Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 29: Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 29: Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức :

-Thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của cách mạng nước ta trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

-Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.

-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Tích hợp giáo dục môi trường.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 29: Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:25 Ngày soạn : 12/02/2011 
Tiết :29 Ngày dạy : 14/02/2011
Chương IV : 
Bài 24. CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH
QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN(1945-1946).
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : 
-Thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của cách mạng nước ta trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Tích hợp giáo dục mơi trường.
2.Kĩ năng :
-Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám. 
3.Thái độ :
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc, kính yêu lãnh tụ.
-Giáo dục bảo vệ mơi trường.
-Giáo dục lịng yêu nước, những sách lược khơn khéo mềm dẻo của Hồ Chí Minh trong việc đối phĩ với thù trong giặc ngồi.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1/GV: Tư liệu lịch sử 9, tranh bầu cử Quốc hội khoá 1, các tranh ảnh về giai đoạn 1945-1956, các mẫu chuyện lịch sử về giai đoạn này.
2/HSø :Đọc và soạn bài theo các câu hỏi gợi ý của GV và SGK , quan sát kĩ kênh hình, lược đồ, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về giai đoạn 1945-1946.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong, ánh sáng phịng học.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a.Câu hỏi:
Câu1:
+ Nêu nguyên nhân thành công và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
Câu2:
+ Nối cột I (Thời gian) với cột II (Sự kiện) cho thích hợp:
Cột I
 Cột II
Đáp án.
A. 19-08-1945.
B. 23-08-1945.
C. 25-08-1945.
D. 02-09-1945.
1. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
2. Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.
3. Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế.
4. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội
A-
B-
C-
D-
b.Đáp án: 
Câu1:
+ Ý nghĩa :Đập tan 2 tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta, đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-kỉ nguyên độc lập, tự do. Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu giải phóng dân tộc trên thế giới.
+ Nguyên nhân.
-Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Khối đoàn kết toàn dân được tạo dựng đến mức cao nhất. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch HCM.
-Điều kiện quốc tế thuận lợi.
Câu2:
A+ 4 , B+3 , C+ 2 , D+ 1 
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài mới (1’): 
 Sau cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi nhà nước non trẻ của chúng ta gặp muôn vàn khó khăn và thách thứcª Làm thế nào để vượt qua khó khăn này ? Chúng cùng tìm hiểu bài 24.
b.Tiến trình bài mới : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC.
12’
HĐ1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
I.Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
1.Những khó khăn về quân sự :
-Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng và bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
-Miền Nam:Quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
-Ngoài ra lúc này còn 6 vạn quân Nhật và bọn phản cách mạng chống phá nhiều nơi.
ª Nền độc lập bị đe doạ.
2.Khó khăn về kinh tế:
-Bị tàn phá nặng nề, nạn đói đe dọa.
-Tài chính kiệt quệ, ngân sách nhà nước trống rỗng.
3.Khó khăn về văn hoá, xã hội:
-Hơn 90% dân số mù chữ.
-Tệ nạn xã hôi tràn lan.
ª Nước ta lâm vào tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”.
+ Sau cách mạng tháng Tám, nước ta có những thuận lợi nào?
+ Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
(Thảo luận)
GV:Treo lược đồ và xác định các khu vực tương ứng về nạn ngoại xâm.
-Phân tích về “ngàn cân treo sợi tóc”.
GV:Giáo dục bảo vệ mơi trường.
-Chuyển ý
-Giành được quyền làm chủ.
-Nhân dân tích cực xây dựng chính quyền, bảo vệ chính quyền.
-Liên Xô đánh bại phát xít, cổ vũ nhân dân ta.
-Ngoại xâm đe doạ.
-Kinh tế lạc hậu, nạn đói chưa kịp khắc phục, ngân sách nhà nước trống rỗng.
 -Mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan. ª Ngàn cân treo sợi tóc.
-Quan sát
10’
HĐ2: Tìm hiểu quá trình xây dựng chế độ mới.
II.Bước đầu xây dựng chế độ mới.
-Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước (6/1/19446).
-Ngày 2/3/1946, chính phủ mới ra mắt trước quốc dân đồng bào.
-Bầu uỷ ban hành chính các cấp.
-Ngày 29/05/1946, thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam.
ª Bộ máy chính quyền được xác lập từ trung ương đến địa phương.
+ Đảng ta thực hiện những biện pháp nào để xây dựng chính quyền cách mạng ?
-Treo tranh hình và cho HS quan sát hình 41 SGK:
+ Em có nhận xét về cảnh bầu cử ở Hà Nội và Sài Gòn?
