Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Nước Mĩ

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Nước Mĩ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

-Nêu được những nét lớn về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Mĩ.

-Sự phát triển khoa học-kĩ thuật của Mĩ, chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

-Tích hợp giáo dục môi trường

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Nước Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :10 Ngày soạn :26/10/2010
Tiết : 10 Ngày dạy:27/10/2010	 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Nêu được những nét lớn về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Mĩ.
-Sự phát triển khoa học-kĩ thuật của Mĩ, chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Tích hợp giáo dục mơi trường
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng phương pháp tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề.
3.Thái độ:
-Học sinh thấy rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà cầm quyền Mĩ từ 1945. 
-Nước ta và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển nhằm mục đính phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mặc khác kiên quyết chống mọi âm mưu truyền bá của giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
*Thầy: Bản đồ thế giới, bản đồ nước Mĩ, chiến lược toàn cầu của Mĩ, tư liệu tranh ảnh về nước Mĩ từ năm 1945 đến nay. 
*Trò: Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, sưu tầm tranh ảnh về kinh tế-chính trị Mĩ từ 1945 đến nay, quan hệ giữa ta và Mĩ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) 
-Giáo viên trả bài và nhận xét bài làm một tiết của HS:
 a.Ưu điểm :
 -Đa số HS hiểu bài, làm bài đúng trọng tâm.
-Làm bài sạch sẽ, rõ ràng; trình bày bài khoa học.
 b.Tồn tại :
 -Chữ viết cẩu thả; sai chính tả.
 -Một số bài còn gạch bỏ, tẩy xoá.
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài mới (1’): 
 Chỉ trên bản đồ giới thiệu và dẫn dắt học sinh vào bài:
Sau CTTG thứ 2, nền kinh tế Mĩ như thế nào? Giới cầm quyền Mĩ thi hành chính sách đối nội và đối ngoại ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 8.
b.Tiến trình bài dạy :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
12’
HĐ1: Tìm hiểu kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế thứ hai.
I.Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ đã vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới TBCN.
+ Công nghiệp chiếm hơn ½ sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Nông nghiệp gấp 2 lần của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại.
+ Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
-Tuy nhiên từ thập niên 70 trở đi kinh tế Mĩ suy giảm, không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa.
-Treo bản đồ.
GV:Tích hợp giáo dục mơi trường về vị trí địa lí
-Gọi HS xác định vị trí nước Mĩ
 trên bản đồ.
-Nhận xét, bổ sung.
-Sau chiến tranh thế gới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt vươn lên chiếm vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
+Nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển? (TB\K)
+ Em hãy nêu những số liệu để chứng minh kinh tế Mĩ đứng đầu thế giới ?
-Phân tích, minh hoạ thành tựu của nền kinh tế Mĩ. 
ª Tuy nhiên từ 1973 trở đi kinh tế không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa :công-nông nghiệp giảm sút, dự trữ vàng chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974) đồng Đô la bị phá giá 2 lần.
+Vì sao nền kinh tế Mĩ suy giảm?(TB\K)
-Minh hoạ sự chi phí của Mĩ cho quân sự :Năm 1972 Mĩ chi 352 tỉ USD cho quân sự, bị sa lầy ở chiến tranh Việt Nam.
-Đây chỉ là sự suy giảm tương đối, Mĩ vẫn là nước có nền kinh tế số 1 thế giới.
-Chuyển ý.
-Quan sát.
-Một HS lên xác định trên bản đồ.
-Trả lời theo sách giáo khoa.
-Trả lời theo sách giáo khoa.
-Nhật Bản và Tây Âu vươn lên cạnh tranh với Mĩ.
-Kinh tế Mĩ vấp phải sự suy thoái và khủng hoảng.
-Tham vọng làm bá chủ nên chi phí lớn cho quân sự.
-Sự giàu nghèo chêch lệch quá lớn.
12’
HĐ2: Tìm hiểu nền KH-KT của Mĩ sau chiến tranh TG thứ 2
II.Sự phát triển về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
-Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ hai.
-Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ.
-Giới thiệu nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng KHKT lần hai trên thế giới.
+Khoa học kĩ thuật của Mĩ đạt được những thành tựu nào? (TB\Y)
-Hướng dẫn học sinh quan sát hình 16 tàu con thoi của Mĩ được phóng lên vũ trụ.
-Cho HS thảo luận nhóm:
*Nhóm : 1+2+3 Vì sao KHKT Mĩ phát triển?
