Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

1.Kiến thức :

-Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau CTTG thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào GPDT ở Việt Nam.

-Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân(1919-1925).

-Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

2.Kĩ năng :

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 17 - Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:17 Ngày soạn :14/12/2010
Tiết :17 Ngày dạy: 15/12/2010 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức :
-Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau CTTG thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào GPDT ở Việt Nam.
-Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và phong trào công nhân(1919-1925).
-Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
2.Kĩ năng :
-Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể tiêu biểu và tập đánh giá các sự kiện đó.
3.Thái độ :
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối cách mạng luôn phấn đấu hi sinh cho cách mạng (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tôn Đức Thắng)
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
+ Thầy :Tư liệu lịch sử 9, tranh ảnh, chân dung về các nhân vật tiêu biểu như : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tôn Đức Thắng.
 + Trò Đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, quan sát kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhân vật Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tôn Đức Thắng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :1’ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong.
2.Kiểm tra bài cũ :4’
a.Câu hỏi:
+ Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục của Pháp thể hiện như thế nào?
+ Động lực cách mạng và lãnh đạo cách mạng là giai cấp nào:
 *. Giai cấp Tư sản. *. Giai cấp Tiểu tư sản. 
 *. Giai cấp Nông dân. *. Giai cấp Công nhân. 
 b. Đáp án:-Thực hiện chia để trị, thi hành chính sách văn hóa nô dịch, giáo dục ngu dân, mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp, nhân dân ta không được hưởng các quyền tự do dân chủ.
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài 1’: 
 Sau CTTG thứ nhất, tình hình thế gới đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc khai thác lần thứ 2 xã hội Việt Nam phân hoá sâu sắc, nhiều giai cấp mới ra đời và lớn mạnh đã đứng dậy đấu tranh. ª Phong trào đã diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài 15.
b.Tiến trình bài dạy :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10’
HĐ1 :Tìm hiểu những ảnh hưởng ở bên ngoài tác động đến cách mạng nước ta.
1.Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
-Dưới tác động của cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào nước ta.
-Yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa.
+ Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ?
-Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.
GV:Liên hệ tinh thần đấu tranh, ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
-HS tiếp xúc mục I SGK.
-Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào GPDT ở Phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản Phương Tây.
-Phong trào cách mạng phát triển mạnh khắp thế giới: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mĩ.
-Quốc tế Công Sản ra đời(03/1919).
-ĐCS Pháp ra đời(12/1920).
-ĐCS Trung Quốc ra đời(1921). 
-Tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào Việt Nam.
-Cách mạng Việt Nam phải thay đổi về đường lối, chiến lược cho phù hợp với tình thế giới.
=> Ảnh hưởng thuận lợi đến cách mạng Việt Nam.
15’
HĐ2 :Tìm hiểu phong trào dân chủ công khai trong những năm (1919-1925).
2.Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925).
a.Khái quát :Phong trào phát triển mạnh, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức sôi nổi, phong phú.
b.Phong trào của giai cấp Tư sản :
-Mục đích :Đòi chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền cảng Sài Gòn. 
-Hình thức :Dùng báo chí để bênh vực cho quyền lợi của giai cấp mình, tiêu biểu là phong trào của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.
c.Phong trào của Tiểu tư sản :
-Mục đích chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ.
-Hình thức :Đấu tranh trong các tổ chức chính trị, xuất bản báo chí tiến bộ.
+06/1924, tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái.
+Phong trào đòi thả Phan Bội Châu(1925) và phong trào đòi để tang Phan Châu Trinh(1926).
d.Những tích cực và hạn chế của phong trào :
-Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá những tư tưởng tự do, dân chủ và cách mạng mới trong nhân dân.
-Hạn chế :phong trào của Tư sản còn mang tính cải lương, thoả hiệp. Phong trào của Tiểu tư sản còn xốc nổi, ấu trĩ, chưa có chính đảng.
+ Em hãy cho biết những nét khái quát về phong trào dân chủ công khai (1919-1925) ?
+ Mục đích đấu tranh của giai cấp Tư sản ?
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu?
+ Tính chất của phong trào ?
-Nói chung Tư sản Việt Nam sau chiến tranh đã có những cố gắng nhất định để chống lại sự cạnh tranh và chèn ép của tư sản Pháp nhưng đấu tranh để thoả mãn những yêu cầu tối thiếu về quyền tự do dân chủ.
+ Mục đích của phong trào Tiểu tư sản ?
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu?
-Tháng 6/1924, tổ chức Tâm tâm xã (tri thức Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu) cử Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Sơn giết toàn quyền Méc lanh ở Sa Diện sự việc không thành Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh trên dòng sông Châu Giang.
-Giới thiệu sơ qua về Phan Bội Châu và Phan Chu trinh.
+ Qua các phong trào đấu tranh trên em hãy cho biết những điểm tích cực và hạn chế của nó? (Thảo luận)
ª Phong trào độc lập-dân chủ (1919-1925) phát triển sôi nổi nhưng cũng nhanh chóng bị đàn áp.
-Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi, trước hết là ở thành thị.
-Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá.
-Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì và độc quyền cảng Sài Gòn (1923).
-Suất bản nhiều tờ báo tiến bộ “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê” để nói lên quyền lợi của giai cấp mình, tiêu biểu là phong trào của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.
-Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp, được chúng nhượng bộ cho một số quyền lợi.
-Đấu tranh chống cường quyền, áp bức, bóc lột, đòi các quyền tự do dân chủ.
-Đấu tranh trong các tổ chức chính trị như :Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục việt, Đảng thanh niên.
+ 06/1924, tiếng bom Sa Điện của liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
+ Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).
-Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá những tư tưởng tự do, dân chủ và cách mạng mới trong nhân dân.
-Hạn chế :phong trào của Tư sản còn mang tính cải lương, thoả hiệp. Phong trào của Tiểu tư sản còn xốc nổi, ấu trĩ, chưa có chính đảng.
10’
3’
HĐ3 :Tìm hiểu phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam.
3.Phong trào công nhân.
-Năm 1922, công nhân Bắc kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật.
-Năm 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương
-Tháng 08/1925, phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài Gòn).
ª Đây là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”.
+ Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
+ Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân Việt Nam ?
-Giới thiệu một đôi nét về Tôn Đức Thắng.
-Phong trào công nhân Ba son đòi tăng lương, giảm giờ làm và ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
+ Theo em phong trào công nhân Ba Son 1925 có điểm gì mới khác so với trước ? 
HĐ4 :Củng cố.
+ Điểm tích cực của phong trào dân tộc, dân chủ (1919-1925) :
A.Đấu tranh chống Pháp.
B.Thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
C.Đòi Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi.
D.Truyền bá những tư tưởng tự do, dân chủ và cách mạng mới vào trong nước. 
+ Theo em phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son 1925 có điểm gì mới ? 
-Thế giới: Các cuộc đấu tranh của thuỷ thủ Pháp, Trung Quốc -> động viên công nhân Việt Nam đấu tranh.
-Trong nước: Những năm đầu sau chiến tranh, phong trào công nhân còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển cao hơn.
-Năm 1920, Công Hội bí mật ra đời ở Sài Gòn.
-Dựa vào sách giáo khoa trả lời.
-Nghe giảng.
-Phong trào đã kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với mục đích chính trị.
-Thể hiện sự trưởng thành quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam.
-Có tổ chức, sự lãnh đạo.
-Thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
-Phong trào công nhân chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”.
4.Dặn dò :1’
-Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi bài tập trong giáo khoa, tìm hiểu thêm tư liệu về Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái.
-Tự ôn tập tất cả các bài đã học ở hhọc kì I chuẩn bị kiểm tra học kì.
IV.RÚT KINH NGHIÊM, BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết17LSỬ 9.doc