1.Kiến thức:
-Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là kế hoạch đầu tiên xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
-Những âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong “chiến tranh đặc biệt”.
-Những thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh dặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965).
2.Kĩ năng:
-Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng hai miền, âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Tuần:31 Ngày soạn: 28/03/2011 Tiết :41 Ngày dạy: 29/03/2011 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được: 1.Kiến thức: -Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là kế hoạch đầu tiên xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. -Những âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong “chiến tranh đặc biệt”. -Những thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh dặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965). 2.Kĩ năng: -Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng hai miền, âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. 3.Thái độ: -Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt Bắc-Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ cách mạng. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ GV: -Tư liệu lịch sử 9, tranh ảnh về “chiến tranh đặc biệt, về cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống Mĩ. 2/ HS: -Đọc và soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn của GV và SGK, nghiên cứu kĩ kênh hình, sưu tầm tranh ảnh về “chiến tranh đặc biệt”. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức : (1’) -Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh. 2Kiểm tra bài cũ : (4’) a.Câu hỏi: Câu1: Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Phong trào “Đồng Khởi”? Câu2: Đại hội lần thứ III của Đảng diễn ra thời gian nào: A. Tháng 09/1958. B.Tháng 09/1959. C.Tháng 09/1960. D.Tháng09/1961. b.Đáp án: a.Diễn biến: Câu1:-Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như: Vĩnh Thạnh-Bình Định, Bác Ái-Ninh Thuận (02/1959); Trà Bồng-Quảng Ngãi (08/1959). -Quyết liệt nhất là ở Bến Tre, ngày 17/01/1960, nhân dân 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh đồng loạt nổi dậy giành chính quyền. -Phong trào từ huyện Mỏ Cày lan nhanh khắp tỉnh Bến Tre và toàn miền Nam. Câu2: +C- 9/1960. b.Ý nghĩa: -Giáng một đòn nặng vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ. -Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. -Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 3.Giảng bài mới: a.Giới thiệu bài mới (1’): Sau thất bị trong Phong trào Đồng Khởi, đế quốc Mĩ đẩy mạnh cuộc chiến tranh lên một bước cao hơn, đó là “chiến tranh đặc biệt” b.Tiến trình bài dạy: (39’) TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 10’ 22’ 5’ HĐ1: Tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. + “Chiến tranh đặc biệt” ra đời trong điều kiện nào? +Em hiểu thế nào là “chiến tranh đặc biệt”? - Nhấn mạnh: Thực chất là “dùng người Việt trị người Việt”. +Mĩ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” như thế nào? -Số lượng quân Mĩ và cố vấn quân sự ở miền Nam tăng nhanh 1960 có 1100, cuối 1962 có 11000, cuối 1964 đã lên tới 26.000 tên. -Bộ chỉ huy quân sự Mĩ tại Sài Gòn (MACV) đã được thành lập ngày 8/2/1962 thay cho đoàn cố vấn MAAG (1950). -Giới thiệu hình 63, đế quốc Mĩ dùng chiến thuật Trực thăng vận ở miền Nam. HĐ2: Tìm hiểu quân và dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. + Trước âm mưu của Mĩ, Đảng ta có chủ trương gì ? + Em hiểu thế nào là “ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược”? -Mĩ dự định bình định miền Nam trong vòng 18 tháng bắt đầu từ giữa năm 1961 bằng kế hoạch Sta lây-Taylo nhưng đến 1964 kế hoạch bị phá sản, Mĩ đặc ra yêu cầu khiêm tốn hơn là bình định có trọng điểm miền Nam trong 2 năm bằng kế hoạch Giôn-xơn, Mác-na-ma-ra. + Nêu những thắng lợi về quân sự của quân dân miền Nam chống chiến tranh đặc biệt ? -Ấp Bắc là một ấp nhỏ thuộc huyện Cai Lậy (Mĩ Tho), lực lượng địch là 2000 tên, 13 xe bọc thép M113, 13 tàu chiến, 36 máy bay, 12 khẩu pháo do cố vấn Mĩ chỉ huy, trong khi đó ta chỉ có 1 đại đội khoảng 200 quân. + Chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa như thế nào? + Nêu những thắng lợi về chính trị của quân và dân Miền Nam? + Cuối 1964 đầu 1965, tình hình chiến trường Miền Nam như thế nào? -Giới thiệu H64, nhân dân miền Nam khiêng nhà về làng. ª Như vậy đến cuối 1965, 