Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến đĐông Nam Á

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến đĐông Nam Á

1. Kiến thức:

- Nhận biết được khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm có nước nào? Tên gọi và vị trí địa lí củ các nước này có những đặc điểm tương đồng với nhau để tạo thành khu vực riêng biệt.

- Nhận biết được sự hình thành của các quốc gia ở Đông Nam Á.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam á để xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến.

- Sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1676Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 7 - Tiết 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến đĐông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 7 - Bài 6
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm có nước nào? Tên gọi và vị trí địa lí củ các nước này có những đặc điểm tương đồng với nhau để tạo thành khu vực riêng biệt.
- Nhận biết được sự hình thành của các quốc gia ở Đông Nam Á.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam á để xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến.
- Sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
3. Tư tưởng:
- Qua những kiến thức lịch sử, giúp H.S nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó nâu dài của các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Trân trọng, giữ giìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam Pu Chia, Lào.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bản đồ hành chính khu vực ĐNA.
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, lập niên biểu lịch sử.
IV. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
CH- Thành tựu của văn hoá ấn Độ thời trung đại đã đạt được như thế nào ?
TL-Chữ viết: Là chữ Phạn dùng để sáng tác: Văn học, bộ sử thi đồ sộ, kịch ,thơ, ca
 - Tôn giáo: Đạo Bà La Môn, bộ kinh Kinh Vê đa; đạo Hin đu
- Nghệ thuật kiến trúc ấn độ: Kiến trúc Hin Đu: Tháp nhọn nhiều tầng, trang trí bằng phù điêu.
- Kiến trúc đạo phật: Chùa xây hoặc khoét sâu vào vách núi, tháp cổ mái tròn như bát úp.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động (34’)
*Giới thiệu bài: (1’)
Khu vực ĐNA hiện nay gồm có những nước nào? Vị trí của các nước, vai trò của các nước trong khu vực đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực trong đó có đất nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu sự hình thành của các vương quốc cổ Đông Nam Á. (17’)
*Mục tiêu: Nhận biết được sự hình thành các vương quốc cổ, kể được tên các nước trong khu vực hiện nay.
( H.S đọc SGK- mục 1 trang 18)
?Các quốc gia khu vực ĐNA hiệ nay gồm nhữnh nước nào? Xác định vi trí các nước đó trên bản đồ?
?Các nước khu vực ĐNA có đặc điểm chung về tự nhiên là gì ?
? Điều kiện tự nhiên ấy có nhũng thuận lợi và khó khăn gì ? 
?Các quốc gia cổ ở ĐNA xuất hiện từ bao giờ?
(Trừ Việt Nam đã có nhà nước từ trước công nguyên):
? Kể tên một số quốc gia cổ và xác định vị trí trên lược đồ H. 16- SGK- trang 22.
- Chăm pa, Phù nhan và hành loạt các quốc gia nhỏ khác.
1. Việt Nam 6. Bru nây
2. Lào 7. In đô nê xi a
3. Thái Lan 8. Phi lip pin
4. Cam Pu Chia 9. Ma lai xi a
5. My An Ma 10. Xin ga po
11. Đông ty mo
* Đặc điểm tự nhiên:
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa =>mù khô và mùa mưa.
- Thuận lợi: Nông nghiệp phát triển.
- Khó khăn: Có nhiều thiên tai (lụt lội, hạn hán...)
* Sự hình thành của vương quốc cổ:
- Khoảng 10 thế kỷ đến sau công nguyên các vương quốc được thành lập.
HĐ 2: TH Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ĐNA. (16’)
*Mục tiêu: Nhận biết được sự hình thành và phát triển của các nước PK ĐNA.
(H.S đọc mục 2 trang 19 SGK)
GV: Các quốc gi phong kiến ĐNA từng chải qua các giai đoạn hình thành, hưng thịnh, suy vong ở mười nước có sự diễn ra khác nhau. Từ nửa sau thế kỷ X- XVIII là thời kỳ thịng vượng nhất của các quóc gia phong kiến ĐNA
?Một số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia ĐNA?
-Thành tựu nổi bật: kiến trúc, điêu khắc =>với nhiều công trình nổi tiếng:
+ Đền Ăng Co
+ Đền Bô Rô Ru Đua 
+ Chùa Tháp Pa Gan 
+ Tháp Tràm
?Em có nhận xét gì về kiến trúc ĐNA qua H.12,H.13 SGK trang 18,19
- Hình vòm kiểu bát úp, có tháp nhọn, đồ sộ, khắc hoạ nhiều hình ảnh sinh động.(Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ).
- In – đô – nê – xi - a (Vương triều Mô giô pa hít), (1213-1527)
- Cam pu chia: thời kỳ Ăng lo (IX-XV)
- My an ma: (Vương quốc Pa gan) (XI)
- Thái lan: Vương quốc Su khô thay (XIII)
- Lào: Vương quốc Lạng Xạng (XV-XVII)
- Đại Việt
- Chăm Pa
*Thành tựu nổi bật: kiến trúc, điêu khắc. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc ấn độ
4. Củng cố: (3’ )
- Điều kiện tự nhiên của các nước ĐNA: Thuận lợi, khó khăn
