Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 14 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 14 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Nhận biết, trình bày được bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý

Nhận biết được những nét chính về chính sách pháp luật và quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý.

2. Kỹ Năng:

- Lập bảng thống kê các sự kiện trong thời kỳ.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 14 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II
 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
(Thế kỷ XI - XII)
Ngày soạn: 02/10/2010 
Ngày giảng: 04/10/2010
Tiết 14 - Bài 10
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nhận biết, trình bày được bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
Nhận biết được những nét chính về chính sách pháp luật và quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý.
2. Kỹ Năng:
- Lập bảng thống kê các sự kiện trong thời kỳ.
3. Tư tưởng:
- Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.
- Ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền nhà Lý.
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, quan sát.
IV. Tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
CH- Tại sao dưới thời Đinh - Tiền Lê nhà sư được trọng dụng?
TL- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được sử dụng nhiều, nhà sư được coi trọng.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (35’)
*Giới thiệu bài: (1’)
Vào đầu thế kỷ XI, Nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước=> Nhà Lý thay thế=> Đất nước thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài để trả lời câu hỏi này.
HĐ của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 1: Sự thành lập nhà Lý: (17’)
*Mục tiêu: Nhận biết, trình bày được bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.
*HS đọc phần 1 trong SGK.
Khi Lê Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua?
Em hiểu gì về Lý Công Uẩn?
( Đọc phần in nghiêng SGK- trang 35)
+ Sử dụng bản đồ Việt Nam. Chỉ 2 vùng đất Hoa Lư và Thăng Long.
Tại sao Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long?
Việc rời đô về Thăng Long của vua Lý nói lên ước nguyện gì của cha ông ta?
Nhà Lý xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.
H.S đọc SGK từ 1054- trang 36.
- 1009 Lê Long Đĩnh chết, triều Tiền Lê chấm dứt.
- Lý Công Uẩn lên ngôi
Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La => Lấy tên là Thăng Long .
- 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Lý.
TW
Vua, quan đại thần
Quan văn
Quan võ
Địa phương
Lộ, phủ
Huyện
Hương xã
Hương xã
HĐ 2: Luật pháp và quân đội: (17’)
*Mục tiêu: Nhận biết được những nét chính về chính sách pháp luật và quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý.
*HS đọc nội dung SGK.
*Đọc một số điều luật trong bộ binh thư:
(Sách thiết kế trang 61)
Quân đội được xây dựng và có những chính sách gì?
Em hiểu thế nào là “Ngụ binh ư nông”?
Nhà Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Giữ quan hệ với Trung Quốc....kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 - Các chính sách vừa mềm giẻo vừa kiên quyết.
- 1042 nhà lý ban hành bộ hình thư:
- Quân đội:
 + Cấm quân.
 + Quân địa phương
 + Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”.
- Đối ngoại: quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
4. Củng cố: (3’ )
 - Nhà lý được thành lập ntn ?
 - Bộ máy nhà được tổ chức ntn ?
5. HD học và chuẩn bị bài: (1’ )
 - Học theo câu hỏi SGK.
 - Công lao của Lý Công Uẩn.
Ngày soạn: 03/10/2010 
Ngày giảng: 05/10/2010
Bài 11:
CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
Tiết 15: GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 	- Nhận biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội trong nước.
 	- Nhận biết được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị cuộc kháng chiến: cuộc tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt (Giai đoạn thứ nhất-1075) là hành động tự vệ chính đáng của ta.
 - Mô tả được diễn biến của cuộc tập kích để phòng vệ này.
2. Kỹ năng: 
Vẽ và sử dụng lược đồ, bản đồ khi học và trả lời câu hỏi.
3. Tư tưởng:
 	Tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tổng xâm lược giai đoạn I - 1075.
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, tường thuật, đánh giá.
IV. Tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
 	CH- Nhà Lý được thành lập NTN ?
 	 - Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền Trung ương và địa phương thời Lý? 
 	TL- Mục 1 – SGK- 35
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (35’)
*Giới thiệu bài: (1’)
	Vì sao nhà Tống lại có âm mưu xâm lược nước ta? Trước tình hình như vậy nhà Lý đã làm những công việc gì để đối phó với kẻ thù xâm lược? Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (1075) như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta: (15’)
*Mục tiêu: Nhận biết được âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội trong nước.
*Học sinh đọc mục 1- trang 38
Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?
 - Tài chính khó khăn nguy ngập.
 - Nội bộ mâu thuẫn
 - Nhân dân đấu tranh đấu tranh
 - Hai nước Liên- Hạ quấy nhiễu.
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta nhằm mục đích gì ?
 - Nhằm giải quyết tình hình khó khăn trong nước (chữ nhỏ trang 39)
Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?
 - Xúi vua Chăm Pa đánh phiá Nam lên.
 - Phía bắc ngăn cản việc buôn bán trao đổi giữa hai nước.
Chúng xúi dục Chăm Pa đánh ta từ phía Nam lên nhằm mục đích gì?
 - Nhằm làm suy yếu lực lượng của ta.
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết tình trạng khó khăn trong nứơc.
HĐ 2: Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: (19’)
*Mục tiêu: - Nhận biết được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị cuộc kháng chiến: cuộc tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt (Giai đoạn thứ nhất-1075) là hành động tự vệ chính đáng của ta.
 - Mô tả được diễn biến của cuộc tập kích để phòng vệ này.
* HS đọc phần 2 trong SGK.
Trước những âm mưu đó nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?
 - Cử thái sư Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức phòng chống.
Cho biết một vài nét về Lý Thường Kiệt ?
(Đọc in nghiêng SGK trang 39)
GV: Lý Thường Kiệt cùng quân lính ngày đêm luyện tập võ nghệ....
 - Đưa Lý Đạo thành cùng làm việc với Lý Thường Kiệt.
 - Vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt chỉ huy 5 vạn quân đánh Chăm Pa giải phong mũi phía Nam.
Đối với quân Tống Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc ntn ?
Lý Thường Kiệt đã nói câu gì? Câu đó thể hiện điều gì ?
“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giạc”
* Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công để tự vệ, chứ không phải xâm lược.
 Tường thuật diễn biến......
Mục đích việc cho yết bảng để làm gì?
 - Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.
Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược?
KQ của cuộc tấn công?
Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?
- Nhà Lý chủ động đối phó với quân Tống, cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
- Chủ trương của nhà Lý tấn công trước để tự vệ.
* Diễn biến:
- Tháng 10-1075 Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
- Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công tự vệ.
*Kết quả:
Sau 42 ngày đêm chiến đấu quân ta đã làm chủ thành Ung Chân, Tướng ........phải tự tử.
*Ý nghĩa:
- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta.
4. Củng cố: (3’ )
 	- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
 	- Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ ?
5. HD học và chuẩn bị bài: (1’ )
 	- Học diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
 	- Tìm hiểu giai đoạn 2(1076 - 1077)
	Yêu cầu: Đọc tư liệu trong SGK và trả lời các câu hỏi trong và cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc