Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 39 - Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền nam (1954-1965)

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 39 -  Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền nam (1954-1965)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

-Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.

-Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1965: Miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiện vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa thực hiện nhiệm vụ cuộc cách mạng XHCN.

-Trong việc thực hiện nhiệm vụ đó, nhân dân đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém cả sai lầm, khuyết điểm, nhất là lĩnh vực quản lí KT-XH ở Miền Bắc.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 39 - Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền nam (1954-1965)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:30 Ngày soạn :21/03/2011
Tiết :39 Ngày dạy : 22/03/2011
Bài 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH
CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965).
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
-Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
-Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1965: Miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiện vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vừa thực hiện nhiệm vụ cuộc cách mạng XHCN.
-Trong việc thực hiện nhiệm vụ đó, nhân dân đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém cả sai lầm, khuyết điểm, nhất là lĩnh vực quản lí KT-XH ở Miền Bắc.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
-Tích hợp tư tưởng Hồ Chí minh.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước.
3.Thái độ:
-Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt Bắc-Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng.
-Giáo dục bảo vệ môi trường.
-Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ GV: 
-Tư liệu lịch sử 9, tranh ảnh trong SGK phóng to, ảnh nhân dân Hà Nội chào mừng TW Đảng, chính phủ và Hồ Chủ Tịch về lại thủ đô, bản đồ Việt Nam.
-Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường.
-Tư liệu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Chuẩn kiến thức kỉ năng.
2/ HS:
-Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn, quan sát và tìm hiểu kĩ kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về giai đoạn (1954-1965).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức : (1’)
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’) 
-GV trả bài, nhận xét ưu-khuyết điểm bài kiểm tra.
3.Giảng bài mới: 
a.Giới thiệu bài mới: (1’):
 Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình nước ta như thế nào? Nhiệm vụ cách mạng Miền Bắc ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 28.
b.Tiến trình bài dạy: (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
10’
22’
5’
HĐ1: Tìm hiểu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ như thế nào?
-Cho HS tiếp xúc mục I SGK.
+Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình nước ta như thế nào?
-Ngày 01/01/1955, 20 vạn nhân dân thủ đô đã mít tinh tại Quảng trường Ba Đình để đoán chào Chủ tịch Hồ Chí Minh về lại thủ đô.
-Giới thiệu bức ảnh để minh hoạ và dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu vĩ tuyến 17 ranh giới quân sự tạm thời.
+ Em có nhận xét gì về tình hình nước ta lúc bấy giờ?
HĐ2: Tìm hiểu việc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất ở Miền Bắc.
+ Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất như thế nào?
-Tiến hành cải cách ở 3653 xã thuộc 22 tỉnh (trung du và đồng bằng) gồm 2.435.518 gia đình với 10.700.000 nhân khẩu. 
+Ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ?
-Ngoài những thành tựu đạt được, trong quá trình cải cách chúng ta cũng đã phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm.
+Theo em, chúng ta đã mắc phải những sai lầm nào?
-Những sai lầm này đã được Đảng và chính phủ kịp thời sửa chữa nhờ đó mà hậu quả được hạn chế, ý nghĩa của cải cách ruộng đất hết sức to lớn. Bên cạnh cải cách ruộng đất nhân dân miền Bắc còn bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
GV: Chuyển ý.
+Vậy công cuộc khôi phục kinh tế được tiến hành thế nào, thành tựu đạt được ra sao? 
 (Thảo luận) 
+Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ta đạt được những thành tựu đó?
-Đánh giá về thời kì này Hồ Chí Minh đã nói “Trải qua thời gian dài sau 3 năm nhân dân ta ở miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động, sản xuất đạt được những thành tựu to lớn”
GV: Chuyển ý.
+Nhà nước ta làm gì để cải tạo quan hệ sản xuất?
+ Cải tao quan hệ sản xuất có ý nghĩa như thế nào?
+Kết quả đạt được như thế nào?
+Trong cải tao quan hệ sản xuất, chúng ta có những sai lầm nào?
GV: Đúc kết kiến thức của tiết 1
