Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73 – 74 : Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( 2 tiết )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73 – 74 : Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( 2 tiết )

Giúp học sinh :

 - Học và cảm nhận được các ý nghĩa nội dung và hình thức sau của văn bản " Bài học đường đời đầu tiên"

 + Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

 + Cần sống thân ái , đoàn kết với mọi người.

 - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động , lời kể ở ngôi thứ nhất rất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật

 

doc 150 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tiết 73 – 74 : Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( 2 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .//201.
Tiết 73 – 74 : Văn bản
Bài học đường đời đầu tiên ( 2 tiết )
( Trích “ Dế Mèn phưu lưu kí ” – Tô Hoài )
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
 - Học và cảm nhận được các ý nghĩa nội dung và hình thức sau của văn bản " Bài học đường đời đầu tiên"
 + Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
 + Cần sống thân ái , đoàn kết với mọi người.
 - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động , lời kể ở ngôi thứ nhất rất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
 - Rèn luyện kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật
B. Chuẩn bị của GV- HS:
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh ảnh, tác phẩm 
 2. Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới : Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất .Tô Hoài là 1 tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài " Dế Mèn phiêu lưu kí" ( 1941 ) đã và đang đựoc hàng triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn ! Nhưng Dế Mèn là ai ? chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này như thế nào , bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao ? đó chính là nội dung bài học đầu tiên này.
 Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
Học sinh đọc phần * SGK- 8
( Từ đầu đến “ thể loại” )
? Phần chú thích cho con những hiểu biết gì về tác giả?
- Tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 10. 8. 1920.. Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức – Hà Tây nay là huyện Từ Liêm – Hà Nội.
- Tuổi thơ gắn bó với kỉ niệm quê hương. Nơi ấy có dòng sông Tô Lịch chảy qua. Ông đã lấy tên đất, tên sông ghép lại thành bút danh cho mình: Tô Hoài.
*Học sinh đọc phần giới thiệu tác phẩm “ Dế Mèn”
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
* GV : Là tác phẩm đặc sắc , nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn qua thế giới loài vật nhỏ bé. vốn quen sống độc lập từ thủa bé , khi trưởng thành, chán cảnh sống quanh quẩn bên bờ ruộng , Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp nhiều loài , thấy những cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nguy nhưng không nản chí. Dế Mèn là hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết , trọng lẽ phải, khao khát lý tưởng quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp.
? Ngoài tác phẩm này ra em còn biết những tác phẩm nào khác của ông ?
 - Quê người ( tiểu thuyết - 1943 )
 - Truyện Tây Bắc ( tiểu thuyết - 1954 )
 - Miền Tây ( tiểu thuyết - 1960 )
 - Vợ chồng A Phủ; Cát bụi chân ai....
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản
GV: Hướng dẫn đọc:
- Đoạn 1 : DM tự tả chân dung đọc với giọng hào hứng, kiêu căng, to, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn 2 : Trêu chị cốc cần chú ý giọng đối thoại . Giọng DM trịnh thượng, khó chịu. Dế Choắt yếu, rên rẩm. Chị Cốc đáo để , tức giận.
- Đoạn 3 : DM hối hận giọng chậm, buồn có phần bi thương
=> GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp các đoạn còn lại,
=> Nhận xét cách đọc của HS 
? Em hãy giải thích các từ : " Vũ , trịnh thượng, cạnh khoé" ?
 - Vũ : vốn nghĩa là múa, ở đây là vỗ cánh.
 - Trịnh thượng : Ra vẻ bề trên, khinh thường người khác.
 - Cạnh khoé : không nói thẳng mà nói ám chỉ, vòng vo nhằm châm chọc, soi mói.
? Em hày tóm tắt lại văn bản ?
 - DM là 1 thanh niên cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường, bắt nạt mọi người. Một làn Mèn bày trò trêu chị Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận về thói hung hăng bậy bạ của mình.
? Theo em văn bản này chia làm mấy phần ? Nêu nội dung của từng phần ?
? Phần nội dung kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có các sự việc chính nào?
 - 3 sự việc chính : Mèn trò chuyện với Choắt à Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt à Sự ân hận của Dế Mèn.
? Sự việc nào là chính dẫn đến bài học đầu tiên cho Dế Mèn? Sự việc thứ 2 
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
- Ngôi thứ nhất, giúp nhân vật tự bộc lộ mình dễ nhất và rõ nhất trước người đọc.
? Mở đầu đoạn trích, Mèn giới thiệu “ tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” , vẻ “ cường tráng” ấy hiện lên như thế nào qua hình dáng, hành động của nhân vật? Hãy đọc lại đoạn văn miêu tả và tìm những từ ngữ đặc tả hình dáng, hành động.
 Đọc đoạn văn, tìm từ ngữ miêu tả
? Nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng? 
 - Nhiều động từ, tính từ, và đều là từ mạnh 
? Từ ngữ này có giá trị như thế nào trong việc miêu tả?
 - Giúp nhân vật hiện lên sinh động, khoẻ khoắn, đậm nét hơn. 
* GV :Ngoài ra cách miêu tả kết hợp hình dáng và hành động càng làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của nhân vật.
? Qua những miêu tả này, em phần nào hình dung được tính cách nhân vật. Đó là tính cách như thế nào?
 - kiêu căng, tự phụ
GV : Và tính cách ấy lại càng nổi bật qua những chi tiết miêu tả hành động, ý nghĩ ở đoạn tiếp ( đọc “ Tôi đi đứng oai vệ  đầu thiên hạ rồi )
* GV : Đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật. Bằng cách nhân hóa, dùng động từ, tính từ có chọn lọc. Tô hoài đã để cho Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động. Đó là 1 chàng dế cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng , tự phụ.
? Qua những chi tiết miêu tả hình dáng Dế Mèn em cảm nhận được điều gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
 - Sử dụng nhiều động từ, tính từ...
 - Miêu tả từng bộ phận cơ thể của Mèn, gắn liền miêu tả với hành động khiến hình ảnh Mèn hiện lên ngày càng rõ nét.
-> Mèn là 1 chàng dế thanh niên, cường tráng, đẹp, khoẻ mạnh, đầy sức sống, tự tin yêu đời và hấp dẫn.
Tiết 74 ( Tiếp theo )
Chuyển : Với tính cách ấy, Dế Mèn đã gây ra một chuyện đau lòng để rồi phải ân hận suốt đời. Và đó cũng là bài học đầu tiên của Mèn
 ( đọc đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Choắt )
Hoạt động 3
? Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời ?
- Khinh thường Choắt , trêu chị Cốc dẫn đến cái chết cho Choắt.
? Dế Choắt được miêu tả dưới cái nhìn của
ai? - Dế Mèn.
? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết Dế Choắt ?
 - Gầy gò, dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện
 - Cánh ngắn củn đến giữa lưng
 - Đôi càng bè bè nặng nề; Râu ria cụt 1 mẩu
 - Mặt mũi thì ngẩn ngẩn ngơ ngơ
 - Tính nết ăn xổi ở thì.
? Cách nói giữa Mèn về Choắt và cách xưng hô “ta- chú mày” với Choắt cho thấy suy nghĩ của Mèn về Choắt như thế nào?
- là kẻ yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. 
? Hết coi thường Choắt, Mèn lại gây sự với chị Cốc. Mèn gây sự với chị Cốc để làm gì ?
- Để thoả mãn tính ngịch và ra oai với Choắt.
? Em hãy thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc ?
 - Rủ Choắt trêu chị Cốc, Dế Choắt từ chối.
 - Mèn gây sự bằng câu hát
 - Chui tọt vào hang, nghĩ bụng thú vị
 - Sợ hãi, năm im khi nghe thấy chị Cốc mổ Dế Choắt
 - Sau khi chị Cốc bay đi mới dám ra khỏi hang
? Lời nói, thái độ với Dế Choắt và trò đùa xấc xược với Cốc tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn ?