- Kể tên các quốc gia PKĐNA? Thành tựu nổi bật các công trình kiến trúc?
5. HD học và chuẩn bị bài: (2’ )
- Đọc kỹ lại SGK học theo câu hỏi 
- Xác định vị trí của các nước ĐNA trên lược đồ hình 19 trang 22
 Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 8- Bài 6
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được các nét chính về vương quốc Cam Pu Chia, vương quốc Lào, và các giai đoạn phát triển của hai vương quốc.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
3. Tư tưởng:
- Trân trọng, giữ giìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam Pu Chia, Lào.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: - Lược đồ H.16 trang 22; -Bản đồ ĐNA
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, lập niên biểu lịch sử.
IV. Tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
CH- Kể tên các nước khu vực ĐNA hiện nay và xác định các nước đó trên bản đồ?
TL- 1. Việt Nam; 2. Lào; 3. Thái Lan; 4. Cam Pu Chia; 5. My An Ma; 6. Bru nây; 7. In đô nê xi a; 8. Phi lip pin; 9. Ma lai xi a; 10. Xin ga po; 11. Đông ty mo.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (34’)
*Giới thiệu bài: (1’)
Cam Pu Chia và Lào là 2 nước anh em cùng trên bán đảo Đông Dương vói Việt Nam=> hiểu được lịch sử của 2 nước bạn góp phần hiểu thêm lịch sử nước mình.
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu Vương quốc Cam Pu Chia. (16’)
*Mục tiêu: Nhận biết được vị trí và các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam Pu Chia thời kỳ phong kiến.
( H.S đọc SGK mục 3 trang 20 SGK)
? Từ khi thành lập=> năm 1863 lịch sử Cam Pu Chia có thể chia thành mấy giai đoạn?
- Từ thế kỷ VI- IX: Nước Chân lạp
- Từ thế kỷ IX-XV: Thời kỳ Ăng Co .
- Từ thể kỷ XV- 1863: Suy yếu
?Cư dân ở Cam Pu Chia do tộc người nào hình thành?
- Dân cổ ĐNA 
- Tộc người Khơ Me
- Đến thế kỷ VI Vương quốc Chân Lạp hình thành.
? Tại sao thời kỳ Phát triển của Cam Pu Chia lại được gọi là thời kỳ Ăng Co.
- Ăng Co là kinh đô có nhiều đền tháp.
-Ăng Co Vát.
 =>Được xây dựng trong thời kỳ nào?
-Ăng Co thom 
? Sự phát triển của Cam Pu Chia thời kỳ Ăng Co bộc lộ ở những điểm nào ?
- Nông nghiệp rất phát triển 
- Nhiều công trình kiến trúc độc đáo 
- Quân đội hùng mạnh 
GV: “Ăng Co” có nghĩa là “Đô thị” “Kinh thành”.
- Ăng Co Vát được xây dựng từ thế kỷ XII 
-Ăng Co Thom được xây dựng trong suốt 7 thế kỷ của thời kỳ phát triển
? Quan sát và nhận xét gì về khu đền Ăng Co Vát Quan sát H.14 trang 20
- Quy mô đồ sộ 
- Kiến trúc độc đáo=> thể hiện óc thẩm mỹ và trình độ kiến trúc rất cao của người Cam Pu Chia 
(GV: đọc bổ xung về khu đền Ăng Co Vát (trang 39 SGK)
? Thời kỳ suy yếu của Cam Pu Chia là thời kỳ nào?
- Từ thế kỷ VI-IX: Nước Chân Lạp tiếp xúc với nền văn minh ấn Độ, biết khắc chữ Phạm 
- Từ thế kỷ IX-XV: Thời kỳ Ăng Co 
+ SX nông nghiệp phát triển
+ Xây dựng các công trình kiến trúc độc đáo 
+ Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực 
- Từ thế kỷ XV-1863 thời kỳ suy yếu ( Bị pháp xâm lược )
HĐ 2: Tìm hiểu Vương quốc Lào. (17’)
*Mục tiêu: Nhận biết được vị trí và các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào thời kỳ phong kiến.
( Đọc mục 4-SGK trang 21)
? Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào?
- Trước thế kỷ XIII chỉ có người Đông á cổ là người Lào Thơng
- Sang thế kỷ XIII người thái di cư => người Lào Lùm bộ tộc chính của Lào 
- 1353 nước Lạn Xạng được thành lập ( nước Triệu Voi)
- Thế kỷ XV-XVII Thời kỳ thịnh vượng
- Thế kỷ XVIII-XIV Thời kỳ suy yếu 
? Những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của Vương Quốc Lạn Xạng.
- Đối nội : Chia đất nước thành các mường đến đạt quan cai trị đến xây dựng quân đội vững mạnh
- Đối ngoại : 
+ Giữ mối quan hệ hoà hiếu với các nước 
+ Cương quyết chống xâm lược
?Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của Vương Quốc Lạn Xạng
- Do đấu tranh chống quyền lực trong hoàng tộc 
- Đất nước suy yếu 
-Vương quốc Xiêm xâm lược .
? Kiến Thạp Luổng (Lào)H.15 có gì giống và khác với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực ?
(GV: Tường thuận Thạp Luổng ... SGV trang 41)
*Trước thế kỷ XVIII người Lào Thơng
*Sang thế kỷ XVIII ngươì thái di cư đến- Lào Lùm 
* 1353 Nước Lạn Xạng được thành lập 
* Từ thế kỷ XV-XVIII thời kỳ thịnh vượng.
* Đối nội :
- Chia đất nước để cai trị 
- Xây dựng quân đội 
* Đối ngoại : 
- Giư mối quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng 
-Cương quyết chống xâm lược 
* Thế kỷ XVIII-XIV : Thời kỳ suy yếu
4. Củng cố: (3’ )
- Trình bày sự thịnh vượng của Cam Pu Chia thời kỳ Ăng Co?
5. HD học và chuẩn bị bài: (2’ )
- Đọc kỹ lại SGK
- Học bài, trả lời các câu hỏi 
- Quan sát kỹ H.14,15. Cho ý kiến nhận xét
- Đọc và chuẩn bị bài sau: Những nét chung về xã hội phong kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc