Bài giảng môn học Lịch sử lớp 8 - Tiết 1 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 8 - Tiết 1 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Mục tiêu bài học:

ơ[1. Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của:

+ Cách mạng Hà Lan giữa TK XVI.

+ Cách mạng Anh giữa TK XVII

- Các khái niệm cơ bản “CMTS”, “ giai cấp tư sản và vô sản”

2. Tư tưởng:

Bồi dưỡng cho học sinh;

- Nhận thức đúng vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc cách mạng.

- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn chỉ là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.

 

doc 119 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 8 - Tiết 1 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:15/8/2010 
Ngµy d¹y: 17/8/2010
 Phần 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chương I: 
THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(GIỮA THẾ KỶ XVI- NỬA SAU THẾ KỶ XIX)
Tiết 1 Bài 1:
 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu bài học: 
ơ[1. Kiến thức: 
Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của: 
+ Cách mạng Hà Lan giữa TK XVI.
+ Cách mạng Anh giữa TK XVII
- Các khái niệm cơ bản “CMTS”, “ giai cấp tư sản và vô sản”
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho học sinh;
- Nhận thức đúng vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc cách mạng.
- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn chỉ là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.
3. Kỹ năng: 
	- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ thế giới, lược đồ cuộc nội chiến ở Anh 
	- Độc lập giải quyết c¸c vấn đề trong học tập.
II. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn 
ThÇy:
- Bản đồ hành chính thế giới
- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh.
- Tranh “xử tử Saclơ I” 
Trß: Häc bµi cò, ®äc tr­íc bµi míi.
III. C¸ch thøc tiÕn hµnh:
Sñ dông ph­¬ng ph¸p d¹y häc nªu vÊn ®Ò, th¶o luËn nhãm, khai th¸c tranh ¶nh trùc quan, ph©n tÝch ®¸nh gi¸ sù kiÖn...
IV. TiÕn tr×nh giê d¹y:
A. æn ®Þnh tæ chøc.	
B. Kiểm tra: 	Sự chuẩn bị của học sinh.
C. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài: Trong thời kỳ chế độ phong kiến suy tàn đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất của CNTB, dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa giai cấp phong kiến, tư sản và các tầng lớp nông dân lao động. Một cuộc cách mạng sẽ nổ ra.
Ho¹t ®éng 1
- Học sinh đọc.
? Những sự kiện nào chứng tỏ 1 nền sản xuất mới ra đời ở Tây Âu?
? Sự thay đổi về kinh tế đã kéo theo sự thay đổi về xã hội như thế nào?
? Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp (mới) cơ bản nào?
? Khi có hai giai cấp mới xuất hiện thì xã hội có thêm những mâu thuẫn nào?
? Để giải quyết các mâu thuẫn này cần phải làm gì?
Ho¹t ®éng 2
? Nguyên nhân làm bùng nổ cách mạng Hà Lan?
Giáo viên: Tây Ban Nha vơ vét, bóc lột, tăng thuế: sản xuất chỉ bằng 1/6 tư bản nhưng phải nộp 40% thuế.
? Vậy cách mạng Hà Lan diễn ra như thế nào? 
- Nêđeclan= “sứ thấp”, phần lớn đất đai thấp hơn mặt biển.
? Cách mạng Hà Lan giành độc lập có ý nghĩa như thế nào?
? Tại sao nói cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? 
Ho¹t ®éng 3
? Tình hình kinh tế ở Anh TK XVI ?
? Tầng lớp quý tộc mới được ra đời từ tầng lớp nào? 
Ho¹t ®éng 4
 - Học sinh đọc.
? Sự kiện nào mở đầu cho cuộc cách mạng tư sản Anh?
? Qua giai đoạn 1 cho biết tương quan lực lượng giữa quân của nhà vua và quốc hội? tại sao? 
? Sự kiện mở đầu cho giai đoạn 2 là gì?
? Vì sao ở Anh lại có cuộc đảo chính ngày tháng 12.1688?
? Em hiểu chế độ quân chủ lập hiến là gì? 
Ho¹t ®éng 5
? Ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản Anh?
I. Sự biến đổi về KT- XH Tây Âu trong các thế kỷ XV- XVII. Cách mạng Hà Lan TK XVI
1. Một nền sản xuất mới ra đời
* Kinh tế:
- Vào TK XVI, Tây Âu xuất hiện nền sản xuất mới đó là nền sản xuất TBCN.
* Xã hội:
- Xuất hiện hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản → kéo theo những mâu thuẫn mới.
+ Chế độ phong kiến ›‹ nông dân
+ Tư sản ›‹ vô sản
+ Tư sản ›‹ chế độ phong kiến
=> Đây chính là nguyên nhân các cuộc cách mạng nổ ra.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI.
- Nguyên nhân:
+ Kinh tế TBCN sớm phát triển nhưng thực dân Tây Ban Nha ngăn cản sự phát triển này.
* Diễn biến:
- T8. 1566: Nông dân Nêđeclan nổi dậy.
- 1581: 7 tỉnh Nêđeclan thành lập “các tỉnh liên hiệp” (Hà Lan)
