Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73, 74: Bài học đường đời đầu tiên ( trích “ dế mèn phiêu lưu kí ” – Tô Hoài )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73, 74: Bài học đường đời đầu tiên ( trích “ dế mèn phiêu lưu kí ” – Tô Hoài )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I.Chuẩn:

1.Kiến thức:Giúp học sinh :

-Nhân vật,sự kiện cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

-Dế Mèn một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

-Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kỹ năng:

- Văn bản truyện hiện đạicó yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả.

-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

 

doc 169 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73, 74: Bài học đường đời đầu tiên ( trích “ dế mèn phiêu lưu kí ” – Tô Hoài )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73,74 
Ngày soạn : 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” – Tô Hoài )
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I.Chuẩn:
1.Kiến thức:Giúp học sinh : 
-Nhân vật,sự kiện cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
-Dế Mèn một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
-Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Văn bản truyện hiện đạicó yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả.
-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
-Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh,nhân hoá khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Yêu quý các nhân vật, tôn trọng những người xung quanh kể cả người yếu hơn mình. Biết sửa chữa lỗi lầm khi mình mắc lỗi.
II.Nâng cao,mở rộng(về kiền thức hoặc kĩ năng):
B.CHUẨN BỊ:
+ THẦY: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh ảnh, tác phẩm 
+TRÒ: Soạn bài.
C.PHƯƠNG PHÁP & KTDH:
+phát vấn,gợi mở.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
+Ổn định:
+Kiểm tra bài cũ:không kiểm tra.
+Triển khai bài mới:
-Khởi động:Tô Hoài là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật trước Cách mạng tháng Tám,có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi,trong đó có tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”,đoạn trích sau đây trích trong tác phẩm đó.
-Triển khai nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Học sinh đọc phần * SGK- 8
( Từ đầu đến “ thể loại” )
*GV : Phần chú thích cho con những hiểu biết gì về tác giả?
- Tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 10. 8. 1920.. Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức – Hà Tây nay là huyện Từ Liêm – Hà Nội.
- Tuổi thơ gắn bó với kỉ niệm quê hương. Nơi ấy có dòng sông Tô Lịch chảy qua. Ông đã lấy tên đất, tên sông ghép lại thành bút danh cho mình: Tô Hoài.
*Học sinh đọc phần giới thiệu tác phẩm “ Dế Mèn.”
Giáo viên kể sơ lược từ đầu truyện đến đoạn trích.
GV: Hướng dẫn đọc:
GV : Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” có hai nội dung.
Phần đầu : miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
Phần sau : kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
? Hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản? 
GV : Phần nội dung kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có các sự việc chính nào?
GV: Sự việc nào là chính dẫn đến bài học đầu tiên cho Dế Mèn?
GV : Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
< HS : Ngôi thứ nhất, giúp nhân vật tự bộc lộ mình dễ nhất và rõ nhất trước người đọc.
Hoạt động 2
GV : Mở đầu đoạn trích, Mèn giới thiệu “ tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” , vẻ “ cường tráng” ấy hiện lên như thế nào qua hình dáng, hành động của nhân vật? 
? Hãy đọc lại đoạn văn miêu tả và tìm những từ ngữ đặc tả hình dáng, hành động?
GV : Nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng? 
. ? Từ ngữ này có giá trị như thế nào trong việc miêu tả?
GV: Ngoài ra cách miêu tả kết hợp hình dáng và hành động càng làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của nhân vật.
GV : Qua những miêu tả này, em phần nào hình dung được tính cách nhân vật. Đó là tính cách như thế nào?
GV : Và tính cách ấy lại càng nổi bật qua những chi tiết miêu tả hành động, ý nghĩ ở đoạn tiếp ( đọc “ Tôi đi đứng oai vệ  đầu thiên hạ rồi )
