Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 34 - Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 34 - Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)

1.Kiến thức:

-Giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chiến thắng Biên Giới thu-đông 1950. Sau chiến dịch Biên Giới, cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương, giành thắng lợi toàn diện về chính trị-ngoại giao, kinh tế-tài chính, văn hoá-giáo dục.

-Đế Quốc Mĩ can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương, Pháp-Mĩ âm mưu giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 34 - Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:27 Ngày soạn :28/02/2011
Tiết :34 Ngày dạy : 01/02/2011
Û
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chiến thắng Biên Giới thu-đông 1950. Sau chiến dịch Biên Giới, cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương, giành thắng lợi toàn diện về chính trị-ngoại giao, kinh tế-tài chính, văn hoá-giáo dục.
-Đế Quốc Mĩ can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương, Pháp-Mĩ âm mưu giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường.
2.Kĩ năng:
-Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày các chiến dịch, rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ :
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết Đông Dương.
-Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ GV:Tư liệu lịch sử 9, lược đồ vùng Tây Bắc, tranh thường vụ BCH TW Đảng họp, hình 49 phóng to, các tài liệu tham khảo khác có liên quan tới bài học.
2/ HS:Đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, tìm hiểu tranh ảnh trong SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong, ánh sáng phòng học.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a.Câu hỏi:
Câu1:
+ Trình bày diễn biến chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950?
Câu2:
+ Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu-đông thời gian nào:
 A. 06/1949. B. 06/1950. C. 06/1951. D. 06/1952.
2/Đáp án:
Câu1:
-Diễn biến:Ngày16/09/1950 chiến dịch bắt đầu ª ngày 18/9 ta đánh Đông Khê bao vây Thất Khê, cô lập Cao Bằng địch vội cho quân từ Cao Bằng đánh xuống, Thất Khê đánh lên
Câu2:
-B.06/1950
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài (1’):
 Sau thắng lợi ở chiến dịch Biên Giới, chúng ta đã phát triển hậu phương như thế nào? Giữ vững quyền chủ động ra sao? Chúng ta tìm hiểu tiết 2 bài 26.
b.Tiến trình bài dạy : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15’
17’
5’
HĐ1: Tìm hiểu việc xây dựng và phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
-Yêu cầu học sinh đọc SGK.
+ Về chính trị, Đảng ta có chủ trương gì?
 -Bên cạnh đó, Đảng ta chú trọng về mặt ngoại giao.
- Liên hệ tình hữu nghị Việt Nam-Lào hiện nay.
+ Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng ta có chủ trương nào?
-Năm 1953, chỉ tính riêng từ liên khu IV trở ra sản lượng lương thực ở vùng tự do và vùng du kích đã đạt được 2.757.700 tấn thóc, 650.850 tấn hoa màucũng trong 1953 ta sản xuất được 3552 tấn vũ khí dạn dược.
+ Về văn hoá, giáo dục, Đảng ta, thì sao?
-Đại hội đã lựa chọn được 7 anh hùng tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước khắp trong cả nước như :Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hạnh, Ngô Gia Khảm.
-GV: Cho HS thảo luận nhóm:
* Nhóm 1+2+3:Những kết quả đạt được về chính trị, kinh tế, văn hoá-giáo dục có ý nghĩa như thế nào?
* Nhóm 4+5+6:Vì sao nhân dân ta đạt được nhứng thành tựu đó?
GV: Chuyển ý.
HĐ2: Tìm hiểu quân ta giữ vững quyền chủ động trên chiến trường như thế nào ?
+ Sau chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950, quân ta đã làm gì?
GV: Trình bày những chiến dịch ở trung du và đồng bằng.
-Chiến dịch Trung du (chiến dịch Trần Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên.
-Chiến dịch đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám) đánh địch ở Phả Lại, Uông Bí.
-Chiến dịch Hà Nam Ninh đánh địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
+ Sau 3 thắng lợi của ta thực dân Pháp có phản ứng gì ?
 (Trình bày bằng lược đồ)
-Ta mở chiến dịch Hoà Bình.
+ Sau chiến dịch Hoà Bình ta mở tiếp những chiến dịch nào nữa ?
GV:Giáo dục bảo vệ mơi trường.
+ Ý nghĩa của chiến dịch Hoà Bình ?
GV:Giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của Người.
HĐ3 Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố:
 + Quân ta phát triển hậu phương kháng chiến như thế nào?
+ Chiến dịch đường số 18 còn gọi là:
A.Chiến dịch Trần Hưng Đạo. 
B.Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.
C.Chiến dịch Quang Trung. D. Tất cả đều đúng.
* Hướng dẫn về nhà:
-Lập bảng niên biểu:
Tên chiến 
dịch
Thời gian
Địa điểm
Ý nghĩa
-Vễ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ vào vở.
-Chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
-Đọc SGK.
-03/03/1951, thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt).
-11/03/1951, thành lập “Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào”.
-Năm 1952, Đảng và chính phủ vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
-Chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và tài chính.
-12/1953, Quốc hội khoá I thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.
-Tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục với ba phương châm: Phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.
-Phong trào thi đua yêu nước lan rộng trong các ngành, các giới, ngày 1/5/1952 Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất khai mạc tại Việt Bắc.
-HS thảo luận và CBKQ;
-Tạo nên khối đoàn kết dân tộc.
-Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
-Nâng cao trình độ dân trí.
-Tạo thực lực và tạo đà cho cuộc kháng chiến phát triển nhanh chóng hơn, vững chắc hơn.
-Nhân dân ta tham gia phong trào thi đua hăng hái.
-Sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
-Mở một loạt các chiến dịch tiến công và phản công trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp-Mĩ, giữ vững quyền chủ động đánh địch.
-HS lắng nghe và theo dõi SGK.
-Tướng Đờ Lát đờ tát xi nhi tập trung một lực lượng lớn gồm 20 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, cơ giới và máy bay nhằm đánh chiếm Hoà Bình giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, nối lại hành lang Đông-Tây, chia cắt Việt Bắc với liên khu III, khu IV.
+ Ngày 10/11/1951, Pháp cho quân nhảy dù xuống Xuân Mai, Chợ Bến (Hoà Bình).
+ Hai cánh quân thuỷ và bộ theo đường sông Đà và đường số 6 có máy bay yểm trợ tiến vào thị xã Hoà Bình.
+ Ta vừa bao vây, truy kích tiêu diệt địch ở Hoà Bình vừa hoạt động chiến tranh du kích sau lưng địch buộc chúng phải rút khỏi Hoà Bình ngày 23/2/1952.
-Ta mở chiến dịch Tây Bắc từ 14/10 ª Cuối tháng 12/1952 đánh địch ở Nghĩa Lộ, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, sau 2 tháng chiến đấu ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản), 4 huyện của Lai Châu, 2 huyện thuộc Yên Bái với 25 vạn dân, phá âm mưu lập xứ Thái tự trị.
-Đầu năm 1953, TW Đảng chính phủ ta và chính phủ kháng chiến Lào Ít-xa-la quyết định mở chiến dịch Thượng Lào (8/4/1953), gần 1 tháng chiến đấu giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lì với 30 vạn dân. 
-Phá tan âm mưu tiến công Hoà Bình của địch.
-Nối hành lang Đông-Tây.
-Củng cố căn cứ Việt Bắc.
-Căn cứ kháng chiến của ta được mở rộng nối liền với căn cứ kháng chiến Lào.
-Thể hiện tình đoàn kết của hai dân tộc Việt-Lào.
C Dựa vào vào kiến thức đã học để trình bày.
CB-Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
1.Chính trị:
-Ngày 03/03/1951, thống nhất Việt Minh và HLV thành Mặt trận Liên Việt.
-Ngày 11/03/1951, Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào được thành lập.
2.Kinh tế:
-Năm 1952, vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
-Chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
-Tháng 12/1953, Quốc hội khoá I thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.
3.Văn hoá, giáo dục:
-Tiếp tục cải cách giáo dục với ba phương châm: Phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh đạt nhiều thành tựu to lớn.
-Phong trào thi đua yêu nước lan rộng khắp các ngành các giới.
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
-Đông Xuân (1950-1951) ta mở liên tiếp 3 chiến dịch lớn (Trung du, Đường số 18, Hà-Nam-Ninh).
-Ta thắng lợi lớn ở chiến dịch Hoà Bình (11/10/1951 đến 23/02/1952).
-Từ 14/10 đến cuối 12/1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng 25 vạn dân, phá âm mưu lập xứ Thái tự trị.
-Tháng 04/1953, liên quân Lào-Việt mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng 30 vạn dân.
4.Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài cũ, làm bài tập trong sách giáo khoa, sưu tầm tranh ảnh.
-Xem trước bài 27 và tìm hiểu:
+Mục đích, nội dung của kế hoạch Na-Va?
+Diễn biến của chiến lược Đông-Xuân 1953-1954?
+Ý nghĩa cuộc chiến lược Đông -Xuân 1953-1954?
+Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ?
+Chủ trương đối phó của ta ở Điện Biên Phủ?
+Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên phủ?
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET34LU9.doc