Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 13 -  Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

-Sự hình thành “trật tự thế giới mới hai cực” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hậu quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình hình “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe.

-Tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh”, những hiện tượng mới và xu thế phát triển hiện nay của thế giới.

-Tích hợp giáo dục môi trường.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1232Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13 Ngày soạn:16/11/2010 	
Tiết : 13 Ngày dạy: 17/11/2011	
CHƯƠNG IV : QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 11. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Sự hình thành “trật tự thế giới mới hai cực” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hậu quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình hình “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe.
-Tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh”, những hiện tượng mới và xu thế phát triển hiện nay của thế giới.
-Tích hợp giáo dục mơi trường.
2.Kĩ năng:
-HS có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phương pháp tư duy khái quát và phân tích.
3.Thái độ:
-HS thấy được một cách khái quát toàn cảnh thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu: Hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
*Thầy: 
-Bản đồ thế giới, tranh ảnh về Hội nghị I-an-ta và tư liệu nói về chiến tranh lạnh, từ điển thuật ngữ lịch sử, tư liệu lịch sử 9.
*Trò: 
-Học thuộc bài, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh lạnh, về Hội nghị I-an-ta.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: 1’ 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phịng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: 4’
a.Câu hỏi:
+ Quá trình liên kết châu Âu diễn ra như thế nào?
+ Tình hình các nước châu Âu sau 1945 như thế nào ?
A.Kinh tế bị tàn phá nặng nề.
B.Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mac San.
C.Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược để khôi phục lại địa vị ở các thuộc địa trước đây.
D.Tháng 4/1949, các nước Tây Âu gia nhập Na-To nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
E.Tất cả những ý trên.
b.Đáp án :
-Công đồng than, thép Châu Âu (04/1951).
Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu(03/1957), Cộng đồng kinh tế ChâuÂu(25/03/1957).
-Tháng 7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập lại với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC)
 -Tháng 12/1991, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài mới (1’): 
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trên thế giới có sự thay đổi. Vậy giữa các quốc gia có sự thay đổi ra sao? Quan hệ như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài11
b.Tiến trình bài dạy :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
NỘI DUNG
8’
HĐ1: Tìm hiểu sự thành lập trật tự thế giới mới.
I.Sự hình thành trật tự thế giới mới.
-Từ ngày 04 đến ngày 11/02/1945, Hội nghị I-an-ta được triệu tập tại Liên Xô, gồm ba quốc gia là Anh, Mĩ, Liên Xô.
-Thông qua những quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ.
ª Trật tự 2 cực I-an-ta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
-Yêu cầu học sinh đọc SGK.
-Treo tranh.
+Em hãy trình bày hoàn cảnh triệu tập Hội nghị I-an-ta?
+ Cho biết thành phần tham dự Hội nghị I-an-ta?(TB\Y)
-Giới thiệu hình 22 về Hội nghị I-an-ta.
+Hội nghị I-an-ta thông qua những nội dung nào ?
+Sự phân chia cụ thể diễn ra như thế nào ?
-Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Á và châu Âu Hội nghị nhất trí :tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu. Liên Xô sẽ đánh Nhật ở châu Á, 3 cường quốc thoã thuận cho Mĩ chiếm đóng Nhật, Liên Xô và Mĩ cùng quyền lợi ở Trung Quốc.
-Treo bản đồ.
-Gọi HS xác định khu vực ảnh hưởng của hai cường quốc của Mĩ và Liên Xô.
+ Em hãy cho biết hệ quả của Hội nghị I-an-ta ?
-Cung cấp khái niệm “trật tự thế giới hai cực”.
-Đọc SGK.
-Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thế hai.
-Chủ tịch hội đồng bổ trưởng Xta-Lin( Liên Xô), Tổng thống Ru-Dơ-Ven (Mĩ), Thủ tướng Sớc-Sin (Anh).
-Quan sát.
-Thông qua các quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
*Châu Âu:
-Liên Xô: Đông Đức và Đông Âu.
-Mĩ, Anh: Tây Đức và Tây Âu.
*Châu Á: Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin, trả lại Trung quốc Mãn Châu, Đài Loan thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc gồm QDĐ và ĐCS.
-Học sinh quan sát và xác định trên bản đồ.
-Tất cả những thoả thuận trên trở thành khuôn khổ trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự 2 cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
9’
HĐ2: Tìm hiểu sự thành lập Liên hợp quốc.
II.Sự hình thành Liên Hợp Quốc.
-Từ ngày 25/4ª 26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước họp ở San-fran-six-cô (Mĩ) thông qua hiến chương thành lập LHQ.
-Từ ngày thành lập đến nay LHQ có vai trò và nhiệm vụ to lớn :
+Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.
+Hợp tác quốc tế về vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.
