Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 51 - Bài 25: phong trào tây sơn

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 51 - Bài 25: phong trào tây sơn

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đàng Trong nửa sau XVIII từ đó dẫn tới phong trào nhân dân đàng Trong mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ các dân tộc Tây Nguyên.

2.Kĩ năng: Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật.

3.Thái độ: Sức mạnh quật khởi ý chí kiên cường của nhân dân chống lại áp bức.

II.Đồ dùng

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1377Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 51 - Bài 25: phong trào tây sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/3/ 10
Ngày giảng: 7a: 9 /3/ 10
 7b: 10 /3/ 10
Bài 25
Phong trào tây sơn
tiết 51
I. khởi nghĩa nông dân tây sơn
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đàng Trong nửa sau XVIII từ đó dẫn tới phong trào nhân dân đàng Trong mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ các dân tộc Tây Nguyên.
2.Kĩ năng: Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật.
3.Thái độ: Sức mạnh quật khởi ý chí kiên cường của nhân dân chống lại áp bức.
II.Đồ dùng
1.Giáo viên: 
2.Học sinh: soạn bài
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
IV: Tổ chức dạy học:
Kiểm tra: (?) Nhận xét về tính chất và quy mô của PT nông dân Đàng Ngoài TK XVIII. So sánh với các TK trước.
Khởi động:
Mục tiêu: Qua phong trào khởi nghĩa của nông dân tây sơn học sinh có hứng thú cho bài học mới. 
Thời gian: 3’
Đồ dùng:
Cách tiến hành. 
Đàng trong tuy kinh tế ổn định hơn đàng Ngoài song nửa sau thế kir XVIII việc mua bán quan tước, lấn chiếm ruộng đất đã làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vì vậy phong trào nông dân đã nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào nhân dân Tây Sơn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
Mục tiêu: Hiểu được xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
Thời gian: 18’
Đồ dùng : 
Cách tiến hành:
Bước1.
H:Đọc sgk.
? Nửa sau thế kỉ XVIII chính quyền họ Nguyễn đàng Trong có biểu hiện gì?
H:Việc mua quan bán tước:
Bước 2
“Sính đồ 3 quan” bỏ ra 3 quan tiền không cần sát hạch vào thi Hương.
? Đời sống nhân dân ra sao?Có gì khác với nhân dân Đàng Ngoài?
H: Khổ cự như nhau
Bước 3
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
H:Đọc sgk.
? Em biết gì về Chàng Lía?
Hs trả lời gv nhận xét kết luận
Bước 4
GV minh hoạ thêm = những câu vè về chàng Lía:
Lâu la kén đủ trăm ngàn 
Thình lình cướp trại đánh ngang quan triều
Quân binh đang lúc bao vây
Chợt đâu bị đánh xiết bao hãi hùng
Kéo nhau mà cạy rùng rùng
Bốn bề náo loạn vô cùng rối ren"
Triều Nguyễn tập trung lực lượng bao vây.Khởi nghĩa chàng Lía chấm dứt”
Chiều chiều én liệng triêng mây
Cảm thương chú lía bị vây trong thành".
? Cuộc khởi nghĩa chàng Lía tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2. Tìm hiểu Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Mục tiêu: Hiểu được Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Thời gian: 12’
Đồ dùng : 
Cách tiến hành:
Bước 5
H:Đọc sgk.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về bộ phận lãnh đạo của nghĩa quân?
Bước 6
?Anh em tây sơn đã chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa như thế nào?
H: Chuẩn bị: Lương thảo, vũ khí, quân sĩ, huấn luyện...
? Căn cứ cuộc khởi nghĩa ở đâu? em hãy xác định vị trí trên lược đồ.
G:Dùng lược đồ gt.
- Xuân 1771, 3 anh em lập căn cứ ở Tây Sơn T.Đạo.
- Xây thành luỹ, tích lương thảo kho tàng...Được nhân dân ủng hộ.
- Khi lực lượng mạnh- Tây sơn Hạ Đạo thành lập căn cứ ở Kiên Mĩ mở rộng địa bàn hành động với khẩu hiệu “ Lấy của nhà giàu...”
Bước 7
? Em biết gì về lực lượng tham gia của nghĩa quân?
? Em có nhận xét gì về lực lượng tham gia nghĩa quân?
H: Đông, nhiều thành phần, nhiều dân tộc tham gia-> tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
? Cuộc khởi nghĩa nổ ra có những thuận lợi gì?
H: Địa thế hiểm yếu, rộng
Thời cơ: chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, lòng dân căm giận. Khởi nghĩa được sự ủng hộ của nhân dân.
 1.Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
a) Tình hình xã hội.
-Quan lại đông, bất tài vô dụng, đục khoét, bóc lột nhân dân.
-> Chính quyền suy yếu.
- Đời sống nhân dân cực khổ tô thuế nặng-> khởi nghĩa.
b) Khởi nghĩa Chàng Lía.
-Lía quê Quy Nhơn- Nghĩa Bình giỏi võ nghệ, chon Truông Mây...
-Chủ trương:“Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”
- ý nghĩa: Là dấu hiệu của cơn bão táp sẽ giáng vào triều Nguyễn.
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
a.Lãnh đạo: 3 anh em.
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
b)Căn cứ: 
Tây Sơn Thượng Đạo- Gia Lai
Tây Sơn Hạ Đạo-Bình Định.
c) Lực lượng:
Đông đảo dân nghèo, đồng bào dân tộc miền núi
 Tổng kết hướng dẫn học bài
(?) Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩ Tây Sơn ngay từ đầu?
- Khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo"
 - Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
	- Chuẩn bị bài phần II: 
 Tây sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược xiêm

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 7 t 51.doc