Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 11 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (Tiếp)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 11 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (Tiếp)

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: H hiểu rõ. Ngô Quyền xây dựng nền độc lập tự chủ.

Hiểu được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

2.Kĩ năng.Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sử dụng bản đồ cho học sinh.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập tự chủ và thống nhất đất nước.

Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.

II.chuẩn bị:

1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 11 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 9/10
Ngày giảng: 7c: 22/ 9/10
Phần hai:
Lịch sử Việt Nam từ
thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
Chương I
Buổi đầu độc lập thời ngô- đinh- tiền lê
Tiết 11-Bài 8
Nước ta buổi đầu độc lập.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: H hiểu rõ. Ngô Quyền xây dựng nền độc lập tự chủ.
Hiểu được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2.Kĩ năng.Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sử dụng bản đồ cho học sinh.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập tự chủ và thống nhất đất nước.
Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta. 
II.chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền.
- Lược đồ 12 sứ quân.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về di tích có liên quan đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề.
IV.Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Trình bày những điểm cơ bản của xã hội phong kiến Châu Âu.
? Xã hội cổ đại phong kiến phương Đông có gì khác với xã hội phong kiến phương Tây.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua quá trình nước ta giành độc lập với chiến thắng bạch đằng của Ngô Quyền hs có hứng thú cho bài học mới.	
Sau hơn 1000 năm chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc ai là người có công xây dựng nền độc lập tự chủ?
Hs trình bày
Gv dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Ngô Quyền dựng quyền độc lập tự chủ.
Mục tiêu: Hiểu được nền độc lập tự chủ dưới triều Ngô.
Thời gian: 12’
Gv: Sơ lược sgk.
? Sau thắng lợi Ngô Quyền đã làm gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Vì sao phải bãi bỏ bộ máy nhà nước cũ để xây dựng bộ máy nhà nước mới.
H: Cũ lệ thuộc vào Trung Quốc ...
? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền.
Hs lên bảng vẽ, nhận xét
Gv nhận xét. đưa ra sơ đồ
? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
H: Nhà nước đơn giản, sơ sài nhưng đã thể hiện ý thức độc lập tự chủ có vua đứng đầu, đất nước bình yên ổn định.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tình hình chính trị cuối thời Ngô.
Mục tiêu: Hiểu được tình hình chính trị cuối thời Ngô.
Thời gian: 11’
H: Đọc sgk.
? Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta thay đổi như thế nào?
Hs trình bày 
Gv nhận xét kết luận
Gv: Dương Tam Kha cướp ngôi 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua song uy tín của nhà Ngô đã giảm sút -> đất nước không ổn định
? Em hiểu sứ quân là gì?
H: 12 thế lực PK nổi dậy chiếm cứ những vùng đất riêng
Gv: Sử dụng lược đồ yêu cầu học sinh đánh dấu các sứ quân vào đó.
H: Đọc xác định vị trí các sứ quân.
H: Nhận xét, bổ xung.
? Việc chiếm đóng của 12 sứ quân có ảnh hưởng như thế nào đến đất nước?
H: Gây loạn lạc, chia cắt đất nước làm cho đất nước suy yếu, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực, kẻ thù lợi dụng, tấn công.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
Mục tiêu: Hiểu được sự thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
Thời gian: 11’
Gv: Việc thống nhất, đoàn kết toàn dân là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết, vậy ai là người đáp ứng yêu cầu này?
H: Đọc sgk.
? Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về Đinh Bộ Lĩnh.
Hs trình bày
Gv củng cố thêm
Ông cùng trẻ chăn trâu tập trận cờ lau rước kiệu, mổ trâu của chú để khao quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí xây dựng căn cứ Hoa Lư.
? Đinh Bộ Lĩnh đã đánh dẹp các sứ quân bằng cách nào?
H: Liên kết, chiếu dụ, đánh dẹp
? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh nhanh chóng đánh dẹp được 12 sứ quân.
Hs trình bày 
Gv nhận xét kết luận
? Việc Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước có ý nghĩa gì?
Hs trình bày 
Gv nhận xét kết luận
1.Ngô quyền dựng nền độc lập, tự chủ.
- 938 Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở Cổ Loa, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- Sơ đồ bộ máy nhà nước:
Thứ sử các châu
Quan văn
Vua
Quan Võ
- Đất nước yên bình
2.Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
-944: Ngô Quyền mất -> Dương Tam Kha cướp ngôi -> triều đình lục đục
- 950: Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước
-965: Ngô Xương Văn chết -> loạn 12 sứ quân
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
- Đinh Bộ Lĩnh– Hoa Lư (Ninh Bình).
+ Xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí.
+ Liên kết với sứ quân Trần Lãm chiêu dụ sứ quân yếu đánh dẹp các sứ quân khác.
+ Được nhân dân ủng hộ
- 967: đất nước thống nhất, bình yên.
* ý nghĩa:
- Tạo điều kiện xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu kẻ thù.
4.Củng cố: (3’)
? Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh?
(Ông tổ phục hưng độc lập, vạn thắng vương).
5.Hướng dẫn học bài (1’)
Học, trả lời câu hỏi sgk.
Đọc trước bài 9.Nước Đại Việt thời Đinh-Tiền Lê

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 11.doc