GV: Giáo dục bảo vệ môi trường.
-GV: Giáo dục tưởng Hồ Chí Minh.
HÑ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà
 * Củng cố.
+Trình bày tình hình nước ta sau 1954?
+Thanh toán xong nạn mù chữ vào thời gian nào:
A.Năm 1958. B.Năm 1959. C.Năm1960. D.Năm 1961.
+Chiến thắng nào khẳng định quân dân ta hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A.Ấp Bắc.
B.Phong trào phá ấp chiến lược.
C.Bình Giã.
D.An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
* Hướng dẫn về nhà:
-Vẽ lược đồ trận Vạn tường (8/1965)
-Làm các bài tập còn lại ở sách giáo khoa.
-HS làm việc mục I SGK.
* Miền Bắc:
-Hai bên ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
-10/10/1954, Pháp rút khỏi Hà Nội.
-Giữa tháng 05/1955, Pháp rút khỏi Miền Bắc.
* Miền Nam: Mĩ nhảy vào, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
-Quan sát và xác định trên bản đồ.
ª Nước ta bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
-Tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất (cuối 1953-1956).
-Kết quả:thu được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
-Giai cấp địa chủ bị đánh đổ, khẩu hiệu người có ruộng đã trở thành hiện thực.
-Bộ mặt nông thôn Miền Bắc đổi mới.
-Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ.
-Khối liên minh công-nông được củng cố, góp phần tích cực cho công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
-Đấu tố những địa chủ kháng chiến.
-Quy nhầm một số nông dân, cán bộ thành địa chủ.
*Nông nghiệp:
-Nông dân hăng hái khai hoang, sắm trâu bò, nông cụ.
-Hệ thống nông giang, đê đập được phục hồi.
*Công nghiệp:
-Khôi phục và mở rộng các cơ sở công nghiệp.
-Xây dựng thêm các nhà máy cơ khí.
*Thủ công nghiệp:
-Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất.
-Cuối 1957, số thợ thủ công tăng gấp hai lần trước chiến tranh (1939).
*Thương nghiệp:
-Mậu dịch và hợp tác xã phát triển.
-Trao đổi hàng hoá giữa các địa phương phát triển.
*GTVT:
-Khôi phục 700 km đường sắt, làm mới hàng nghìn km đường ô tô.
-Mở rộng các bến cảng, đường hàng không quốc tế được khai thông.
-Giảm bớt khó khăn và cải thiện đời sống nhân dân.
-Tạo tiền đề để cải tạo CNXH.
-Củng cố về an ninh, quốc phòng.
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
-Sự đoàn kết của toàn dân, lao động cần cù của nhân dân.
-Vận động mọi người tham gia lao động trong các hợp tác xã.
-Cải tao quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN.
-Xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
-Thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Kinh tế: Phát triển kinh tế quốc doanh, xây dựng thêm các nhà máy.
-Văn hoá-giáo dục:
+Cuối 1960, thanh toán xong nạn mù chữ.
+Giáo dục phổ thông hoàn chỉnh, tăng nhanh.
-Chồng chất giữa cải tạo và xoá bỏ các thành phần kinh tế.
-Vi phạm nguyên tắc tự nguyện, công bằng.
-Không phát huy tính chủ động, sáng tạo
C Dựa vào kiến thức vừa học để trả lời.
CC-Năm 1960
C A- Ấp Bắc.
I.Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
-Miền Bắc: đã được hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng CNXH.
-Miền Nam: Mĩ nhảy vào thay chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hòng biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
II.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960).
1.Hoàn thành cải cách ruộng đất.
-Sau hoà bình miền Bắc đã tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất, khẩu hiệu “người cày có ruộng đã trở hiện thực”.
-Bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
2.Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
-Nông nghiệp:Cuối năm 1957 sản lượng tăng vượt mức trước chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói kinh niên được đẩy lùi.
-Công nghiệp:
Nhanh chóng khôi phục và mở rộng các cơ sở công nghiệp, xây dựng thêm nhiềunhà máy mới.
-Thủ công nghiệp: Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất, cuối 1957, thợ thủ công tăng gấp hai lần trước chiến tranh (1939).
-Thương nghiệp:giao lưu hàng hoá giữa các địa phương phát triển, hoạt động ngoại thương dần tập trung vào nhà nước.
-Giao thông vận tải:hệ thống các đường giao thông được tu sửa, mở rộng và xây dựng thêm.
3.Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển KT-VH (1958-1960).
-Từ 1958-1960, miền Bắc đã tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong đó trọng tâm là nông nghiệp.
-Bên cạnh việc cải tạo, miền Bắc còn thực hiện sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá đạt nhiều thành tựu to lớn.
4.Dặn dò :(2’)
-Về nhà học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
-Xem trước phần III và tìm hiểu:
+Âm mưu của Mĩ ở Miền Nam?
+Các hình thức đấu tranh của nhân dân Miền Nam ?
+Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi?
+ Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về phong trào Đồng khởi Bến Tre.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET39LSỬ9.doc