Chuyển : Với tính cách ấy, Dế Mèn đã gây ra một chuyện đau lòng để rồi phải ân hận suốt đời. Và đó cũng là bài học đầu tiên của Mèn. ( đọc đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Choắt )
GV : Dế Choắt được miêu tả dưới cái nhìn của ai? Cách nói giữa Mèn về Choắt và cách xưng hô “ta- chú mày” với Choắt cho thấy suy nghĩ của Mèn về choắt như thế nào?
GV : hết coi thường Choắt, Mèn lại gây sự với chị Cốc. Mèn gây sự với chị Cốc để làm gì ?
 < HS : để thoả mãn tính ngịch và ra oai với Choắt.
GV : Lời nói, thái độ với Dế Choắt và trò đùa xấc xược với Cốc tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn ?
GV : Việc Dế Mèn dám gây sự với Cốc – kẻ to khoẻ hơn mình – có phải là hành động dũng cảm?
 HS : không dũng cảm mà ngông cuồng, dại dột.
GV : Ai là kẻ chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này?
GV : Thấy Choắt bị đòn đau, Mèn “cũng khiếp nằm im thin thít”. Em nhận ra tính xấu gì nữa ở Mèn?
 HS : hung hăng khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh.
GV : Tuy kẻ chịu hậu quả là Choắt nhưng phải chăng Mèn không chịu hậu quả gì ?
GV : Thái độ của Mèn thay đổi như thế nào khi Choắt chết ?
GV : Có thể tha thứ cho Mèn không?
HS : có vì Mèn đã nhận ra lỗi lầm
Không vì đã làm cho người khác phải chết.
GV : Có người sẽ tha thứ cho Mèn vì hành động của Mèn nói cho cùng là sự bồng bột trẻ con và Mèn đã thực sự hối hận. Có người không tha thứ cho Mèn vì lỗi lầm do Mèn gây ra không thể sửa chữa sai được. Song, dù thế nào thì biết ăn năn hối lỗi cũng là điều đáng quý.
Cuối truyện là hình ảnh Mèn đứng lặng hồi lâu bên mộ bạn. Hãy hình dung tâm trạng Mèn lúc này.
 < HS : Mèn dằn vặt, ân hận. Mèn xót thương cho bạn, Mèn suy nghĩ về cách sống của mình.
GV : Sau tất cả những sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Choắt, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ?
GV : Song đó không chỉ là bài học về thói kiêu căng mà còn là bài học về lòng nhân ái. Chắc hẳn khi đứng trước nấm mồ của bạn, Mèn đã tự hứa với mình sẽ bỏ thói ngông cuồng dại dột, sẽ yêu thương, quan tâm đến mọi người để không bao giờ gây ra lỗi lầm như thế. Sự ăn năn hối lỗi và lòng xót thương chân thành của Mèn giúp ta nhận ra Mèn không phải là một kẻ ác, kẻ xấu. Có lẽ chúng ta đều cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của Dế Mèn và tin rằng bài học đầu đời đầy ý nghĩa này sẽ giúp Mèn sống tốt hơn và bước đi vững vàng trên con đường phía trước.
GV : nội dung của bài văn này là gì ? hãy nói ngắn gọn bằng một vài lời văn? GV : nét nghệ thuật nào nổi bật?
Nghệ thuật miêu tả loài vật rât sinh động
Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Ngôn ngữ chính xác, giàu chất tạo hình.
GV : Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất ( để nhân vật tự kể chuyện) có gì hay?
H: đọc ghi nhớ.
A.Tìm hiểu chung:
I . Tác giả:
 - Tô Hoài (1920 ) - nhà văn của những phong tục tập quán, ông có một khối lượng tác phẩm phong phú, đồ sộ.
II. Tác phẩm:
1.Vị trí đoạn trích:
- Gồm 10 chương. Đoạn trích là chương thứ nhất.
- Là tác phẩm đặc sắc nhất của ông viết cho thiếu nhi. 
- Được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới 
2 .Đọc - bố cục:
a. Đọc
b.Bố cục : 2 phần
Từ đầu đến “ đứng đầu thiên hạ rồi”: Hình dáng, tính cách của Dế Mèn 
Tiếp theo đến hết: bài học đường đời dầu tiên của DM
B.Phân tích:
Hình dáng, tính cách của Dế Mèn :
Hình dáng
Hành động
đôi càng mẫm bóng
vuốt cứng dần, nhọn hoắt
đôi cánh dài
cả người là một mầu nâu bóng.
đầu to nổi từng tảng
hai răng đen nhánh
râu uốn cong
Co cẳng lên, đạp phành phạch, cỏ gãy rạp như có nhát dao lia qua.
..phành phạch giòn giã
nhai ngoàm ngoạp
trịnh trọng vuốt râu
à Động từ và tính từ mạnh được sử dụng nhiều cùng với cách miêu tả kết hợp hình dáng và hành động làm nổi bật vẻ đẹp sống động và cường tráng của Dế Mèn.
 à Những chi tiết miêu tả hành động và ý nghĩ của Mèn thể hiện tính cách kiêu căng, tự phụ, hống hách của nhân vật.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Mèn coi thường dế Choắt. 
à kiêu ngạo.
Mèn gây sự với chị Cốc
à ngông cuồng, dại dột
 -> Dẫn đến cái chết bi thương của Dế Choắt.
è Dế Mèn xót thương, ân hận
-> Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên : không được hung hăng vì ở đời mà hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
* Ghi nhớ sgk