- 1648: Hà Lan giành độc lập
* Ý nghĩa: 
- Mở đường cho Kinh tế TBCN phát triển
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc.
II. Cách mạng tư sản Anh giữa TK XVII.
1. Sự pht triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
* Kinh tế:
- Quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh
* Xã hội: 
- Xuất hiện giai cấp mới, tầng lớp mới (quý tộc mới) và những mâu thuẫn mới: Tư sản quý tộc mới ›‹ chế độ phong kiến 
 => nguyên nhân bùng nổ cách mạng.
2. Tiến tr×nh c¸ch mạng.
a. Giai đoạn 1 (1642-1648)
- T8.1642 nội chiến bùng nổ 
- 1648 giai đoạn 1 kết thúc với sự thắng lợi nghiêng về Quốc hội
b. Giai đoạn 2 (1649-1688) 
- 30.1.1649 Saclơ I bị xử tử. → Anh trở thành nước Cộng hoà.
- Cuộc đảo chính 12.1688 đã đưa nước Anh từ chế độ cộng hoà → nền quân chủ lập hiến.
3. ý nghĩa lịch sử của c¸ch mạng tư sản Anh giữa TK XVII.
- Là cuộc nội chiến đánh đổ quan hệ sản xuất phong kiến, mở đường cho quan hệ sản xuất TBCN phát triển.
=> chỉ đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản, quần chúng nông dân không được hưởng gì.
D. Củng cố.
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Anh?
E. Hướng dẫn.
- Học nội dung bài.
- Chuẩn bị phần III.
Ngµy so¹n: 17/8/2010
Ngµy d¹y: 19/8/2010
Tiết 2 Bài 1:
 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN 
 (tiếp theo)
I. Môc tiªu bµi häc:
- Giúp học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 Bang thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ 
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, ảnh.
- Độc lập làm việc trong quá trình học tập.
II. Ph­¬ng tiÖn th­c hiÖn:
ThÇy: - B¶n ®å hành chính châu Mĩ.
- Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ
Trß: Häc bµi cò, ®äc tr­íc bµi míi.
III. C¸ch thøc tiÕn hµnh.
	Sö dông ph­¬ng ph¸p: Th¶o luËn nhãm, ®µm tho¹i, ph©n tÝch - ®¸nh gi¸ sù kiÖn lÞch sö, th¶o luËn nhãm...
IV. TiÕn tr×nh giê d¹y.
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra:
? Em hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Hà Lan?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Cũng giống như ở Châu Âu, ở bên kia bờ đại dương, quan hệ sản xuất TBCN cũng đang phát triển mạnh ở 13 Bang thuộc địa của Anh. Song vấp phải sự kìm hãm của Thực dân Anh → cách mạng bùng nổ.
Ho¹t ®éng 1
- Học sinh đọc.
? Thực dân Anh thành lập 13 bang thuộc địa ở bắc Mĩ vào thời gian nào? 
? Tình hình kinh tế ở bắc Mĩ như thế nào?
? Vì sao nhân dân các thuộc địa ở bắc Mĩ đầu tranh chống thực dân Anh? 
Ho¹t ®éng 2
? Sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh ở bắc Mĩ là gì? 
? Diễn biến tiếp theo của cuộc chiến tranh là gì? 
* Giới thiệu về Gioóc- giơ- oa- sinh- tơn?
? Theo em tính chất tiến bộ của TN thể hiện ở những điểm nào?
Ho¹t ®éng 3
? Kết quả? 
- Học sinh đọc.
? Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở bắc Mĩ? 
? Khi một nhà nước mới ra đời, để quản lý đất nước thì phải làm gì?
? Em nhận xét gì về Hiến pháp 1787?
- Ý nghĩa của cuộc CMTS Mĩ? 
III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
- Từ TK XVII - TK XVIII, Thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở bắc Mĩ
- Kinh tế ở bắc Mĩ sớm phát triển theo con đường TBCN nhưng thực dân Anh kìm hãm sự phát triển này.
=> Xã hội có ›‹ mới gay gắt: Nhân dân thuộc địa ›‹ với chính quốc → nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh.
- T12- 1773 Nhân dân Cảng Botton ném các thùng chè của Anh xuống biển.
- 5.9- 26.10.1774. Hội nghị lục địa họp.
- T4-1775 chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa do Gioóc-giơ-oa-sinh-tơn chỉ huy? 
- 4.7.1776 “Tuyên ngôn độc lập” được công bố.
- 17.10.1777 quân khởi nghĩa thắng một trận lớn ở Xa-ra-tô-ga.
=> Năm 1783 Anh ký Hiệp ước Vecxai công nhận nền độc lập của Bắc Mĩ.
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ.
a. Kết quả:
- Theo Hiệp ước Vecxai, Anh thừa nhận nền độc lập của Bắc Mĩ.
- Một quốc gia tư sản mới ra đời- Hợp chủng quốc Mĩ (Mĩ)
- 1787 ban hành Hiến pháp mới.
b. Ý nghĩa. 
- Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB Mĩ phát triển.
=> Là cuộc CMTS không triệt để.
4. Củng cố.
? Tại sao nói cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản? 
5. Hướng dẫn.
Bài tập: Lập niên biểu về diễn biến chính của cuộc đấu tranh giành độc lập ở bắc Mĩ?
Ngµy so¹n:20/8/2010
Ngµy d¹y: 24/8/2010
Tiết 3 Bài 2:
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP
(1789- 1794)
I. Môc tiªu bµi häc:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: 
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc CMTS Pháp.
- Những thắng lợi đầu tiên trên mặt trận tư tưởng và sự kiện tấn công pháo đài Baxti.
2. Tư tưởng.
- Giáo dục học trò cách nhìn nhận đánh giá ý nghĩa cách mạng Pháp.
3. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng vẽ, sử dụng bản đồ, lập bảng niên biểu
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liện hệ kiến thức đang học với cuộc sống.
II. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn:
ThÇy:
- Bản đồ nước Pháp thế kỷ XVIII
- §Üa t­ liÖu lÞch sö 8...
Trß: Häc bµi cò, ®äc tr­íc bµi míi.
III. C¸ch thøc tiÕn hµnh.
	Sö dông ph­¬ng ph¸p: 
- Th¶o luËn nhãm, khai th¸c tranh ¶nh trùc quan
- Nêu vấn đề, phân tích.
IV. TiÕn tr×nh giê d¹y: 
1. Tổ chức: 
2.Kiểm tra.
- Nêu ý nghĩa các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên? 
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài
Ho¹t ®éng 1
? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng? 
Ho¹t ®éng 2
? Tinh hình chính trị Pháp trước cách mạng có đặc điểm gì?
Cho học sinh vẽ sơ đồ.
? Qua sơ đồ em có nhận xét gì về tình hình chính trị Pháp trước cách mạng?
Ho¹t ®éng 3
? Hãy kể tên những tên tuổi tiêu biểu trên mặt trận đấu tranh tư tưởng.?
? Cuộc đấu tranh của họ có tác dụng như thế nào đối với cách mạng?
? Dựa vào đoạn trích trong SGK hãy nêu một vài điểm trong tư tưởng của những tên tuổi tiêu biểu đó.?
Ho¹t ®éng 4
? Hãy nêu những biểu hiện về sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế? 
Ho¹t ®éng 5
? Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng bùng nổ? 
? Tóm tắt ngắn gọn những thắng lợi bước đầu của cách mạng?
? Tại sao nói cuộc tấn công pháo đài Baxti dã mở đầu cho thắng lợi của CMTS Pháp? 
I. Nước Pháp trước cách mạng.
1. Tình hình kinh tế.
- Nông nghiệp: Thô sơ, lạc hậu.
- Công thương nghiệp: đã phát triển song lại bị chế độ phong kiến cản trở.
2. Tình hình chính trị- xã hội.
- Là nước quân chủ chuyên chế.
- Xã hội phân ra ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3 
=> Các đẳng cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau
 1%
QÚY TỘC
TĂNG LỮ
 + có mọi quyền
 + không phải đóng thuế
 99%
ĐẲNG CẤP THỨ 3
 Tư sản 
 + Không có quyền gì.
 N.dân
 + Đóng thuế
 C¸c tÇng líp nh©n d©n kh¸c
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.
- Trào lưu tư tưởng triết học ánh sáng với những tên tuổi tiêu biểu: Mông te- xki- ơ, Vônte, Rút- xơ 
=> Đả kích vào chế độ quân chủ chuyên chế thúc đẩy cách mạng nổ ra.
II. Cách mạng bùng nổ.
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu → Nhà nước trở thành con nợ lớn.
- Công thương nghiệp đình đốn sa sút.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng.
- 5.5.1789: Hội nghị 3 đẳng cấp họp ở Ve ... anh ảnh có liên quan.
- Thơ “ Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
? Những nét chính về phong trào Đông Du (1905- 1909)?
? Hoạt động của Đông kinh nghĩa thục và ảnh hưởng của nó đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta?
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động thầy- trò
? Chính sách kinh tế của Pháp ở Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thế giới I?
* Học sinh giỏi:
? Cho biết mặt tích cực và hạn chế trong chính sách kinh tế của Pháp ở Đông Dương?
+ Tiêu cực: Bóc lột của cải để ném vào chiến tranh.
+ Tích cực: Công nghiệp khởi sắc; Nông nghiệp: Tăng diện tích trồng các loại cây công nghiệp năng suất chủng loại giống phong phú 
? Nguyên nhân bùng nổ vụ mưu khởi nghĩa ở Huế?
? Diễn biến, kết quả, của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế? Nguyên nhân thất bại?
? Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến của khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên?
? Ý nghĩa?
? Em biết gì về Nguyễn Tất Thành?
? Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
? Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
? Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước như các bậc tiền bối trước (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ) mà quyết định đi tìm đường cứu nước theo 1 con đường mới?
? Em có nhận xét gì về con đường và cách thức mà Nguyễn Tất Thành đã trải qua tìm đường cứu nước?
Nội dung
II. Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới I (1914- 1918).
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh.