3 chỗ dựa chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt” đã bị lung lay tận gốc rễ, nguỵ quân, nguỵ quyền, ấp chiến lược, đô thị miền Nam không còn là nơi an toàn của Mĩ nữa. ªChiến tranh đặc biệt đã bị phá sản. HĐ4: Củng cố và hướng dẫn về nhà * Củng cố. + Nêu những thắng lợi về chính trị, quân sự của quân và dân Miền Nam? + Dương Văn Minh đảo chính lật đổ Diệm-Nhu thời gian nào: A.Ngày 01 tháng11năm 1960. B.Ngày 01 tháng11năm 1960. C.Ngày 01 tháng11năm 1960. D.Ngày 01 tháng11năm 1960. + Lập bảng thống kê thắng lợi về quân sự, chính trị của quân và dân miền Nam : Thời gian. Sự kiện. Chính trị Quân sự *Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc bài cũ. -Làm các bài tập trong sách giáo khoa. -Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về chiến tranh đặc biệt, và cuộc chiến đấu của quân,dân MNam -Sau thất bại ở phong trào “Đồng Khởi” ª Mĩ đề ra chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. -Đây là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ, tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ. -Tăng cường lực lượng nguỵ quân, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, mở các cuộc càn quét để tiêu diệt cách mạng miền Nam -Dồn dân lập ấp chiến lược (16000 ấp). -Tách quân ra khỏi dân . -Quan sát. -Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. -Phối hợp giữa tiến công và nổi dậy đánh địch trên 3 vùng chiến lược bằng 3 mũi giáp công. -Ba mũi giáp công là chính trị, quân sự, binh vận. -Ba vùng chiến là rừng núi, đồng bằng và đô thị. -1962, đánh bại nhiều cuộc càng quét của địch. -1963, phá ấp chiến lược. -02/01/1963, chiến thắng Ấp Bắc. -Phá vỡ cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt’ của Mĩ. -Khẳng định nhân dân Sài Gòn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. -Sau Ấp Bắc phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công diễn ra sôi nổi và liên tiếp giành thắng lợi lớn. + 08/05/1963, 2 vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình. + 11/06/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn phản đối chính quyền Sài Gòn. + 16/06/1963, 70 vạn đồng bào biểu tình làm rung chuyển cả Sài Gòn. + 01/11/1963, Dương Văn Minh làm đảo chính lật đổ Diệm-Nhu với hi vọng ổn định tình hình miền Nam. + 1964-1965, phối hợp với phong trào chính trị, quân giải phóng mở các chiến dịch tiến công quy mô lớn tiêu biểu là chiến dịch Đông- Xuân 1964-1965. + Cuối 1965 phong trào phá ấp chiến lược phát triển mạnh, 2/3 số ấp đã bị phá. -Quan sát. CDựa kiến thức vừa học để trả lời +A-1/11/1960 CDựa vào nội dung kiến thức vừa học để lập bảng thống kê. V.Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965). 1.Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam. a.Âm mưu: -Dùng người Việt trị người Việt. -Được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ. b.Quá trình thực hiện: -Tăng cường lực lượng nguỵ quân. -Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận, thiết xa vận” mở các cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam. -Lập 16.000 ấp chiến lược để tách quân ra khỏi dân. -Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong toả biên giới và vùng biển. 2.Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. a.Chủ trương của ta: -Ta chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy. -Đánh địch trên 3 vùng chiến (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận). b.Thắng lợi của ta: -1962, đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh -02/01/1963, chiến thắng Ấp Bắc. -1963, phong trào phá ấp chiến lược phát triển mạnh. -08/05/1963, 2 vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình. -11/06/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn. -16/06/1963, 70 vạn đồng bào biểu tình. -Ngày 01/11/1963, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. -Ta thắng lớn trong chiến dịch Đông-Xuân 1964-1965. ª Giữa 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ đã bị phá sản. 4.Dặn dò :(2’) -Đọc và soạn bài 29 theo các câu hỏi gợi ý sau: +Hoàn cảnh ra đời của chiến lược “chiến tranh cục bộ”? +Điểm giống và khác nhau giữa “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”? +Quân và dân ta chiến đấu chống ‘chiến tranh cục bộ” như thế nào? +Diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường? +Diễn biến, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? + Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về “chiến tranh cục bộ”. IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: