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành như thế nào ?Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa .
-Cuối thế kỉ V người Giecman tiêu diệt các quốc gia cổ đại .
- Tướng lĩnh , quí tộc được chia ruộng đất phong tước vị -> gọi là lãnh chúa phong kiến .
-Xã hội xuất hiện nô lệ và nông dân .
- Nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa -> xã hội phong kiến hình thành .
- Đặc điểm kinh tế của lãnh địa là :tự cung tự cấp, không giao lưu với bên ngoài . 
2. Hoạt động 2: 1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí: ( 20 phút )
(1) Vì sao lại có các cuộc phát kiến địa lí?
(2) Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện trên cơ sở nào ?
-GV: hướng dẫn HS mô tả con tàu Caraven -> đây là thành tựu của khoa học kĩ thuật .
(3) Hãy nêu các cuộc phát kiến lớn về địa lí ? 
- GV : dùng lược đồ giới thiệu .
-GV: đọc những đoạn tư liệu miêu tả về hành trình gian nan của các đoàn thám hiểm để thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí .
(4) Các cuộc phát kiến địa lí mang kại kết quả gì ?
(5) Các cuộc phát kiến địa lí đó có ý nghĩa gì ?
1 . Do sản xuất phát triển các thương nhân, thợ thủ công cầc thị trường và nguyên liệu 
2 . Do kĩ thuật phát triển : đóng được tàu lớn có la bàn 
3 . HS trình bày trên bản đồ :
+ 1487: Điaxơ vòng qua cực Nam Phi .
+1492 : Côlômbô tìm ra Châu Mỹ .
+1498 : Vascôđơgama đến Aán Độ .
+1519-1522 : Magienlan vòng quanh trái đất .
4 . Tìm ra các con đường mới để nối liền các châu lục, đem về nguồn lợi cho GCTS Châu Âu .
5 . Là cuộc cách mạng về khoa học kĩ thuật , thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển 
- Nguyên nhân :
+ Sản xuất phát triển 
+Cần nguyên liệu và thị trường tiêu thụ .
-Các cuộc phát kiến địa lí lớn: (SGK) 
- Kết quả :
+ Tìm ra những con đường mới .
+ Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu.
+ Thị trường buôn bán được mở rộng .
- Ý nghĩa :
+Là cuộc CM về giao thông và tri thức .
+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển .
3. Hoạt động 3: 2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu : ( 15 phút )
-GV: các cuộc phát kiến lí đã giúp cho việc giao lưu buôn bán được phát triển. Quá trình tích luỹ TB đựơc hình thành. Đó là q/ trình tạo ravốn ban đầu và người làm thuê.
(1) Quí tộc và thương nhân Châu Aâu đã tích luỹ vốn và đã giải quyết công nhân bằng cách nào ?
(2) Tại sao quí tộc pk không sử dụng nông nô để lao động?
(3) Quí tộc và thương nhân sử dụng nguồn vốn tích luỹ như thế nào?
(4) Những việc làm đó tác động như thé nào đến xã hội ?
(5) Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ tầng lớp nào?
(6) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào 
1 . Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa .
- Buôn bán nô lệ da đen .
- Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa ->không có việc làm -> làm thuê .
2 . Để sử dụng nô lệ da đen -> thu nhiều lợi hơn.
3 . Lập xưởng sản xuất qui mô lớn .
-Lập các công ti thương mại .
- Lập các đồn điền rộng lớn .
4 . Hình thức kinh doanh tư bản thay thế chế độ tự cung tự cấp.
-Các giai cấp mới được hình thành .
5 . Tư sản bao gồm quí tộc , thương nhân và chủ đồn điền .
-VS là những người làm thuê bị bóc lột .
6.Tư sản bóc lột thậm tệ giai cấp vô sản -> quan hệ sản xuất phong kie ... ïc . 
	II . Chuẩn bị :
- Đ/v GV: tranh ảnh , tài liệu liên quan đến các thành tựu văn hoá được nêu trong bài . 
