Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 24 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 24 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII)

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.

Chủ trương, chính sách và những việc làm của quân dân Trần.

2.Kĩ năng: Trình bày diễn biến trận đánh qua lược đồ.

Đọc, vẽ lược đồ.

Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3.Tư tưởng: Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1931Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 24 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/10
Ngày giảng: 7c: 4/11/10
Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên (thế kỉ XIII)
Tiết 24
I. cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược mông cổ (1285)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
Chủ trương, chính sách và những việc làm của quân dân Trần.
2.Kĩ năng: Trình bày diễn biến trận đánh qua lược đồ.
Đọc, vẽ lược đồ.
Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3.Tư tưởng: Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
III.Chuẩn bị.
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
Lược đồ kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược mông cổ 1285.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
IV: Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề.
V.Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 7c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (4’)
? Nhà Trần đã làm gì để phục hồi, phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Thế kỉ XIII, quân Mông Cổ ở phía Bắc ngày càng mạnh mẽ và phát triển rộng lớn. Chúng tiến hành xâm lược các nước xung quanh để mở rộng bờ cõi năm 1257 vua Mông Cổ quyết định tấn công vào Nam Tông chúng lấy cớ mượn nước ta để làm bàn đạp xâm lược Nam Tống. Vua Trần đã huy động cả nước...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
Mục tiêu: Hiểu được Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
Thời gian:19’
H:Đọc sgk.
Gv treo lược đồ xác định vị trí Mông Cổ trên bản đồ và gt.
Từ xưa các bộ lạc Mông Cổ sống du mục ở vùng Thảo Nguyên.
Đầu XIII nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập đem quân xâm lược khắp nơi và xây dựng thành một đế quốc rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Bắc Hải.
 Người xưa nhận xét “vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu thì thành luỹ tan hoang, cỏ cây không mọc được đến đó”.
H: Quan sát H29.
? Em có nhận xét gì về quân đội Mông Cổ qua H2?
H: Quân đội rất lớn mạnh có tổ chức, trang bị tốt
Gv: “Đi thì như trên trời xuống, chạy thì nhanh như biến vào không trung, lực lượng đông, mạnh tổ chức huấn luyện quy củ, trang bị vũ khí”.
? Với lực lượng quân đội mạnh như vậy quân Mông Cổ đã làm gì?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Vì sao chúng cho quân xâm lược Đại Việt trước?
H: Đánh lên phía nam TQ, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống
? Trước khi kéo vào nước ta, tướng MC đã làm gì?
H: Trước khi đem quân xâm lược Đại Việt chúng cho sứ giả đem thư dụ vua Trần đầu hàng- vua Trần bắt trói sứ giả nhốt vào ngục tối.
? Vua Trần đã làm gì khi các sứ giả MC đến?
H: Bắt tống giam vào ngục
? Em có suy nghĩ gì về thái độ của vua Trần qua hành động này?
H: Tỏ thái độ kiên quyết đánh giặc, không hề run sợ trước kẻ thù dù rất mạnh.
GV: Chuyển ý
Hoạt động 2. Tìm hiểu Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Mục tiêu: Hiểu được Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Thời gian: 18’
? Khi được tin quân MC XL nước ta vua Trần đã làm gì?
H: Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập
? Nhà Trần đã ở vào tư thế như thế nào?
H: Hoàn toàn chủ động
Gv: Dùng lược đồ gt kí hiệu, gt diễn biến...
Giặc theo đường sông Thao-> Bạch Hạc (Phú Thọ) -> Bình Lệ Nguyên.
Tai đây vua Trần đích thân chỉ huy trận đánh quyết liệt diễn ra.
-Giặc vào Thăng Long vắng lặng.
-> Sứ giả chết -> giặc tàn phá Thăng Long, giết người cướp của.
Vua Trần lo lắng ->Trần Thủ Độ “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
-> Giặc khó khăn, thiếu lương thực.
? Em hãy thuật lại diễn biến trận đánh trên lược đồ.
Hs trình bày
Nhận xét.
? Em hiểu như thế nào về câu nói của thái sư Trần Thủ Độ?
H: ý chí quyết tâm đánh giặc, làm an tâm vua Trần
? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mẽ vẫn bị ta đánh bại?
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
? Bài học lịch sử của cuộc kháng chiến.
Hs trình bày
Gv nhận xét kết luận.
G:Sơ kết- dặn dò H...
1.Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
- Vua Mông Cổ cho quân XL Đại Việt 
-> Đánh lên phía nam TQ, thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
a. Nhà Trần chuẩn bị:
Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập
b. Diễn biến:
-1/1258, 3 vạn quân Mông -> xâm lược nước ta.
- Giặc mạnh ta rút khỏi Thăng Long làm vườn không nhà trống.
- Giặc khó khăn, ta phản công thắng ở Đông Bộ Đầu.
- 29/1/1258 Giặc rút khỏi Thăng Long bị truy kích-> tháo chạy
->Kháng chiến kết thúc.
c. Nguyên nhân thắng lợi:
Đoàn kết, quyết tâm quân dân cách đnáh thông minh tránh mạnh đánh chỗ yếu, chớp thời cơ.
d.ý nghĩa: 
Nhân dân tinh thần phấn khởi.
4. Củng cố: (3’)
? Nhà Trần đã chuẩn bị và tiến hành chống quân Mông Cổ ntn?
5.Hướng dẫn học bài. (1’)
Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
CBB: Đọc trước mục II : Cuộc kháng chiến lần thứ hai ...

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 24.doc