Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 3: Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 3: Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

1.Kiến thức:

-Học sinh cần hiểu rõ những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (từ giữa những năm 70 đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX).

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá và so sánh những vấn đề lịch sử, nhận định khách quan khoa học.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 3: Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3	 Ngày soạn:07-08-2010.
Tiết :3 Ngày giảng:08-09-2010	 .
 Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 
 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
-Học sinh cần hiểu rõ những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (từ giữa những năm 70 đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX).
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá và so sánh những vấn đề lịch sử, nhận định khách quan khoa học.
3.Tư tưởng:
-Học sinh thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, những thiếu sót sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
-Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và Đông Âu cũng ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng chúng ta đã kịp thời sửa đổi.
-Các em tin tưởng vào con đường mà Đảng ta lựa chọn là đúng đắn.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1.GV. 
-Bản đồ Liên Xô và Đông Âu, thiết kế bài giảng, tranh, ảnh về Liên Xô và Đông Âu trong những năm 70 đến 90.
2.HS.
-Đọc và soạn bài theo gợi ý trong sách giáo khoa, quan sát kênh hình, sưu tầm tranh ảnh về Liên Xô và Đông Âu trong những năm 70-90.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 
 -Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh.ánh sáng phịng học.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
a.Cââu hỏi. 
Câu1.Để hồn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân các nước Đơng Âu cần phải tiến hành những cơng việc gì ?
Câu2.Nêu những thành tựu chủ yếu trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đơng Âu ?
Đáp án.
Câu1 -Tiến hành cải cải cách ruộng đất nhằm xố bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và cải thiện đời sống cho nhân dân.
-Quốc hữu hố các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngồi nước.
-Ban hành các quyền tự do dân chủ, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lương bổng.
Câu2. Thành tựu.
-Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Đơng Âu đã trở thành những nước cơng-nơng nghiệp cĩ nền văn hố giáo dục phát triển cao ở châu Âu.
+An- ba- ni: sau 20 năm xây dựng CNXH đã điện khí hố cả nước, sản xuất cơng-nơng nghiệp phát triển.
+Ba- Lan: sản xuất cơng- nơng nghiệp tăng gấp đơi so với năm 1838.
+Bun-ga-ri:sản xuất cơng nghiệp 1975 tăng 55lần so với năm 1939, nơng thơn đã điện khí hố.
+Đức:đến đầu 1972, sản xuất cơng nghiệp bằng cả nước Đức năm 1939.
+Tiệp khắc:đầu những năm 70, được xếp vào hàng các nước cơng nghiệp trên thế giới chiếm1,7 sản lượng cơng nghiệp trên thế giới.
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài mới : (2’)
 Như chúng ta đã thấy từ 1950 đến đầu những năm 70 Liên Xô và Đông Âu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp nhiều cho nhân loại, tuy nhiên từ giữa những năm 70 trở đi Liên Xô và Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng ª Vậy sự khủng hoảng diễn ra như thế nào ?
b.Dạy và học bài mới. (37’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
 KIẾN THỨC.
20’
10’
HĐ1:Tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng và sự tan rã của Liên Xô.
- Yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa
?.Nguyên nhân nào dẫn đến công cuộc cải tổ ở LX .
 (Thảo luận)
-Sx nông công -nghiệp trì trệ. 
-Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm, đời sống nhân dân giảm sút, thiếu dân chủ, quan liêu, bao cấp.
ª Đứng trước tình hình đó tháng 3/1985 Góoc-ba-chốp đã tiến hành cải tổ.
+ Mục đích cải tổ để làm gì?
- Cải tổ về kinh tế, chính trị, xã hội.
?. Kết quả cải tổ như thế nào.
?.Kết quả đó đã để lại cho Liên Xô hậu quả gì .
?.Trong bối cảnh đó, những người cộng sản và nhà nước Xô viết đã làm gì .
- Giải thích khái niệm về “Đa nguyên về chính trị”
ª CNXH ở LX đã sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
HĐ2:Tìm hiểu cuộc khủng hoảng và tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
- Yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa.
?.Em hãy trình bày quá trình khủng hoảng và sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu .
?.Cuộc khủng hoảng đó đã để lại hậu quả gì .
-Liên hệ với Việt Nam : trong bối cảnh đó chúng ta đã tiến hành đổi mới.
ª Đây là một tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và các lực lượng tiến bộ, các lực lượng bị áp bức đang đấu tranh cho hòa bình và độc lập dân tộc.
- Đọc sách giáo khoa.
-Năm 1973, thế giới lâm vào khủng hoảng đồi hỏi phải cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội.