 - Tính kiêu căng, hống hách
? Việc Dế Mèn dám gây sự với Cốc – kẻ to khoẻ hơn mình – có phải là hành động dũng cảm?
 - Không dũng cảm mà ngông cuồng, dại dột.
? Ai là kẻ chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này
 ? Thấy Choắt bị đòn đau, Mèn “cũng khiếp nằm im thin thít”. Em nhận ra tính xấu gì nữa ở Mèn?
 - Hung hăng khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh.
? Tuy kẻ chịu hậu quả là Choắt nhưng phải chăng Mèn không chịu hậu quả gì ?
- Có, phải ân hận suốt đời
? Thái độ của Mèn thay đổi như thế nào khi Choắt chết?
 - Mèn xót thương, ân hận. 
? Có thể tha thứ cho Mèn không?
- Có vì Mèn đã nhận ra lỗi lầm
- Không vì đã làm cho người khác phải chết.
GV : Có người sẽ tha thứ cho Mèn vì hành động của Mèn nói cho cùng là sự bồng bột trẻ con và Mèn đã thực sự hối hận. Có người không tha thứ cho Mèn vì lỗi lầm do Mèn gây ra không thể sửa chữa sai được. Song, dù thế nào thì biết ăn năn hối lỗi cũng là điều đáng quý.
? Cuối truyện là hình ảnh Mèn đứng lặng hồi lâu bên mộ bạn. Hãy hình dung tâm trạng Mèn lúc này ?
 - Mèn dằn vặt, ân hận. Mèn xót thương cho bạn, Mèn suy nghĩ về cách sống của mình
? Sau tất cả những sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Choắt, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì ?
GV : Song đó không chỉ là bài học về thói kiêu căng mà còn là bài học về lòng nhân ái. Chắc hẳn khi đứng trước nấm mồ của bạn, Mèn đã tự hứa với mình sẽ bỏ thói ngông cuồng dại dột, sẽ yêu thương, quan tâm đến mọi người để không bao giờ gây ra lỗi lầm như thế. Sự ăn năn hối lỗi và lòng xót thương chân thành của Mèn giúp ta nhận ra Mèn không phải là một kẻ ác, kẻ xấu. Có lẽ chúng ta đều cảm thông và tha thứ cho lỗi lầm của Dế Mèn và tin rằng bài học đầu đời đầy ý nghĩa này sẽ giúp Mèn sống tốt hơn và bước đi vững vàng trên con đường phía trước.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
? Nội dung của bài văn này là gì ? hãy nói ngắn gọn bằng một vài lời văn? 
? Nét nghệ thuật nào nổi bật?
 - Miêu tả
? Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất ( để nhân vật tự kể chuyện) có gì hay?
H: đọc ghi nhớ.
I . Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả:
 - Tô Hoài (1920 ) - nhà văn của những phong tục tập quán, ông có một khối lượng tác phẩm phong phú, đồ sộ.
2. Tác phẩm.
- Gồm 10 chương. Đoạn trích là chương thứ nhất.
- Là tác phẩm đặc sắc nhất của ông viết cho thiếu nhi. 
- Được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới 
II .Đọc - tìm hiểu văn bản :
1. Đọc
Đoạn trích : Bài học đường đời đầu tiên.
Bố cục : 2 phần
Từ đầu đến “ đứng đầu thiên hạ rồi”: Hình dáng, tính cách của Dế Mèn 
Tiếp theo đến hết: bài học đường đời dầu tiên của DM
III-Phân tích :
Hình dáng, tính cách của Dế Mèn :
Hình dáng
Hành động
Đôi càng mẫm bóng
vuốt  cứng dần, nhọn hoắt
đôi cánh dài
cả người là một mầu nâu bóng.
đầu to nổi từng tảng
hai răng đen nhánh
râu uốn cong
Co cẳng lên, đạp phành phạch, cỏ gãy rạp như có nhát dao lia qua.
..phành phạch giòn giã
nhai ngoàm ngoạp
trịnh trọng vuốt râu
à Động từ và tính từ mạnh được sử dụng nhiều cùng với cách miêu tả kết hợp hình dáng và hành động làm nổi bật vẻ đẹp sống động và cường tráng của Dế Mèn.