Đ/v HS : Học sinh chuẩn bị các câu phần GV cho .
	III . Hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
1 . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày khởi nghĩa Phan Bá Vành và Nông Văn Vân . 
- Năm 1821 khởi nghĩa bùng nổ ở Trà Lũ ( Nam Định ) sau đó nhanh chóng lan rộng sang các tỉnh Thái Bình , Nam Định, Hải Dương , Quảng Yên . 
- Năm 1827 nhà Nguyễn tập trung lực lượng lớn bao vây tấn công –> KN thất bại . Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu đầu TK XIX .
* KN Nông Văn Vân :
- Năm 1833 cuộc khởi nghĩa bùng nổ sau đó lan rộng ra cả vùng Việt Bắc thu hút đông đảo các dân tộc thiểu số .
- Sau nhiều lần tấn công không thành , 1835 nhà Nguyễn tập trung tấn công - > khởi nghĩa bị đàn áp . 
2 . Hoạt động 2 : 1 . Văn học : 
(1) Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào ?
(2) Kể một vài tác phẩm mà em biết 
(3) Trong thời kì này nền văn học nước ta có những tác giả nào tiêu biểu ?
- GV nhấn mạnh : Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới . Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du . 
(4) Trong số những tác giả , tác phẩm văn học em thấy có gì mới ?
(5) Hiện tượng này nói lên điều gì ?
(6) Văn học thời kì này phản ánh điều gì ?
(7) Tại sao dòng văn học bác học lại phát triển rực rỡ đạt đến đỉnh cao trong thời kì này ?
1 . Tục ngữ ,ca dao, hò vè , truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm 
2 . Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, vè Chàng Lía 
3 . Nguyễn Du , Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương , Cao Bá Quát 
- “ Truyện Kiều” , “ Bánh trôi nước”, “Qua Đèo Ngang” 
4 . Là sự xuất hiện của hàng loạt nhà thơ nữ nổi tiếng như : Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan 
5 . Cuộc đấu tranh của phụ nữ chống lại sự phân biệt hà khắc đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến bảo thủ . 
6 . Phản ánh sâu sắc cuộc sống đương thời , thể hiện khát vọng tự do , hạnh phúc của con người .
- Lên án những hủ tục thói hư tật xấu của chế độ phong kiến . 
7 . Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến .
- Là giai đoạn bão táp cách mạng , sôi động trong lịch sử .
- Văn học phản ánh hiện thực xã hội thời kì này là cơ sở để văn học phát triển . 
- Văn học dân gian : tục ngữ , ca dao, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm 
- Văn học bác học : Truyện Kiều , Bánh trôi nước , Qua Đèo Ngang  
=> Phản ánh cuộc sống xã hội, lên án chế độ phong kiến , phản ánh nguyện vọng khát khao của nhân dân . 
3 . Hoạt động 3 : 2 . Nghệ thuật : 
(1) Văn hoá dân gian bao gồm những đề tài nào ?
(2) Quê em có những điệu hát dân gian nào ?
- Giời thiệu dòng tranh Đông Hồ cho HS xem 1 số bức tranh : Đánh vật, chăn trâu thổi sáo , Đám cưới chuột, Hứng dừa 
(3) Em có nhận xét gì về đề tài trong tranh dân gian ?
(4) Những thành tựu nổi bật về kiến trúc thời kì này ?
- GV cho xem ảnh Chùa Tây Phương ( Thạch xá , Thạch Thất , Hà Tây ) . Khu Hoàng thành ở kinh đô Huế . 
(5) Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc chùa Tây Phương ?
- GV Giới thiệu 18 pho tượng Chùa Tây Phương với những phong cách tư thế khác nhau ( thơ Nguyễn Đình Thi) , Một vài nét sơ lược về 1 vài pho tượng .
- Cho học sinh xem hình 9 đỉnh đồng ở Huế khắc 9 danh thắng nổi tiếng ?
(6) Em có nhận xét gì về nghệ thuật đúc đồng thời kì này ?