-Yêu cầu học sinh đọc SGK.
+Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?(TB\Y)
+Nhiệm vụ chính của Liên Hiệp Quốc là gì? (TB\Y)
-Cung cấp thêm về sự ra đời của Liên hợp quốc.
-Cho HS thảo luận nhóm:
* Nhóm1+2+3:Liên hợp quốc có vai trò quan trọng như thế nào?
* Nhóm 4+5+6:Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam mà em biết?
-Việt Nam gia nhập LHQ vào ngày 20/9/1977.
-Nhận xét, bổ sung.
GV: Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường
-Đọc.
-Hội nghi I-an-ta đã quyết định thành lạp Liên hợp quốc.
-Từ ngày 25/4ª 26/6/1945 Hội nghị đại biểu của 50 nước họp tại San-fran-xix-cô (Mĩ) thông qua hiến chương thành lập LHQ.
-Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
-HS thảo luận và CBKQ
-Giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ CNTD và CNPB chủng tộc.
-Giúp hàng trăm triệu đô la, cử chuyên gia sang giúp Việt Nam xây dựng đất nước như chương trình phát triển LHQ VNĐP viện trợ 270 triệu USD, quĩ nhi đồng LHQ UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quĩ dân số thế giới UNFPA 86 triệu USD, tổ chức FAO 76,7 triệu USD.
9’
HĐ3: Tìm hiểu vấn đề chiến tranh lạnh.
III.Chiến tranh lạnh.
-Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
-Hậu quả: Hao người tổn của, tình hình thế giới căng thẳng có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+Chiến tranh lạnh diễn ra trong hoàn cảnh nào ?TB\K)
-Năm 1947 Tổng thống Mĩ Tơ-ru-man công khai phát động chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN.
+Vậy thế nào là chiến tranh lạnh ?
+Chiến tranh lạnh được thực hiện như thế nào?(TB\Y)
-Cung cấp những vấn đề đã thực hiện trong thời kì chiến tranh lạnh của các cường quốc.
+Chiến tranh lạnh đem lại hậu quả như thế nào?(TB\K)
-Sau chiến tranh Mĩ và Liên Xô từ chỗ đồng minh chuyển sang đối đầu gay gắt đó là chiến tranh lạnh .
-Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
-Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự.
-Thành lập các khối quân sự.
-Tiến hành chiến tranh để đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
-Tình hình thế giới luôn căng thẳng.
-Chi phí lớn về tiền và người cho chiến tranh.
-Loài người thì nghèo khổ, bệnh tật.
9’
HĐ4: Tìm hiểu tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh.
IV.Thế giới sau “chiến tranh lạnh”
-Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
-Hai là, tiến tới một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
-Ba là, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế là trung tâm.
-Bốn là, nhiều khu vực còn xảy ra nhiều cuộc xung đột vũ trang hoặc nội chiến.
ª Xu thế chung của thế giới hiện nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
 +Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?(TB\K)
-Minh hoạ thêm về sự chấm dứt chiến tranh lạnh.
+ Thế giới hiện nay, có mấy xu hướng phát triển? Nội dung của từng xu hướng đó?(TB\K)
-Từ 1991, Liên Xô sụp đổ thế giới 2 cực chuyển thành thế giới đơn cực (do Mĩ chi phối) hiện nay thế giới đa cực dần dần hình thành :Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu và một vài nước đang vươn lên như Đức, Trung Quốc.
+ Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?(K\G)
+ Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta hiện nay là gì?(K\G)
-Liên hệ Việt Nam khi gia nhập WTO (2006) ngày 11/1/2007 là thành viên chính thức.
HĐ5: Củng cố 
+ Nêu nhiện vụ của tổ chức Liên hợp quốc?
A.Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B.Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc.
C.Hợp tác quốc tế về vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo.
D.Tất cả những nhiệm vụ trên.
-Đánh dấu X và ô * mà em cho là đúng:
 + Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh thời gian nào?
*a.12/1987. *b.12/1988. *c.12/1989. *d.12/1990.
+ Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là :
A.Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
B.Hai là, tiến tới một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
C.Ba là, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển.
D.Bốn là, nhiều khu vực còn xảy ra nhiều cuộc xung đột vũ trang.
-Làm suy giảm thế mạnh của Mĩ và Liên Xô.
-Sự vươn lên của Đức, Nhật Bản và Tây Âu-> trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ và Liên Xô.
-Có bốn xu hướng.
-Nội dung là:
+Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
+Hai là, tiến tới một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
+Ba là, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế là trung tâm.
+Bốn là, nhiều khu vực còn xảy ra nhiều cuộc xung đột vũ trang hoặc nội chiến.
-Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. ª vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
-Ra sức xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục sự nghiệp CNH-HĐH.
-Học sinh lên bảng làm bài tập
4.Dặn dò :1’
-Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về hoạt động của LHQ ở Việt Nam.
-Xem trước bài 12 và tìm hiểu:
+Những thành tựu của cách mạng KHKT?
+Ý nghĩa và tác dụng của cách mạng KHKT?
+Mặt tiêu cực của cách mạng KHKT?
+Biện pháp khắc phục những mặt hạn chế đó?
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET13LSỬ9.doc