 à Những chi tiết miêu tả hành động và ý nghĩ của Mèn thể hiện tính cách kiêu căng, tự phụ, hống hách của nhân vật.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Mèn coi thường dế Choắt. 
à kiêu ngạo.
- Mèn  ... ióng – Mẹ hiền dạy con – bức tranh của em gái tôi)
HS: Đều sử dụng phương thức tự sự.
GV: Những yếu tố cơ bản của phưong thức tự sự?
HS: Lời kể, cốt truyên, nhân vật
GV: Mỗi tác phẩm có một nội dung riêng biệt song vẫn xoay quanh hai chủ đề chính của lịch sử văn học dân tộc. Đó là những gì?
HS: Truyền thống yêu nươc và tinh thần nhân ái.
GV: Liệt kê tác phẩm theo hai nội dung đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết phần Tập làm văn
GV: Em đã tiếp xúc với các phương thức biểu đạt nào qua các văn bản học từ đầu năm?
HS: kể tên cả 6 kiểu văn bản. 
GV: Lấy mỗi phương thức hai văn bản minh hoạ. (Học sinh lấy ví dụ)
Có trường hợp nào một văn bản lại có nhiều phương thức biểu đạt? VD?
HS: Có nhiều trường hợp. VD: “Lượm”: miêu tả, tự sự, biểu cảm; “Bài học” tự sự, miêu tả; “Cây tre VN”: miêu tả, biểu cảm
GV: Trong chương trình TLV lớp 6, em được học những kiểu văn bản nào?
HS: tự sự, miêu tả, đơn từ.
GV: Hãy trình bày mục đích, nội dung, hình thức của ba kiểu văn bản này dựa vào phần chuẩn bị ở nhà?
GV: Cách làm bài văn tự sự, miêu tả có gì giống nhau và khác nhau?
HS: Giống: đều có bố cục 3 phần
	Khác: nội dung chính trong từng phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS trình bày bài đã chuẩn bị ở nhà.
Học sinh trình bày bài đã chuẩn bị 
GV nhận xét:
- Thể loại: văn miêu tả
- Đối tượng: trận mưa rào mùa hạ
- Hình ảnh, chi tiết: dựa vào bài “Mưa” và sự quan sát của bản thân.
- Hình thức: văn xuôi
Đơn thiếu mục: Trình bày sự việc, lý do, nguyện vọng không thể thiếu.
Gợi ý bài 2: 
* Thân bài: 
- Sắp mưa: 
+ Không khí oi bức
+ Trời tối sầm, mây đen
+ Sấm rền vang
+ Gió cuốn tung lá, bụi
+ Mối bay, kiến bò
- Đang mưa:
+ Hạt mưa
+ Gió
+ Bầu trời, sấm chớp
+ Không khí dịu xuống
I. Tổng kết phần văn:
1. Hệ thống các tác phẩm đã học:
34 văn bản (19 văn bản học kì I, 15 văn bản học kì II).
2. Một số khái niệm, thuật ngữ cần nắm vững:
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
- Truyện cười
- Truyện trung đại
- Văn bản nhất dụng
3. Nhân vật
a. Phân loại
- Nhân vật chính
- Nhân vật phụ
b. Thế nào là nhân vật chính?
- Có đặc điểm, tín cách nổi bật
 - Đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản.
c. Một số nhân vật chính
- VHDG: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sọ Dừa
- VHTĐ: con hổ, mẹ thầy Mạnh Tử
- VHHĐ: Dế Mèn, anh trai Kiều Phương, thầy Ha Men, dượng Hương Thư, Bác Hồ, Lượm
4. So sánh truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại.
Giống nhau về phương thức biểu đạt, phương thức tự sự.
5. Nội dung tổng quát:
a. Thể hiện truyền thống yêu nươc của dân tộc.