E.TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM:
+Củng cố phần KT- KN:
-Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
-Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
+Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học:
-Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí 
-Hiểu,nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
+Đánh giá chung về buổi học.
+Rút kinh nghiệm:
Tiết 75
Ngày soạn : 
PHÓ TỪ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I.Chuẩn:
1.Kiến thức:
+Khái niệm phó từ:
-Ý nghĩa khái quát của phó từ.
-Đặc điểm ngữ pháp của phó từ(khả năng kết hợp của phó từ,chức vụ ngữ pháp của phó từ).
+Các loại phó từ.
2. Kỹ năng:
-Nhận biết phó từ trong văn bản.
-Phân biệt các loại phó từ.
- Biết sử dụng phó từ một cách linh hoạt và hợp lý
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện cách dùng phó từ.
II.Nâng cao,mở rộng(về kiến thức hoặc kĩ năng):
B. CHUẨN BỊ:
+THẦY: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
+TRÒ:Đọc trước bài.
 C. PHƯƠNG PHÁP&KTDH:
+Gợi mở,động não,thảo luận.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
+Ổn định:
+Kiểm tra bài cũ:
? Vẽ mô hình và điền các cụm động từ, cụm tính từ trong các câu (a),(b) SGK – 12
Học sinh lên bảng làm :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
cũng
vẫn chưa 
thật
rất
rất
đi
ra
thấy
lỗi lạc
soi gương
ưa nhìn
to
bướng 
Nhiều nơi
Những câu để 
được
ra
+Triển khai bài mới:
-khởi động:ngoài các từ loại khác thì phó từ đóng mọt vai trò vô cùng trong việc tạo lập một câu hoàn chỉnh,vậy phó từ là gì?tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
-triển khai nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: 
GV : Từ mô hình trên, hãy xác định các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ loại nào?
HS : Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
? GV : Những từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
HS : Đứng ở vị trí trước ( đã, cũng, chưa, chẳng,) và sau ( được, ra,) trong cụm động từ, tính từ.
GV : Những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ được gọi là phó từ.
Hoạt động 2
GV : Dựa vào vị trí của phó từ trong cụm từ, có thể chia thành 2 loại phó từ như thế nào?
HS : Chia 2 loại:
Phó từ đứng trước động từ, tính từ
Phó từ đứng sau động từ, tính từ
GV : yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2, 3 /SGK * 13. Điền vào bảng phân loại
Các loại phó từ :
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Chỉ sự phủ định
Chỉ sự cầu khiến
Chỉ kết quả và hướng
Chỉ khả năng
đã, đang, sẽ
rất, hơi, quá
cũng, vẫn
không, chưa
đừng, chớ
lắm, quá
ra,vào, lên
được
Học sinh đọc phần ghi nhớ 2 SGK * 14
Hoạt động 3
Học sinh làm bài tại lớp:
tt
ý nghĩa
Phó từ
1
2
3
4
5
6
7
Chỉ quan hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Chỉ sự phủ định
Chỉ sự cầu khiến
Chỉ kết quả và hướng
Chỉ khả năng
đã, đang, đương, sắp, đã
còn, đều, lại, cũng
không
ra
được
I . Phó từ là gì?
- Vd: đã, cũng, vẫn, rất đứng trước động từ, tính từ.
được, ra, đứng sau động từ, tính từ.
à Phó từ
 * Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II . Các loại phó từ :
1. Phó từ đứng trước động từ, tính từ : 
Thường bổ sung các ý nghĩa 
quan hệ thời gian : đã, từng, đang, sắp.
mức độ : rất, hơi,
sự tiếp diễn tương tự : cũng, vẫn, cứ, đều,
sự phủ định : không, chưa, chẳng,
sự c ... . ẩn dụ (ấm)
	hoán dụ (phương súng nổ)
D- Dặn dò
- Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp.
Ngày soạn : 01/05
Tiết 136: 
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
- Củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng của môn ngữ văn theo tinh thần tích hợp
- Luyện tập một số kiểu bài kiểm tra kiến thức tổng hợp
B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: Đọc trước bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS đọc phần I SGK / 162
HS làm vào vở ghi
(ghi các thông tin đúng)
- Mở bài: HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều.
- Thân bài: Đi sâu vào kể và tả sẹ việc ấy.
+ Tả quang cảnh bữa cơm chiều
+ Kể việc xảy ra: Việc gi? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào? nguyên nhân?
+ Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ, khuôn mặt, giọng nói, thái độ
- Kết bài: nêu cảm nghĩ,
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý:
1. Phần đọc, hiểu văn bản
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần Tập làm văn
II. Luyện tập:
 Làm đề kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6 _ SGK trang 164.
Đáp án: 
Phần I
1. B. Miêu tả
2. D. Đoàn Giỏi
3. C. Mênh mông và hùng vĩ
4. D. Bốn lần
5. C. Bất tận
6. A. Thiếu CN
7. C. Sừng sững
8. C. Gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.
9. B. Đơn gủi ai, ai gửi đơn và gửi để làm gì.
Phần II
Viết bài tự luận
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: biết kể lại câu chuyện một cách sinh động, thể hiện ở việc lựa chọn được tình huống và sự việc xảy ra. Biết sử dụng đúng ngôikể và trình bày diễn biến theo thứ tự với quan sát chính xác, hợp lý.
- Hình thức: đủ bố cục 3 phần. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về từ, dấu câu.
D- Dặn dò
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ
E- Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn : 
Tuần 35 - Bài 33, 34
Tiết 137, 138: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tiết 139, 140: Chương trình ngữ văn địa phương
Tiết 137, 138: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
Ngày soạn :09/05 
Tiết 139, 140: 
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống
- Biết liên hệ với phần văn bản nhất dụng đã học trong ngữ văn 6 để làm phong phú thêm nhận thức về các chủ đề đã học.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
- Học sinh: Đọc trước bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
(1. Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ 161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu: 
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
Hoạt động 2: Hướng dẫn giới thiệu danh lam thắng cảnh
GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung để chuẩn bị trình bày.
HS có thể trình bày một trong 2 cách: - Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm.
- Đọc văn bản đã chuẩn bị và văn bản hay sưu tầm được.
HS các tổ khác nhận xét
GV nhận xét, cho điểm
GV đọc một số bài viết hay về DLTC và cho học sinh xem tranh, ảnh (“Tuyển tập hang động VN”, “ Khu du lịch Đền Hùng”)
GV gọi một vài học sinh đại diện cho mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị vè vấn đề môi trường 
HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Giới thiệu danh lam thắng cảnh
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày.
II. Vấn đề môi trường
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày
E- Rút kinh nghiệm : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
A- Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh:
- Nhận thấy ưu, khuyết điểm của bài làm.
- Khả năng ghi nhớ kiến thức tổng hợp, kiến thức trong bài kiểm tra.
- Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh .
- Giúp các em khắc phục được tồn tại của bài làm, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra lần sau.
B- Chuẩn bị 
* Giáo viên : Trả bài, nhận xét
* học sinh : Xem lại bài, rút kinh nghiệm.
C- Tiến trình lên lớp
1/ ổn định tổ chức : 
2/Kiểm tra bài cũ : vở soạn của học sinh 
3/ Bài mới
- Giáo viên đọc lại đề kiểm tra 1 lượt
 I/ Nhận xét chung .
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 	II/ Trả bài:
- Học sinh nhận thấy những tồn tại của bài làm, kiến thức,diễn đạt chính tả...
- Phần II : Còn phụ thuộc nhiều vào văn bản.
III/ Chữa bài :
- Phần trắc nghiệm : câu đúng
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................- Phần tự luận : 
+ Yêu cầu : 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................- 	Nội dung : Dựa vào các sự việc chính của chuyện trong khi kể phải thể hiện = lời văn, sự sáng tạo của cá nhân không nên phụ thuộc hoàn toàn vào câu từ trong văn bản có sẵn.
- Bài viết thể hiện đợc bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc.
+ Dàn ý :
- Mở bài ...........................................................................................................
- Thân bài 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... - - Kết bài :......................................................................................................... 
4/ Củng cố : Thu bài, nhận xét ý thức của học sinh trong giờ trả bài.
D- Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6chuan KTKN.doc