Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 36 - Tiết 51: Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 36 - Tiết 51: Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

1.Kiến thức :

-Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến 2000, các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-1986. 1986-2000.

-Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ quá trình đó.

2.Kĩ năng :

-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 36 - Tiết 51: Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:36 Ngày soạn:01/05/2011
Tiết :51 Ngày dạy :03/05/2011
Bài 34.TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức :
-Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến 2000, các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-1986. 1986-2000.
-Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ quá trình đó.
2.Kĩ năng :
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
3.Thái độ :
-Củng cố cho HS lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1/GV:
-Tư liệu lịch sử, một số tài liệu và tranh ảnh từ 1919-2000 chủ yếu là nhãng thành tựu của những điểm mấu chốt lịch sử.
2/HS:
-Đọc và soạn bài theo gợi ý trong SGK, tự ôn tập trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh đến bài học.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh,ánh sáng phòng học, tác phong của học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a/Câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta phải đổi mới ?Quan điểm của Đảng ta là gì ?
b/Đáp án:
-Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục ấy thực hiện có hiệu quả, với những bước đi thích hợp.
-Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng văn hoá, đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài mới (1’)
 Để giúp các em hệ thống kiến thức lịch sử từ 1919 đến 2000 đồng thời để hiểu nguyên nhân thắng lợi, bài học rút ra trong thời kì lịch sử này. Chúng ta tìm hiểu bài 34.
b.Tiến trình bài dạy : (39’)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
12’
5’
HĐ1: Tìm hiểu nội dung từng giai đoạn lịch sử từ 1919 đến năm 2000.
+Cho biết nội dung của giai đoạn lịch từ 1919-1930 ?
+ Giai đoạn lịch sử từ 1930-1945, có những nội dung và đặc điểm nào ?
+Giai đoạn lịch sử từ 1945-1954 có nội dung như thế nào?
+ Nêu nội dung của giai đoạn lịch sử từ 1954-1975?
+Cho biết nội dung của giai đoạn lịch sử từ 1975-2000 ?
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên CNXH ở nước ta.
+Vì sao cách mạng nước ta đạt được những thành tựu to lớn?
+Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm nào?
HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà.
* Củng cố.
+Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 chia làm mấy giai đoạn, đặc điểm của từng giai đoạn ?
+Bài học kinh nghiệm của Đảng :
A.Dưới sự lãnh đạo của với đường lối gương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
B.Không ngừng củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định thanh công của cách mạng.
C.Tăng cường mối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.
D.Tất cả những bài học trên.
* Hướng dẫn về nhà:
-Ôn lại tất cả những nội dung đã học để tiết sau kiểm tra học kì II
-TD Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam.
-03/02/1930, ĐCS Việt Nam ra đời. Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố:chủ nghĩa Mác-Lê nin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước ª cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới.
-Cao trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất cho cách mạng tháng Tám 1945.
-Cao trào dân chủ 1936-1939-là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám 1945.
-Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc.
-Giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám 1945.
-19/12/1946, Đảng phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
-Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kí hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp. Chứng minh một chân lí thời đại:Trong thời đại ngày nay ở một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu biết đoàn kết chiến đấu theo một đường lối đúng thì có thể chiến thắng bất kì mọi kẻ thù hung bạo.
-Đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền.
-Đảng lãnh đạo hai miền Nam-Bắc làm cách mạng.
-Chiến dịch Hồ Chí Miinh thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ª kỉ nguyên độc lập tự do và cả nước đi lên CNXH.
-12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV của Đảng nêu rõ con đường tất yếu đi lên CNXH.
-12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới cho đất nước.
-Nhờ sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN.
 -Đường lối đổi mới của Đảng đáp ứng yêu cầu cấp bách của đất nước.
-Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH đó là bài học xuyên suốt là cội nguồn của mọi thắng lợi.
-Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
-Không ngừng củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định thanh công của cách mạng.
-Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.
-Dựa vào kiến thức đã học để trình bày.
→-D
I.Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
1.Giai đoạn 1919-1930.
-TD Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở VN.
-03/02/1930, ĐCS Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
2.Giai đoạn 1930-1945.
-Cao trào cách mạng 1930-1931, là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
-Cao trào dân chủ 1936-1939, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám 1945.
-Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc.
3.Giai đoạn 1945-1954.
-Giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám 1945.
-Ngày 19/12/1946, Đảng phát động toàn quốc KC chống Pháp.
-Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kí hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp.
4.Giai đoạn 1954-1975.
-Đảng lãnh đạo hai miền Nam-Bắc làm cách mạng.
-Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
5.Giai đoạn 1975-nay.
-12/1976, Đại hội Đảng lần thứ IV của Đảng nêu rõ con đường tất yếu đi lên CNXH.
-12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới cho đất nước.
II.Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
1.Nguyên nhân thắng lợi:
-Nhờ sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN.
 -Đường lối đổi mới của Đảng đáp ứng yêu cầu cấp bách của đất nước.
2.Bài học kinh nghiệm:
-Dưới sự lãnh đạo của với đường lối gương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
-Không ngừng củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định thành công của cách mạng.
-Tăng cường mối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.
 4.Dặn dò : (2’)
-Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
-Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 51LSỬ9.doc