- Con Rồng cháu Tiên
- Thánh Gióng
- Sự tích Hồ Gươm
- Lượm
- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
- Cây tre Việt Nam
b. Thể hiện tinh thần nhân ái của dân tộc:
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Con hổ có nghĩa
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất
- Bức tranh của em gái tôi
- Đêm nay Bác không ngủ
II. Tổng kết phần tâp làm văn
1. Các phương thức biểu đạt
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
- Thuyết minh
- Hành chính công vụ
2. Đặc điểm của văn bản tự sự, miêu tả, đơn từ.
a. Tự sự
- Mục đích: thông báo, giải thích, nhận thức.
- Nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
- Hình thức: văn xuôi, tự do.
b. Miêu tả: 
- Mục đích: cho hình dung, cảm nhận trạng thái sự vật, cảnh vật, con người
- Nội dung: tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật con người.
- Hình thức: văn xuôi, tự do.
c. Đơn từ: 
- Mục đích: đề đạt yêu cầu
- Nội dung: lý do và yêu cầu
- Hình thức: theo mẫu với đầy đủ yếu tố quy định.
3. Cách làm bài văn miêu tả, tự sự
a. Tự sự:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
- Thân bài: diễn biến tình tiết.
- Kết bài: Kết quả sự việc, suy nghĩ.
b. Miêu tả: 
- MB: Giới thiệu đối tượng miêu tả
- TB: Miêu tả theo trật tự quan sát
- KB: Cảm xúc, suy nghĩ
* Các yếu tố quan trọng trong văn tự sự và miêu tả:
- Tự sự:
+ Cốt truyện
+ Nhân vật
+ Lời kể, lời thoại
+ Bố cục
+ Vận dụng phương thức miêu tả, biểu cảm
- Miêu tả:
+ Đối tượng (người, vật , cảnh)
+ Chi tiết, hình ảnh đặc sắc
+ Ngôn ngữ
+ Cảm xúc
 III. Luyện tập
Bài 1 SGK/ 157
Yêu cầu:
- Thể loại: văn kể chuyện (tự sự)
- Yêu cầu: 
+ Bám sát nội dung cơ bản
+ Diễn đạt bằng lời văn của mình
+ Dùng ngôi kể cho phù hợp (ngôi thứ nhất)
Bài 2 SGK/157
Yêu cầu: 
- Thể loại: văn miêu tả
- Yêu cầu: 
+ Bám sát nội dung cơ bản
+Diễn đạt bằng lời văn của mình
+ Có tưởng tượng, sáng tạo thêm
Bài 3 SGK/ 157
 + Cây cối ngả nghiêng
+ Sân nhà, đường xá ngập nước.
+ Người đứng trú mưa
- Sau cơn mưa:
 + Bầu trời quang đãng
+ Cây cối tươi xanh
+ Chim chóc hót líu lo
+ Hoạt động của muôn loài..
D- Dặn dò
- Chuẩn bị bài Tổng kết phần Tiếng Việt
E- Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn: / /201
Tiết 135:
tổng kết phần tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Củng cố và hệ thống hoá được kiến thức về tiếng Việt đã học trong năm
- Vận dụng được các kiến thức đã học ở phân môn để viết bài kiểm tra.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: Đọc trước bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
GV: Kê tên các từ loại đã học?
HS: Kể bảy loại
GV: Nêu cấu tạo của cụm từ? Cho ví dụ?
GV: Nêu cách xác định cụm từ
GV: Em đã học những phép tu từ nào? Nêu ví dụ và phân tích tác dụng?
GV: Phân biệt câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là?
GV: Nêu công dụng của các dấu câu?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Đáp án: 
Bài 1: Kẻ bảng 7 cột:
Dt
đt
Tt
St
Lt
Ct
Pt
Hôm, trời hồ ao quanh, bão. Trước mặt, nước
Nước cua cá cò, sếu bãi sông mồi
Mưa, dâng đầy mới tấp nập ở bay kiếm
Lớn,trắng mênh mông, xơ xác
Mấy những bao nhiêu các cả
No đâu
Trên cũng tận cũng về
I. Lý thuyết
1. Từ loại: 7 từ loại
Danh từ, Động từ, Tính từ, số từ, lượng từ, chủ từ và phó từ.