GV: Liên hệ vấn đề bầu cử hiện nay ở Việt Nam.
+ Trong quá trình đi bầu cử nhân ta gặp những khó khăn nào?
+ Tuy gặp khó khăn nhưng việc bầu cử đạt được kết quả như thế nào?
GV: Chuyển ý.
-Ngày 08/09/1945, chính phủ lâm thời tuyên bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước.
-Ngày 06/01/1946: Bầu Quốc hội.
-Bầu hội đồng nhân dân và thành lập uỷ ban hành chính các cấp.
-29/05/1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội liên Việt) thành lập.
-HS quan sát.
-Được tổ chức trang nghiêm.
-Nhân dân ăn mặc chỉnh tề, rất đông.
-Thể hiện không khí nô nức, ngày hội của toàn dân.
-Thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
-Gặp phải sự chống đối của giặc, phải đổ máu khi đi bầu cử.
-Bầu được 333 đại biểu Bắc-Trung-Nam.
-Thông qua chính phủ liên hiệp kháng chiến, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
-Bộ máy chính quyền dân chủ được xác lập.
10’
HĐ3: Tìm hiểu cách giải quyết những khó khăn về giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính.
III.Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.
1.Giải quyết giặc đói:
-Lập hũ gạo cứu đói, thực hiện ngày đồng tâm.
-Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia lại ruộng đất công, giảm tô, bãi bỏ các loại thuế.
ª Nạn đói đã được đẩy lùi.
2.Giải quyết giặc dốt:
-Ngày 08/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan “Bình dân học vụ” và kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ.
-Các cấp học đều phát triển.
-Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.
3.Giải quyết khó khăn về tài chính:
-Xây dựng “quỹ độc lập”.
-Phong trào “tuần lễ vàng”.
-31/01/1946, phát hành tiền Việt Nam.
-23/11/1946, tiền Việt Nam được lưu hành.
+ Đảng ta chủ trương gì để giải quyết nạn đói ?
GV: Cho HS quan sát hình 42 SGK:
+ Nhân dân ta đang làm gì ?
+ Em có nhận xét gì về việc làm của nhân dân ta?
-Liên hệ việc ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
-Đọc tục ngữ, ca dao về lòng yêu thương con người.
-Đảng ta đề ra những biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói.
+ Đó là những biện pháp nào ?
-Liên hệ vấn đề xóa đói giảm nghèo hiện nay.
+ Kết quả ?
+ Đảng ta có biện pháp gì để giải quyết giặc dốt ?
- Cho HS quan sát hình 43.
+ Điều kiện học tập như thế nào?
+ Lớp học được tổ chức ra sao?
+ Em có nhận xét gì về lớp Bình dân học vụ?
-Liên hệ nền giáo dục hiện nay.
+ Kết quả ra sao ?
+ Để giải quyết khó khăn về tài chính, Đảng ta thực hiện chủ trương nào ?
+ Kết quả ?
GV: Cho HS thảo luận nhóm:
+ Kết quả đạt được trong việc giải quyết giặc đói, giặc dốt và tài chính có ý nghĩa như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ta đạt được những kết quả trong đó ?
GV: Giáo dục lịng yêu nước.
-Lập hũ gạo cứu đói, không dùng gạo và ngô nấu rượu.
-Phát động ngày đồng tâm.
-HS quan sát.
-Có rất đông người, mỗi người cầm một tô gạo đổ vào thùng đựng gạo, nhân dân góp gạo chống giặc đói.
-Thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ, lòng yêu thương con người.
-Thi đua sản xuất.
-Gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu.
-Đắp đê phòng lụt, khai hoang, phục hóa, chia lại ruộng đất, giảm tô, bãi bỏ các loại thuế.
-Nạn đói được đẩy lùi.
-Ngày 8/9/1945 HCM kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xoá nạn màu chữ.
-Quan sát.
-Học vào ban đêm, ánh sáng thắp bằng đèn dầu ª điều kiện học tập khó khăn.
-Nghiêm túc, có nhiều lứa tuổi.
-Nhân dân nô nức học tập, thể hiện tinh thần hiếu học.
-Các cấp học đều phát triển mạnh, nội dung, phương pháp bước đầu đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
-Xây dựng “quỹ độc lập”.
-Phong trào “tuần lễ vàng”.
-Ngày 31/01/1946, ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
-Ngày 23/11/1946, tiền Việt Nam được lưu hành.
-Thu được 370 kg vàng, 20 triệu đồng và 40 triệu vào quĩ đảm phụ quốc phòng.
-HS thảo luận và CBKQ:
-Nhân dân ta vượt qua những khó khăn, củng cố và tăng cường sức mạnh nhà nước.
-Thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ mới.
-Sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho nhân dân ta.
-Tinh thần đoàn kết, nổ lực của toàn dân.
-Sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng.
5’
HĐ4: Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố:
+Trình bày tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945?
+Bầu cử Quốc hội diễn ra vào thời gian nào.
A.Ngày 05/01/1945
B.Ngày 06/01/1946
C.Ngày 07/01/1946
D.Ngày 08/01/1946
* Hướng dẫn về nhà:
-Vẽ lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đơng 1947 vào vở bài tập.
-Sưu tầm tư liệu tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học .
-Chuẩn bị bảng nhĩm và bút dạ.
CDựa vào kiến thức vừa học để trình bày.
CB.Ngày 06/01/1946.
4.Dặn dò : (2’)
-Về nhà học bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh về giai đoạn 1945-1946.
-Đọc và soạn phần II theo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, nghiên cứu kĩ kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về nhân dân Nam Bộ kháng chiến, Hiệp định Sơ Bộ.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 29LSỬ 9.doc