-Trong hoàn cảnh đó, Liên Xô đã không tiến hành cải cách KT, CT, XH.
-Mô hình chủ nghĩa xã hội vốn đã có nhiều sai lầm thiếu sót cản trở sự đi lên của đất nước ª 1980Liên Xơ lâm khủng hoảng toàn diện.
-Nhằm sửa chữa những thiếu sót và sai lầm trước kia, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó.
-Thất bại do không có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết, thiếu một đường lối toàn diện nhất quán.
-Kinh tế trược dài trong khủng hoảng.
-Chính trị-xã hội rối loạn nhiều cuộc bãi diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng.
-Ngày 19/8/1991, một số nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xơ đã tiến hành đảo chính lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp nhưng cuộc đảo chính đã thất bại.
-Đảng cộng sản Liên Xơ bị đình chỉ hoạt động, ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tuyên bố li khai thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
-Ngày 25/12/1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, lá cờ Liên bang Xô Viết bị hạ xuống trước điện Crem-li 
-Đọc sách giáo khoa mục II
-Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX lâm vào khủng hoảng gay gắt.
+Sản xuất nông-công nghiệp giảm sút, buôn bán với nước ngoài trì trệ, nợ nước ngoài tăng lên.
+Đình công, biểu tình của quần chúng kéo dài ª chính phủ tăng cường đàn áp ª cuối 1988 khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.
-Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống CNXH kích động nhân dân đẩy mạnh chống phá, ĐCS các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo, thực hiện đa nguyên về chính trị, các thế lực chống đối thắng thế lên nắm chính quyền ª 1989 CNXH sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu ª 1991 hệ thống XHCN bị sụp đổ và tan rã (26/6/1991 khối SEV chấm dứt hoạt động, 1/7/1991 khối hiệp ước Vác-Sa-Va tuyên bố giải thể.
I.Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
1.Nguyên nhân:
-Năm 1973, thế giới lâm vào khủng hoảng dầu mỏ đã trực tiếp ảnh hưởng đến Liên Xơ.
-Liên Xơ không tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để khắc phục khó khăn.
-Mô hình CNXH có nhiều khuyết tật.
ªĐầu những năm 1980, Liên Xơ lâm vào khủng hoảng trầm trọng và toàn diện.
2.Diễn biến:
-Tháng 3/1985, Goóc-ba-chốp đã đề ra đường lối cải tổ.
+Về chính trị:Thiết lập chế độ tổng thống, đa nguyên đa đảng, xố bỏ đảng cộng sản.
+Về kinh tế:Thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng TBCN
-Công cuộc cải tổ nhanh chóng đi đến thất bại.
3.Hậu quả:
-Kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, chính trị-xã hội rối loạn.
-Ngày 19-8-1991, đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp nhưng không thành.
-Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
-Ngày 21-12-1991, 11 nước cộng hoà tuyên bố li khai hình thành các quốc gia độc lập (SNG).
-Ngày 25-12-1991, Goóc-ba-chốp từ chức, lá cờ của Liên bang Xô viết bị hạ xuống.
ª Liên xô bị xụp đổ sau 74 năm tồn tại.
II.Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. 
1.Diễn biến:
-Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các Đông Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội gay gắt.
-Chính phủ tăng cường đàn áp quần chúng, nhưng không đề ra cải cách.
-Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh cao bắt đầu từ Ba Lan sau đó lan khắp Đông Âu.
2.Hậu quả:
-Đảng cộng sản các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo.
-Thực hiện đa nguyên về chính trị.
-Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội lên nắm chính quyền.
-Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ hầu hết ở các nước Đông Âu.
-Năm 1991, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã và sụp đổ.
4.Củng cố. (5’)
GV. Yêu cầu học sinh làm bài tập sau.
Bài1.Cơng cuộc cải tổ của M. Goĩc-ba-chốp nhằm mục đích gì?
a.Sửa chữa những thiếu sĩt, sai lầm trước kia.
b.Đưa đất nước thốt khỏi khủng hoảng.
c.Xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nĩ.
d.Mục đích khơng được xác định rõ ràng.
Bài2.Kết quả của cơng cuộc cải tổ ở Liên Xơ.?
- Về kinh tế :
-Về chính trị:
Bài3.Em hãy cho biết sự kiện nào đã diễn ra ở Liên Xơ.(tương ứng với từng thời gian đã cho ).
 Mốc thời gian.
 Sự kiện đã diễn ra
1. 19-8-1991.
a...
..
2.21-8-1991.
b.
3.21-12-1991.
c.
..............................................................................................................
4.25-12-1991.
d. ...........
Đáp án :
Bài1: a, b, c .
Bài2:- Về kinh tế:
+Nền kinh tế bị suy sụp.
- Về chính trị:
+Chính quyền bất lực, tình hình chính trị khơng ổn định, tệ nạn xã hội gia tăng, xung đột sắc tộc xảy ra, nội bộ Đảng cộng sản bị chia rẽ nhiều phe phái.
5.Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sưu tầm thêm tư liệu nói về sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
-Đọc và soạn bài 3 trước ở nhà, sưu tầm tranh, ảnh về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, MLT.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docT3LS9.doc