2. Cụm từ:
- Cấu tạo của cụm từ: Phần trung tâm, phần trước, phần sau
- Cách xác định cụm từ: 
+ Phân tích cấu tạo câu
+ Tìm từ ngữ quan trọng trong từng thành phần câu
+ Tìm phần phụ trước, phụ sau.
3. Các phép tu từ:
 - Có 4 phép tu từ đã học: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Khái niệm của mỗi phép tu từ
- Tác dụng
4. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
Câu: - Câu đơn
	- Câu ghép
Câu đơn:
 - Câu trần thuật đơn có từ là
 - Câu trần thuật đơn không có từ là
5. Dấu câu:
- Dấu kết thúc câu: chấm, chấm hỏi, chấm than
- Dấu phân cách các bộ phận câu: phẩy.
II. Luyện tập:
Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 Sách Hướng dẫn tự học 6 (tập 2) trang 169, 172.
Bài 2: xác định biện pháp tu từ:
a. Hoán dụ
b. ẩn dụ + Hoán dụ
c. ẩn dụ
d. ẩn dụ (ấm)
	hoán dụ (phương súng nổ)
D- Dặn dò
- Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp.
Ngày soạn: / /201
Tiết 136 : ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
- Củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng của môn ngữ văn theo tinh thần tích hợp
- Luyện tập một số kiểu bài kiểm tra kiến thức tổng hợp
B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
- Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung cần đạt
HS đọc phần I SGK / 162
HS làm vào vở ghi
(ghi các thông tin đúng)
- Mở bài: HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều.
- Thân bài: Đi sâu vào kể và tả sẹ việc ấy.
+ Tả quang cảnh bữa cơm chiều
+ Kể việc xảy ra: Việc gi? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào? nguyên nhân?
+ Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ, khuôn mặt, giọng nói, thái độ
- Kết bài: nêu cảm nghĩ,
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý:
1. Phần đọc, hiểu văn bản
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần Tập làm văn
II. Luyện tập:
 Làm đề kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6 _ SGK trang 164.
Đáp án: 
Phần I
1. B. Miêu tả
2. D. Đoàn Giỏi
3. C. Mênh mông và hùng vĩ
4. D. Bốn lần
5. C. Bất tận
6. A. Thiếu CN
7. C. Sừng sững
8. C. Gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.
9. B. Đơn gủi ai, ai gửi đơn và gửi để làm gì.
Phần II
Viết bài tự luận
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: biết kể lại câu chuyện một cách sinh động, thể hiện ở việc lựa chọn được tình huống và sự việc xảy ra. Biết sử dụng đúng ngôikể và trình bày diễn biến theo thứ tự với quan sát chính xác, hợp lý.
- Hình thức: đủ bố cục 3 phần. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về từ, dấu câu.
D- Dặn dò
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ
E- Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn: / /201
Tiết 137, 138: 
kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày soạn: / /201
Tiết 139:
chương trình ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống
- Biết liên hệ với phần văn bản nhất dụng đã học trong ngữ văn 6 để làm phong phú thêm nhận thức về các chủ đề đã học.
B. Chuẩn bị của GV- HS:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
- Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv - hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
(1. Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ 161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu: 
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
Hoạt động 2: Hướng dẫn giới thiệu danh lam thắng cảnh
GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung để chuẩn bị trình bày.
HS có thể trình bày một trong 2 cách: - Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm.
- Đọc văn bản đã chuẩn bị và văn bản hay sưu tầm được.
HS các tổ khác nhận xét
GV nhận xét, cho điểm
GV đọc một số bài viết hay về DLTC và cho học sinh xem tranh, ảnh (“Tuyển tập hang động VN”, “ Khu du lịch Đền Hùng”)
GV gọi một vài học sinh đại diện cho mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị vè vấn đề môi trường 
HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Giới thiệu danh lam thắng cảnh
1. Học sinh trao đổi nhóm
 2. Học sinh trình bày.
II. Vấn đề môi trường
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày
E- Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 HKII.doc