Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 36 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 36 -  Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

1.Kiến thức:

-Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-Ne-vơ (tháng 07/1954).

-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

2.Kĩ năng:

-Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 28 - Tiết 36 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:28 Ngày soạn :10/03/2011
Tiết : 36 Ngày dạy : 11/03/2011
 Bài 27. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC 
DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (tt).
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-Ne-vơ (tháng 07/1954).
-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
2.Kĩ năng:
-Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
3.Thái độ:
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
-Giáo dục tấm gương tận tuỵ cách mạng của Người.
-Giáo dục bảo vệ môi trường.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/GV:Tư liệu lịch sử 9, tranh ảnh về Hiệp định Giơ-ne-vơ.
2/HS:Đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, nghiên cứu kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Hiệp định Giơ-ne-vơ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong, ánh sáng phòng học.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a.Câu hỏi:
Câu1:
+ Trình bày diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954?
Câu2:
+ Kế hoạch tác chiến Đông-xuân 1953-1954 đề ra vào thời gian nào?
 A. 09/1951. B. 09/1952. C. 09/1953. D. 09.1954.
b.Đáp án:
Câu1:
-Chia thành ba đợt: 
+Đợt 1 (13/3 đến17/3), 
+Đợt 2 (30/3 đến 26/4/), 
+Đợt 3 (1/5 đến 7/5).
Câu2:
C. 09/1953
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài (1’):
 Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi nhưng để kết thúc chiến tranh ở Đông Dương đã diễn ra vấn đề gì? Vì sao nhân dân ta kháng chiến chống Pháp thắng lợi? Nguyên nhân thắng lợi đó? Chúng ta tìm hiểu tiết 2 bài 27.
b.Tiến trình bài dạy : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
20’
12’
5’
HĐ1: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
+ Hội nghị Giơ-ne-vơ được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
+ Hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra như thế nào?
+ Nêu nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
GV: Giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết có ý nghĩa như thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
+Em hãy nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống TD Pháp ?
+Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi?
GV: Sơ kết toàn bài theo SGV
GV:Giáo dục tấm gương tận tụy với cách mạng của Hồ Chí Minh.
HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà
 * Củng cố.
+ Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
+ Hiệp định Giơ-Ne-Vơ kí vào thời gian nào:
A.Ngày 21 tháng 7 năm 1952. 
B.Ngày 21 tháng 7 năm 1953. 
C.Ngày 21 tháng 7 năm 1954. 
D.Ngày 21 tháng 7 năm 1955.
* Hướng dẫn về nhà:
-Làm các bài tập còn lại ở SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh về Hiệp định Giơ-ne-vơ.
-Chuẩn bị tiết lịch sử địa phương.
-Bước vào Đông-Xuân 1953-1954, ta vừa đấu tranh quân sự, vừa đấu tranh chính trị.
-Ngày 26/11/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “sẵn sàng thương lượng nếu TD Pháp có thiện chí”.
-Ngày 08/05/1954, Hội nghị khai mạc.
-Tham dự Hội nghị gồm có: Liên Xô, Anh, Mĩ, Pháp, Trung Hoa, phái đoàn của ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu.
-Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra quyết liệt, phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp-Mĩ chống lại vấn đề hoà bình ở Đông Dương, tuy nhiên qua một thời gian dài đấu tranh cuối cùng Hiệp định cũng được kí kết vào ngày 21/7/1954.
-Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương là độc lập dân tộc, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
-Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
-Hai bên thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
-Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử.
-Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
-Ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương.
-Pháp rút quân về nước, âm mưu đòi mở rộng, kéo dài chiến tranh của Pháp-Mĩ đã thất bại.
-Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH.
-Kết thúc ách thống trị gần một thế kỉ của Pháp.
-Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH.
-Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của CNĐQ, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới.
-Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo.
-Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.
-Có mặt trận dân tộc thống nhất củng cố, mở rộng.
-Có lực lượng vũ trang lớn mạnh không ngừng.
-Có hậu phương rộng lớn vững chắc.
-Có sự đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương.
-Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
C Dựa vào kiến thức vừa học để trả lời.
C C- Ngày 21/7/1954
III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương 1954.
1.Hoàn cảnh và tiến trình của Hội nghị :
-Ngày 08/05/1954, Hội nghị khai mạc.
-Tham dự Hội nghị gồm có: Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc và các nước Đông Dương.
-Cuộc đấu tranh bàn Hội nghị diễn ra quyết liệt vì quan điểm của ta và Pháp không thống nhất.
ª Ngày 21/07/1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
2.Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ: (SGK) 
-Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-Pu-Chia.
-Hai bên cùng ngừng bắn để lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
-Hai bên tập kết quân đội lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
-Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do sau hai năm (21/7/1956)
3.Ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ:
-Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
-Đó là công pháp quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương.
-Pháp rút quân đội về nước, âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh của Pháp-Mĩ bị thất bại.
-Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH.
IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
1.Ý nghĩa lịch sử:
-Kết thúc ách thống trị gần một thế kỉ của Pháp trên đất nước ta.
-Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH.
-Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của CNĐQ, làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới.
-Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
2.Nguyên nhân thắng lợi:
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch.
-Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.
-Có mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
-Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
-Có hậu phương rộng lớn và vững chắc.
-Có sự đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương.
-Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
4.Dặn dò : (2’)
-Về nhà học bài cũ, 
-Về nhà tìm hiểu về cách mạng tháng Tám ở Bình Định, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến cách mạng ở Bình Định.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET36LSử9.doc