-Nhận xét, bổ sung.
*Nhóm: 4+5+6 Nêu mặt tích cực và tiêu cực của nền KHKT ở Mĩ?
-Nhận xét, bổ sung.
-Liên hệ chất độc màu da cam ở Việt Nam và ném bom nguyên tử ở Nhật Bản ª giáo dục tư tưởng cho học sinh
-Chuyển ý. 
-Trả lời theo sách giáo khoa.
-HS thảo luận và CBKQ:
-Đất nước bình yên để phát triển KHKT.
-Có phương tiện đầy đủ để nghiên cứu.
-Nơi tập trung các nhà khoa học.
-Tích cực :
+Góp phần phát triển của đất nước.
+Góp phần vào nền văn minh nhân loại.
+Chinh phục thiên nhiên và vũ trụ.
-Tiêu cực:
+Gây ra hậu quả của CT đối với con người.
+Tệ nạn xã hội.
10’
4’
HĐ3: Tìm hiểu về chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ.
III.Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
1.Đối nội:
-Ban hành các đạo luật phản động.
-Chống và đàn áp phong trào công nhân.
-Thực hiện việc phân biệt chủng tộc.
-Cấm các Đảng cộng sản hoạt động.
-Loại bỏ những người chống đối ra khỏi nhà nước.
2.Đối ngoại:
-Thực hiện “chiến lược toàn cầu”
-Tiến hành khống chế các nước.
-Thành lập các khối quân sự.
-Gây chiến tranh xâm lược.
-Từ năm 1991 đến nay Mĩ tìm cách xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế.
+ Em nào có thể nhắc lại thể chế chính trị của Mĩ ? (K/G)
-Ta thấy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập nhau nhưng thực chất chúng đều thống nhất với nhau trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kết sù ở Mĩ.
+Vậy chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh như thế nào?
-Chính sách đối nội :Do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải huỷ bỏ, song trải qua các đời Tổng thống vẫn còn duy trì các chính sách này.
-Sau chiến tranh 10 tập đoàn tài chính lớn: Morgan, Rốc phe-lơ,  khống chế toàn bộ nền kinh tế, tài chính Mĩ quan hệ mật thiết với bộ quốc phòng, người của các tập đoàn này nắm toàn bộ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ kể cả Tổng thống.
+ Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện như thế nào?
+Chiến lược toàn cầu là gì ?
+ Biện pháp để thực hiện chiến lược này ?
-Thành lập hàng loạt các khối quân sự trên thế giới:Nato (Châu Âu), Seato (ĐNÁ), Anjus (Nam Thái Bình Dương), Cento (Trung Cận Đông).
-Phát động hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau (1945-2000) đã có 23 lượt quốc gia bị Mĩ trực tiếp đưa quân ném bom  như chiến tranh ở Đông Dương, Pa-na-ma, I-rắc, Triều Tiên
+ Kết quả của chính sách này như thế nào ?
-Khu vực Trung Đông, sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Tình hình nước Mĩ sau năm 1991 đến nay như thế nào ?
+ Quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ trong những năm gần đây ?
ª Tuy nhiên chúng ta luôn luôn cảnh giác trước mọi mưu đồ diễn biến hoà bình của Mĩ
-Sơ kết bài học theo SGV.
HĐ4: Củng cố.
+ Nguyên nhân làm cho kinh tế Mĩ phát triển ?
A.Thu được 114 tỉ USD.
B.Không bị chiến tranh tàn phá.
C.Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô.
D.Giàu có tài nguyên, có nền khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại, đối nội của Mĩ ?
A.Ban hành hàng loạt các đạo luật phản động.
B.Quan hệ hoà bình với tất cả các nước.
C.Thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới.
D.Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
-Mĩ là nước theo thế chế Cộng hoà tư sản (Cộng hoà Tổng thống) do 2 đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
-Mĩ ban hành các đạo luật phản động.
-Cấm các Đảng Cộng sản hoạt động.
-Chống lại phong trào đình công, loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy chính phủ.
-Thực hiện về phân biệt chủng tộc.
-Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu”.
-Đó là mục tiêu, kế hoạch có tính chất lâu dài của Mĩ nhằm làm bá chủ, thống trị thế giới.
-Tiến hành viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước.
-Thành lập các khối quân sự.
-Gây chiến tranh xâm lược, phát động chiến tranh lạnh.
-Đạt được một số mưu đồ nhưng cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề.
-Trả lời theo sách giáo khoa.
-Quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ được nối lại từ năm 1995, ngày nay mối quan hệ này được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4.Dặn dò:(1’)
-Về nhà học bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa, tìm hiểu quan hệ giữa nước ta và Mĩ.
-Đọc và soạn trước bài 09 theo các câu gợi ý :
+Tình hình Nhật Bản sau CTTG thứ hai?
+Vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng?
+Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản?
IV.RÚT KINH NHGIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET10LSỬ 9.doc