+ Nông nghiệp: Từ chuyên canh cây lúa → trông cây công nghiệp (thầu dầu, đậu, cao su )
+ Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm.
+ Bắt nhân dân ta mua công trái 
=> Đời sống nhân dân ta khổ cực → mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917). 
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916).
- Nguyên nhân: + Thực dân Pháp ráo riết bắt lính đi chiến trường châu Âu.
- Lãnh đạo: Thái Phiên, Trần Cao Vân.
- Diễn biến: + Dự kiến 4.5.1916 tại Huế.
+ Kế hoạch bại lộ nên khởi nghĩa thất bại.
b. Khởi nghĩa của bính lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách “ dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
a. Tiểu sử và hoàn cảnh.
- Nguyễn Tất Thành: 19.5.1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
b. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1916.
- Năm 1911: Ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911- 1916: Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.
- Năm 1917: Người trở lại Pháp.
+ Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của CMT10 Nga.
=> Bước đầu hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.
4. Củng cố.
? Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914- 1918?
? Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các bậc tiền bối?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài. Chuẩn bị bài ôn tập.
Ngày dạy:
Tiết 50: Bài 31:
ÔN TẬP
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858- 1918
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về:
+ Lịch sử dân tộc thời kỳ giữa TK XIX đến chiến tranh thế giới I.
+ Tiến trình xâm lược của Pháp, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối TK XIX.
+ Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến.
+ Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu TK XIX.
- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc. Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân, vì nước, noi gương học tập cha anh.
- Rèn kỹ năng tổng hợp trong việc học tập môn lịch sử, kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá.
II. CHUẨN BỊ.
;
1. Phuơng pháp.
- Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.
2.Phương tiện.
- Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa cuối TK XIX.
- Tranh ảnh có liên quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
I. Những sự kiện lịch sử chính.
1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884 (lập bảng thống kê).
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
1.9.1858
T2.1959
T2.1962
T6.1867
20.11.1873
18.8.1883
- Thực dân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà mở màn xâm lược Việt Nam.
- Pháp kéo vào Gia Định
- Pháp đánh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây.
- Pháp đánh thành Hà Nội
- Pháp đánh vào Huế.
- Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đã đánh trả quyết liệt.
- Ta ngăn chặn địch ở đây.
- Quân triều đình chống đỡ không nổi → ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) cắt cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
- Nhân dân 6 tỉnh Nam kỳ nổi lên khởi nghĩa quân triều đình thất bại. Nhân dân tiếp tục kháng chiến.
- Triều đình đầu hàng, kí Hiệp ước Hác-măng rồi Patơ-nốt (6.6.1884).
2. Phong trào Cần Vương (1885- 1896) (Lập niên biểu).
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
5.7.1885
13.7.1885
1886- 1887
1883- 1892
1885- 1895
- Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
- Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.
- Khởi nghĩa Ba Đình → thất bại.
(Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng).
- Khởi nghĩa Bãi Sậy → thất bại.
(Lãnh đạo: Đinh Gia Quế- Nguyễn Thiện Thuật).
- Khởi nghĩa Hương Khê → thất bại sau 10 năm tồn tại.
(Lãnh đạo; Phan Đình Phùng- Cao Thắng)
3. Phong trào yêu nước đầu Tk XX (đến năm 1918) (lập bảng).
Phong trào
Chủ trương
Biện pháp đấu tranh
Thành phần tham gia
- Phong trào Đông Du (1905- 1909)
- Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
- Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản.
- Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước.
- Đông kinh nghĩa thục (1907)
- Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
- Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
- Đông đảo nhân dân tham gia nhiều tầng lớp xã hội.
- Cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ (1908)
- Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập.
- Mở trường, diễn thuyết tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp.
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Phong trào chống thuế ở Trung kỳ
- Chống đi phu, chống sưu cao thuế nặng.
- Từ đấu tranh hoà bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động.
- Đông đảo
các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.
II. Những nội dung chủ yếu.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Nhóm 2: Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.
Nhóm 3: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối TK XIX?
Nhóm 4: Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu TK XX?
Nhóm 5: Nêu và nhận xét về bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
- Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của chủ nghĩa thực dân → nhu cầu xâm luợc thuộc địa 
- Thái độ của triều đình Huế gồm 2 phái chủ chiến và chủ hoà. → Trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước ta vào tay Pháp.
- Quy mô rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, tính chất quyết liệt.
- 
- 
III. Bài tập thực hành.
Bài tập 1: So sáng khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Bài tập 2: So sánh xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? (Xu hướng, chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế).
4. Củng cố.
- Hệ thống nội dung cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kỳ II.
Ngày dạy:
Tiết 51: 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh:
+ Hệ thống hoá lại toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ 1958- 1918.
+ Học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử tiêu biểu của giai đoạn này.
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần học tập tự giác, yêu thích bộ môn này.
- Rèn kỹ năng đánh giá, nhận định, so sánh các vấn đề lịch sử.
II. CHUẨN BỊ.
;
- Đề phô tô cho học sinh.
III. THỰC HIỆN.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
ĐỀ BÀI.
Câu 1: a. Lập bảng thống kê về những đề nghị cải cách của Việt Nam cuối TK XIX- đầu TK XX theo mẫu:
Thời gian
Người đề nghị
Nội dung đề nghị
b. Kết cục, ý nghĩa của những đề nghị cải cách nêu trên?
Câu 2: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1. Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào của ai:
A. Phong trào của nông dân
C. Phong trào của công nhân
B. Phong trào của tiểu tư sản.
D. Phong trào của tư sản.
2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
A. 5.6.1911
C. 5.6.1912
B. 6.5.1911.
D. 6.5.1912.
3. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là: 
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
4. Hiệp ước chấm dứt sự tồn tại của triều đình Phong kiến nhà Nguyễn là:
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
C. Hiệp ước Patơ-nốt
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Hiệp ước Hac-măng.
Câu 3: Trình bày nội dung Hiệp ước Hac-măng?
Câu 4: Tại sao nói từ 1858- 1884 là quá trình đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng toàn bộ của triều đình Huế trước thực dân Pháp xâm lược?
ĐÁP ÁN.
Câu 1: (2đ).
- Năm 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn đất hoang
- Năm 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
- Từ 1863- 1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần 
- Từ 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức  bảo vệ đất nước.
- Kết cục: Các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.
- Ý nghĩa: + Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.
=> Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu TK XX.
Câu 2: (1đ).
1. A	3. C
2. A	4. C
Câu 3: (3đ): Trình bày đủ 5 nội dung cơ bản, có nhận xét, đánh giá của bản thân.
Câu 4: (4đ). Chứng minh được:
- T9.1858: Pháp xâm lược nước ta.
- Ngày 5.6.1862 triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
- Ngày 15.3.1874: Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ hoàn toàn thuộc Pháp
- Ngày 6.6.1884: Hiệp ước Patơ-nốt được ký, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
=> Có nhận xét gì đánh giá của bản thân.
4. Củng cố.
- Nhắc nhở học sinh làm bài tự giác, nghiêm túc.
- Hết giờ thu bài chấm.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Chuẩn bị những mẩu chuyện về lịch sử của địa phương, quê hương đất nước.
- Tìm hiểu những di tích lịch sử của địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 8.doc