1 . Sân khấu : chèo tuồng, quan họ , ví dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi 
2 . Giới thiệu : hát bội , tuồng 
3 . Mang đậm tính dân tộc .
- Phản ánh mọi mặt sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân . 
4 . Chùa Tây Phương, hệ thống Hoàng thành ở Kinh đô Huế và lăng tẩm các vua Nguyễn 
5 . Kiến trúc đặc sắc , mái cong kiểu cung đình tạo sự cao quý tôn nghiêm .
6 . Đạt đếùn trình độ cao . Thể hiện tài hoa của người thợ thủ công .
- Văn nghệ dân gian : quan họ, hò , ví dặm 
- Sân Khấu : tuồng chèo 
- Xuất hiện dòng tranh dân gian đặc sắc Đông Hồ và Hàng Trống . 
- Kiến trúc với nghệ thuật đặc sắc , ấn tượng , độc đáo : Hoàng thành Huế , chùa Tây Phương 
- Điêu khắc đồng , tạc tượng tài hoa .
4 . Hoạt động 4 : Củng cố : Nối sự kiện ở cột A với cột B tương ứng 
Cột A
Cột B
Nguyễn Du 
- Phản ánh cuộc sống , nguyện vọng của nhân dân 
Hồ Xuân Hương 
- Truyện Kiều
Bà Huyện Thanh Quan 
- Bánh trôi nước .
Nội dung văn học thời kì này 
- Thạch Thất – Hà Tây 
Chùa Tây Phương 
- Qua Đèo Ngang
- Danh nhân văn hoá thế giới . 
5 . Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài cũ , chuẩn bị các câu hỏi sau :
1 . Hãy nêu một số thành tựu khoa học – kĩ thuật ở nước ta cuối TK XVIII – Đầu TK XIX ?
2 . Những thành tựu khoa học – kĩ thuật ở nước ta thời kì này phản ánh điều gì ?
Tiết 61 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC 
( CUỐI TK XVIII – NỬA ĐẦU TK XIX ) ( tiếp theo )
Tuần 31: NS: 07.04.10
I . Mục tiêu bài học :
	1 . Về kiến thức : giúp HS hiểu các kiến thức .
	- Nhận thức rõ bước tiến quan trọng trong các ngành nghiên cứu , biên soạn lịch sử , địa lí và y học dân tộc .
	- Một số kĩ thuật phương Tây đã được người thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả chưa nhiều .
	2 . Về tư tưởng :
- Trân trọng , ngưỡng mộ , tự hào đối với những thành tựu văn hoá , khoa học mà ông cha ta đã sáng tạo ra . Góp phần hình thành ý thức bảo vệ và phát huy những truyền thống của dân tộc . 
	3 . Về kĩ năng :
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích , trình bày suy nghĩ riêng về các tác phẩm có trong bài học . 
	II . Chuẩn bị :
- Đ/v GV: tranh ảnh , tài liệu liên quan đến các thành tựu khoa học kĩ thuật được nêu trong bài . 
Đ/v HS : Học sinh chuẩn bị các câu phần GV cho .
	III . Hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
1 . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu tình hình văn học nước ta cuối TK XVIII – đầu TK XIX ?
- Văn học dân gian : tục ngữ , ca dao, truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm 
- Văn học bác học : Truyện Kiều , Bánh trôi nước , Qua Đèo Ngang  
=> Phản ánh cuộc sống xã hội, lên án chế độ phong kiến , phản ánh nguyện vọng khát khao của nhân dân . 
2 . Hoạt động 2 : 1 . Giáo dục thi cử :
(1) Giáo dục thi cử thời kì này có những thành tựu gì ?
(2) Tình hình thi cử thời kì này ntn ?
1 . Thời Quang Trung ban Chiếu lập học tạo điều kiện cho mọi người đều được đi học .
- Dưới thời Nguyễn xây dựng Quốc Tử Giám để tuyển chọn con em quan lại , những người học giỏi .
