1.Kiến thức :
- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước như Tân Việt, Quốc dân đảng.
-Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này, sự khác nhau giữa 2 tổ chức này với Hội VNCMTN.
-Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đó là mốc đánh dấu sự phát triển mới của các mạng nước ta.
-Tích hợp nội dung vai trị cơng lao to lớn của Nguyễn i Quốc đối với việc thống nhất ba tổ chức cộng sản.
Tuần :21 Ngày soạn : 10/01/2011 Tiết :21 Ngày dạy : 11/01/2011 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức : - Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước như Tân Việt, Quốc dân đảng. -Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này, sự khác nhau giữa 2 tổ chức này với Hội VNCMTN. -Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đó là mốc đánh dấu sự phát triển mới của các mạng nước ta. -Tích hợp nội dung vai trị cơng lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thống nhất ba tổ chức cộng sản. -Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường (những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái) 2.Kĩ năng : -Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ. -Bước đầu rèn luyện cho học sinh cách phân tích, đánh giá, nhận định khách quan các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ : -Qua các sự kiện giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu các bật tiền bối và các chiến sĩ cách mạng quyết tâm phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc. -Giáo dục ý thức trách nhiệm đối với đất nước. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ GV: Tư liệu lịch sử 9, lược đồ khởi nghĩa Yên Bái, tranh ảnh, tư liệu về hoạt động Quốc dân đảng và 3 tổ chức cộng sản, chân dung Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học. 2/ HS: Đọc và soạn phần 3,4 bài 17 theo các câu hỏi gợi ý trong SGK, quan sát kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tổ chức : (1’) -Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh. 2.Kiểm tra bài cũ : (4’) a/ Câu hỏi : Câu1 : Bước phát triển mơi của phong trào cách mạng Việt Nam ? Câu2 : Tân Việt cách mạng đảng ra đời vào thời gian nào ? A. Tháng 07 năm 1925. B. Tháng 07 năm 1926. C. Tháng 07 năm 1927. D. Tháng 07 năm 1928. b/ Đáp án: Câu1 : -Công nhân và học sinh liên tiếp đấu tranh, phong trào phát triển với qui mô toàn quốc. + Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị vượt ra ngoài qui mô một xưởng, liên kết nhiều ngành nhiều địa phương. + Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên, họ trở thành lực lượng chính trị độc lập. -Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng chính trị khắp cả nước. Câu 2: D. Tháng 07-1928. 3.Giảng bài mới : a.Giới thiệu bài mới (1’): Việt Nam Quốc đảng ra đời và hoạt động như thế nào ? Hãy nêu lên sự khác nhau giữa tổ chức này với Hội VNCMTN. Tại sao ba tổ chức cộng sản lại ra đời ở Việt Nam vào năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này ? b.Tiến trình bài mới : (39’) T/l HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 18’ HĐ1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng. 3.Việt Nam Quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. a.Việt Nam Quốc dân đảng: -Ngày 25/12/1927, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập. -Lãnh đạo :Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu -Thành phần tham gia:Tiểu tư sản, trí thức, tư sản lớp dưới, thân hào địa chủ, phú nông, binh lính. -Xu hướng cách mạng:dân chủ tư sản đại diện cho quyền lợi của tư sản dân tộc. -Hoạt động : thiên về ám sát cá nhân, bạo động vũ trang. b.Khởi nghĩa Yên Bái: -Đêm 09/02/1930, khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân không chiếm được tỉnh lị, chỉ chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số lính Pháp. -Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, ngày 10/2/1930 khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị xử tử. -Yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa. + Em hãy trình bày sự ra đời của VNQDĐ ? +Thành phần tham gia, lãnh đạo, xu hướng chính trị của tổ chức này là gì ? + Hoạt động của VNQDĐ ? + Trước tình hình đó VNQDĐ đã quyết định làm gì ? -“Âu là chết đi để làm gương cho đời sau phấn đấu” họ biết khó có thể thành công nhưng vẫn liều một phen. + Dựa vào SGK hãy trình bày những nét cớ bản về khởi nghĩa Yên Bái ? (Sử dụng lược đồ) -Nhận định về khởi nghĩa Yên Bái Lê Duẩn nói “Khởi nghĩa Yên Bái chỉ là một cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non để rồi chết luôn không bao giờ ngóc lên nổi. Khẩu hiệu không thành công thì cũng thành nhân biểu lộ tính hấp tấp tiểu tư sản, tính hăng hái nhất thời và đồng thời biểu lộ tính chất không vững chắc non yếu của phong trào tư sản” + Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái ? (Thảo luận) -Kế hoạch của của VNQDĐ là đánh vào các đô thị lớn, những trung tâm quân sự của Pháp, lực lượng tham gia chủ yếu là binh lính vũ khí tự tạo và cướp của giặc, Pháp tăng cường đàn áp. GV:Giáo dục bảo vệ mơi trường (Những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái) -Đọc sách giáo khoa. -Từ nhóm Nam Đồng thư xã-nhà xuất bản tiến bộ tập hợp một nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ ràng. -Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng trong nước và chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đã dẫn tới sự ra đời của VNQDĐ (25/12/1927). -Lãnh đạo là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu -Thành phần tham gia:học sinh, sinh viên, tư sản dân tộc, người làm nghề tự do, nông dân khá giả, thân hào, địa chủ, binh lính. -Xu hướng chính trị :dân chủ tư sản đại diện cho quyền lợi của tư sản dân tộc -Thiên về ám sát cá nhân, bạo động vũ trang, vào 9/2/1929 tổ chức ám sát tên mộ phu đồn điền Ba Danh sau đó bị thực dân Pháp tiến hành đàn áp có tới gần 1000 người bị bắt, nhiều cơ sở bị phá vỡ, cán bộ từ trung ương đến địa phương hầu như đều sa lưới giặc. -Trước sự khủng hoảng về cơ sở và sự khủng bố khốc liệt của kẻ thù, những người lãnh đạo của VNQDĐ đã quyết định khởi nghĩ quyết định sống chết với quân thù với phương châm “không thành công thì cũng thành nhân”. -Vào đêm ngày 9/2/1930 khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ sau đó lan nhanh ra các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, riêng ở Hà Nội đã tổ chức ném bom vào sở mật thám, sở cảnh sát -Tại Yên Bái quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, nhưng hôm sau bị Pháp phản công tiêu diệt vào ngày 10/2/1930, ở các nơi khác quân khởi nghĩa cũng chỉ làm chủ được mấy huyện lị nhưng sau đó cũng bị địch phản công chiếm lại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí khác bị xử tử. +Khách quan:Thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp cuộc khởi nghĩa vừa đơn độc vừa non kém, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo, thiếu cơ sở trong quần chúng công nông. +Chủ quan:Tổ chức còn lỏng lẻo để cho bọn mật thám chui vào phá Đảng từ bên trong cho nên cuộc khởi nghĩa bị bại lộ và nhanh chóng thất bại, lãnh đạo không thống nhất. 14’ HĐ2 :Tìm hiểu quá trình ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. 4.Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929. -Tháng 6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) Đông Dương cộng sản đảng được thành lập. -Tháng 8/1929, An Nam cộng sản đảng cộng được thành lập tại Hương Cảng. -Tháng 9/1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn tuyên bố thành lập ở Hà Tĩnh. -Yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa. + Ba tổ chức Cộng sản ra đời như thế nào ? -7 đồng chí thuộc chi bộ Cộng sản đầu tiên là Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Dương Học Đính, Nguyễn Tuân. + Vì sao, năm 1929 lại có sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ? ª Như vậy chỉ trong 4 tháng ở Việt Nam đã có tới 3 tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời, sự kiện đó đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt của các mạng Việt Nam chứng tỏ rằng hệ tư tưởng Cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc ª điều kiện thành lập đảng đã hoàn toàn chín muồi trong cả nước. GV:Giáo dục vai trị, cơng lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thống nhất ba tổ chức cộng sản. -Đọc SGK . -Tháng 6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) Đông Dương cộng sản đảng được thành lập. -Tháng 8/1929, An Nam cộng sản đảng cộng được thành lập tại Hương Cảng. -Tháng 9/1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn tuyên bố thành lập ở Hà Tĩnh. -Từ cuối năm 1928 đến đầu 1929 phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh yêu cầu cấp thiết phải thành lập ngay 1 ĐCS để tổ chức công nông và các lực lượng khác đứng lên chống đế quốc và phong kiến. -Tháng 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long (HN) gồm 7 đồng chí tích cực chuẩn bị cho sự thành lập Đảng. -Tháng 5/1925, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN các hội viên của kì bộ thanh niên Bắc Kì đã yêu cầu phải thành lập ngay một tổ chức cộng sản ở VN nhưng không được chấp nhận họ tuyên bố li khai bỏ về nước kêu gọi nhân dân ủng hộ chủ trương thành lập đảng từ đó ở VN đã có sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản. 5’ HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà * Củng cố: GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập sau. Bài1:Ai là một trong những người đứng đầu tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng. a.Phan Bội Châu b.Nguyễn Thị Minh Khai c.Nguyễn Thái Học d.Phan Châu Trinh Bài2 : Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái a.Thiếu người lãnh đạo b.Do thực dân Pháp cịn mạnh, Việt Nam Quốc Dân đảng vừa non yếu lại khơng vững chắc về tổ chức và lãnh đạo. c.Chưa cĩ sự giúp đỡ của Liên Xơ. d.Pháp cấu kết với nhà Thanh ở Trung Quốc để đàn áp. * Hướng dẫn về nhà: -Sưu tầm chân dung và tiểu sử của đồng chí Trần Phú. -Các tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này. → c. Nguyễn Thái Học →b.Do thực dân Pháp cịn mạnh, Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa non yếu lại khơng vững chắc về tổ chức và lãnh đạo 4.Dặn dò : (2’) -Học bài cũ, làm bài tập trong SGK, sưu tầm thêm tranh ảnh, những mẫu chuyện về hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và 3 tổ chức cộng sản ra đời trong năm 1929. -Đọc và soạn bài 18 theo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, quan sát kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hội nghị thành lập Đảng, tiểu sử và chân dung của các đồng chí tham gia Hội nghị, luận cương chính trị đầu của Đảng. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tài liệu đính kèm: