Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 35 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 35 -  Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

1Kiến thức:

-Âm mưu mới của Pháp-Mĩ ở Đông Dương được thể hiện trong kế hoạch Na-Va (05/1953), đây là sự cố gắng lớn nhất của Pháp-Mĩ nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

-Chủ trương, kế hoạch của ta nhằm phá kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ bằng cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và bằng chiến dịch Điện Biên Phủ.

-Tích hợp giáo dục môi trường.

-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 35 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn:07/03/2011
Tiết :35 Ngày dạy: 08/03/2011
Bài 27. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954).
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1Kiến thức:
-Âm mưu mới của Pháp-Mĩ ở Đông Dương được thể hiện trong kế hoạch Na-Va (05/1953), đây là sự cố gắng lớn nhất của Pháp-Mĩ nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
-Chủ trương, kế hoạch của ta nhằm phá kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ bằng cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và bằng chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Tích hợp giáo dục môi trường.
-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp-Mĩ, chủ trương, kế hoạch chiến đấu của ta. Kĩ năng sử dụng bản đồ.
3.Thái độ :
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ GV :Tư liệu lịch sử 9, lược đồ chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ, tư liệu, tranh ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ.
2/ HSø :Đọc chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, nghiên cứu kĩ kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về kế hoạch Na-va và Điện Biên Phủ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a.Câu hỏi:
Câu1:
+ Nêu các biện pháp phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt ?
Câu2:
+ Liên quân Việt-Lào mở chiến dịch Thượng Lào thời gian nào:
 A. Tháng 04/1951. B. Tháng 04/1952. C. Tháng 04/1953. D. Tháng 04/1954.
b.Đáp án:
-Kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá-giáo dục.
Câu2:
C-Tháng 04/1953.
3.Giảng bài mới: 
a.Giới thiệu bài mới (1’): 
 Tiến hành chiến tranh ở Đông Dương, Pháp thất bại hết sức nặng, cho nên Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương. Pháp-Mĩ đề ra kế hoạch nào? Chủ trương đối phó của ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 27.
b.Tiến trình bài dạy : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15’
17’
5’
HĐ1: Tìm hiểu kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ 
+Kế hoạch Na-va được vạch ra trong hoàn cảnh nào ?
+ Mục đích của kế hoạch Na-va ?
+ Nội dung của kế hoạch Na-va ?
+ Biện pháp để thực hiện kế hoạch Na-va ?
+ Em có nhận xét gì về kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ?
GV: Chuyển ý.
HĐ2: Tìm hiểu cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, và chiến dịch Điên Biên Phủ.
-GV: Đưa ra tranh hình 52 SGK.
+ Bộ chính trị TW Đảng đang làm gì?
+ Chủ trương của ta trong chiến cuộc Đông-Xuân 195-1954 thế nào ?
-GV: Treo lược đồ.
+ Trình bày chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 ?
+ Em có nhận xét gì về cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954?
-GV: Treo bản đồ.
+ Vì sao Pháp chọn ĐBP là điểm quyết chiến với ta ?
+ Pháp-Mĩ đã làm gì để xây dựng ĐBP thành một tập đoàn mạnh ở Đông Dương ?
+ Trước âm mưu của Địch, Bộ chính trị có chủ trương gì ?
+ Quân dân ta chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào ?
-Giới thiệu hình 55, bộ đội ta kéo pháo lên ĐBP hết sức gian khổ.
-GV:Kể câu chuyện về Tô Vĩnh Diện.
-GV:Treo bản đồ.
+ Em hãy trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ ?
-Đặc biệt là ở đợt 2 cuộc chiến đấu diễn ra các liệt ở các cứ điểm A1, C1, D1, E1, C2 riêng tại A1 và C1 ta chỉ lấy được nửa quả đồi, ta phải đào hào cắt đứt và vô hiệu hoá sân bay Mường Thanh, đến 18 giờ 45phút ngày 6/5/1954 tiếng nổ của 1000 kg thuốc nổ trong lòng đồi A1 là hiệu lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận.
-Giới thiệu hình 66.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ có kết quả như thế nào?
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
-Trải qua 9 năm kháng chiến gian khổ, hi sinh ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn nửa triệu quân xâm lược, hàng ngàn xe quân sự, hàng trăm máy bay, tàu chiến, pháo các loại, chính phủ Pháp tiêu tốn 3 ngàn tỉ Phơ răng, 2,6 tỉ USD, 8 tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương thua trận,góp phần làm 20 nội các Pháp dựng lên rồi đổ xuống nhưng cuối cùng chúng cũng bị thất bại.
GV:Tích hợp tưởng Hồ Chí Minh.
GV:Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
HĐ3. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố.
+ Nội dung của kế hoạch Na-va :
A. Thu-Đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương.
B. Thu-Đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
C. Xuân 1954, tổng tiến công giành thắng lợi kết thúc chiến tranh.
+ Dựa vào lược đồ tường thuật lại diễn biến chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch ĐBP ?
* Hướng dẫn về nhà:
-Vễ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ vào vở học.
-Làm các bài tập còn lại ở SGK
-Ngày 07/05/1953, cử tướng Na-Va làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự mới ª kế hoạch Na-va.
-Nhằm mục đích xoay cục diện chiến tranh ở Đông Dương hi vọng trong 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng kết thúc chiến tranh trong danh dự.
+ Bước một:Thu-Đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương.
+ Bước hai: Thu-Đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
-Pháp xin thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện trợ gấp 2 lần chiếm 73% chiến phí ở Đông Dương, tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động gồm 44 tiểu đoàn (trong số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương), ra sức tăng cường nguỵ quân.
-Đây là một kế hoạch được đánh giá cao và chuẩn bị khá chu đáo, đầy tham vọng.
-HS quan sát.
-Họp bàn kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954.
-Quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch cả chính diện và sau lưng địch.
-Phương hướng chiến lược:Tập trung lực lượng mở những đợt tấn công lớn vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
-Quan sát và trình bày
-Đầu 12/1953, quân ta uy hiếp địch ở ĐBP, Na-va đưa 6 tiểu đoàn lên ĐBP, ĐBP trở thành nơi tập trung quân thứ hai (sau đồng bằng Bắc Bộ).
-12/1953, liên quân Việt-Lào tấn công Trung Lào, uy hiếp Xê-Nô, Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-Nô, Xê-Nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.
-01/1954, mở chiến dịch Thượng Lào, Na-va tăng cường lực lượng cho Luông Pha-Bang, Luông Pha-Bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
-02/1954, ta tấn công Bắc Tây Nguyên, Na-va tăng cường lực lượng cho Plây Cu, Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.
-Ngoài ra ta còn kết hợp đánh địch ở chính diện và sau lưng ở khắp các chiến trường.
-Tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.
ª Kế hoạch Na-va bước đầu đã bị phá sản.
-Quan sát.
-ĐBP là một thung lũng rộng lớn, nằm ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào, có vị trí chiến lược quan trọng.
-Chúng đưa đến đây 16.200 tên, xây thành 49 cứ điểm chia thành 3 phân khu (phân khu Trung tâm, phân khu Bắc, phân khu Nam).
-Đầu tháng 12/1953, Bộ chính trị TW Đảng họp quyết định mở chiến dịch ĐBP để tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
-Công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng.
-Quan sát và nghe giới thiệu.
-Chiến dịch ĐBP bắt đầu từ ngày 13/3/1954ª 7/5/1954 chia thành 3 đợt:
-Quan sát và tường thuật.
+ Đợt 1 ta tấn công phân khu Bắc gồm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo từ 13/3 đến 17/3/1954.
+ Đợt 2 quân ta tiêu diệt cứ điểm ở phía Đông Mường Thanh, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ 30/3 đến 26/4/1954.
+ Đợt 3 quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và khu Nam, đến chiều ngày 7/5 ta đánh vào sở chỉ huy địch 17 giờ 30 phút tướng Đờ-cax tơ ri đã đầu hàng.
ª Chiến dịch toàn thắng.
-Quan sát hình 66.
-Trong gần 2 tháng chiến đấu ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ diểm ĐBP, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên trong đó có 1 thiếu tướng, phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi phá huỷ 62 máy bay.
-Chiến thắng Điện Biên Phủ được xem như là trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỉ XX.
-Đập tan kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ.
-Cổ vũ phong tào đấu tranh trên thế giới.
-Pháp chấp nhận kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
C A
CDựa vào kiến thức vừa học để trình bày.
I.Kế hoạch Na-Va của Pháp-Mĩ.
-Ngày 07/05/1953, Na-Va đề ra kế hoạch Na-Va.
-Bước một:Thu-Đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương.
-Bước hai: Thu-Đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
1.Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.
a.Chủ trương của ta:
-Phương hướng chiến lược:Tập trung lực lượng mở những đợt tấn công lớn vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
-Phương châm tác chiến :Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng.
b.Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản:
-Tháng 12/1953, quân ta uy hiếp địch ở ĐBP, Na-va đưa 6 tiểu đoàn lên ĐBP, ĐBP trở thành nơi tập trung quân thứ hai (sau đồng bằng Bắc Bộ).
-Tháng 12/1953, liên quân Việt-Lào tấn công Trung Lào, uy hiếp Xê-Nô, Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-Nô, Xê-Nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.
-Tháng 01/1954, mở chiến dịch Thượng Lào, Na-va tăng cường lực lượng cho Luông Pha-Bang, Luông Pha-Bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch.
-02/1954, ta tấn công Bắc Tây Nguyên, địch tăng cường lực lượng cho Plây Cu, Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.
2.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
a. Cứ điểm ĐBP:
-Pháp-Mĩ xây dựng ĐBP thành 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu (Phân khu trung tâm, phân khu Bắc và phân khu Nam).
-Lực lượng là 16.200 tên.
ª Pháo đài bất khả xâm phạm.
b.Chủ trương của ta:
-12/1953, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
c. Diễn biến:
-Đợt1 từ (13/3-17/3) ta đánh chiếm phân khu Bắc.
-Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1954): Quân ta đánh cụm cứ điểm phía Đông Mường Thanh.
-Đợt 3 từ (1/5 đến 7/5/1954): 
+ Quân ta tấn công các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
+ Chiều 7/5/1954, ta đánh vào sở chỉ huy địch, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, chiến dịch toàn thắng.
d. Kết quả:
-Tiêu diệt 16.200 tên địch.
-Bắn cháy 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh.
4.Dặn dò :(2’)
-Về nhà học bài cũ, sưu tranh ảnh về chiến thắng ĐBP.
-Xem phần còn lại và tìm hiểu:
+Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-Ne-Vơ?
+Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
+ Quan sát kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hiệp định Giơ-ne-vơ.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET35LSU9.doc