- Năm 1836 cho thành lập “Tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài .
2 . Vẫn như cũ không có gì thay đổi . 
- Vua Quang Trung ban hành Chiếu lập học .
- Xây dựng Quốc tử Giám ở Huế .
- Năm 1836 xây dựng Tứ dịch Quán dạy tiếng nước ngoài 
3 . Hoạt động 3 : 2 . Sử học , địa lí học : 
(1) Trong thời kì này sử học nước ta có những tác giả , tác phẩm nào tiêu biểu ?
- GV Nhấn mạnh : Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của TK XVIII tinh thông nhiều lĩnh vực : sử học, văn học 
(2) Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của LQĐ ?
(3) Những công trình nghiên cứu lớn về địa lí ?
- GV : nhấn mạnh 3 người Trịnh Hoài Đức , Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh là 3 tác giả lớn Gia Định tam gia trong lĩnh vực địa lí .
(4) Những thành tựu về y học ?
- GV cho xem ảnh Lê Hữu Trác . Giới thiệu Lê Hữu Trác xuất thân từ 1 gia đình nho học ở Hưng Yên , thông cảm sâu sắc với nổi khổ của nhân dân , ông từ quan để trở thành thầy thuốc của nhân dân . 
(5) Những cống hiến của ông với nền y học nước nhà ? 
- Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục , Đại Nam liệt truyện , Đại Việt Thông sử 
- Tác giả : Lê Quý Đôn , Phan Huy Chú .
2 . Đại Việt Thông sử , Phủ biên tạp lục , Vân đài loại ngữ 
3 . Gia Định Thành thông chí ( Trịnh Hoài Đức ) , nhất thống dư địa chí ( Lê Quang Định ) 
4 . Tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển ) của Lê Hữu Trác 
5 . Phát hiện công dụng của 305 vị thuốc nam, 2854 phương thuốc trị bệnh .
- Sử học : có nhiều tác phẩm Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử , Đại Nam liệt truyện  với các tác giả Lê Quý Đôn , Phan Huy Chú .
- Địa lí : Gia Định thành thong chí ( Trịnh Hoài Đức ), Nhất thóng dư địa chí ( Lê Quang Định)
- Y Học : Hải Thượng y tông tâm lĩnh . 
4 . Hoạt động 4 : 3 . Những thành tựu về kỹ thuật :
(1) Những thành tựu về nghề thủ công ?
(2) Những thành tựu khoa học kĩ thuật phản ánh điều gì ?
(3) Thái độ của nhà Nguyễn đối với sự phát triển đó ?
1 . Kĩ thuật làm đồng hồ và kính thiên lí .
- Máy xẻ gỗ , tàu thuỷ chạy bằng hơi nước 
2 . Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật mới của các nước phương Tây . 
- Chứng tỏ nhân dân ta có khả năng vươn lên ứng dụng các thành tựu để vượt qua nghèo nàn lạc hậu . 
3 . Triều Nguyễn bảo thủ , lạc hậu tìm cách ngăn cản , không tạo điều kiện đưa nước ta đi lên , hạn chế giao thiệp với phương Tây . 
- Kĩ thuật làm đồng hồ , kính thiên lí , tàu thuỷ chạy bằng hơi nước được ứng dụng . 
5 . Hoạt đông 5 : Củng cố : Nêu các thành tựu của các lĩnh vực :
Sử học
- Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục , Đại Nam liệt truyện , Đại Việt Thông sử 
Địa lí học 
- Gia Định Thành thông chí ( Trịnh Hoài Đức ) , nhất thống dư địa chí ( Lê Quang Định )
Y học
- Tác phẩm Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển ) của Lê Hữu Trác
KHKT
- Kĩ thuật làm đồng hồ và kính thiên lí . Máy xẻ gỗ , tàu thuỷ chạy bằng hơi nước 
6 . Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài cũ , chuẩn bị ôn tập các bài trong Chương IV và V để tiễn hành ôn tập . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 7(1).doc