Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Chưng Bánh Giầy.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện.
- Kể được hai chuyện.
TUẦN 1 Ngày soạn:01/08/2005 TIẾT 1 Ngày dạy: CON RỒNG CHÁU TIÊN BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Chưng Bánh Giầy. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện. Kể được hai chuyện. II. Lên lớp Ổn định: Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài củ: Kiểm tra sự chuẩn bị h vở của học sinh. Bài mới Giới thiệu: Truyện Con Rồng Cháu Tiên – một truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện là gì? Truyện có những nội dung hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy. Tiến trình tổ chức các hoạt động. NỘI DUNG - PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG GHI BẢNG Hoạt động 1 - Giáo viên gọi học sinh đọc phần chú thích tìm hiểu về truyền thuyết. - Giáo viên nhấn mạnh các ý sau: + Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyện dân gian truyền miệng, kể các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. + Thường có yếu tố kì ảo tưởng tượng. + Thể hiện thái độ và cách đánh giá củ nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. Hoạt động 2 - Giáo viên đọc từ đầu đến Long Trang. - Gọi 2 em đọc 2 đoạn còn lại.(GV nhận xét cách đọc của HS). Trong quá trình đọc cho HS tìm hiểu phần chú thích. Hoạt động 3 - Trong truyện có những nhân vật nào?(Lạc Long Quân và Âu Cơ). - Hai nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào? Về nguồn gốc, hình dạng. (Thần nông vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy). - Em có nhận xét gì về nguồn gốc và hình dạng của hai người. (Có tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ)(HS tự tìm hiểu và ghi vào tập). - Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau như thế nào? - Chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? - Tại sao Lạc Long Quân và Âu Cơ không chung sống với nhau mà lại chia con? - Hai người chia con như thế nào? Chia như vậy để làm gì? - Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?(HS độc lập suy nghĩ và trả lời). - Em có nhận xét gì về các chi tiết như nguồn gốc của hai nhân vật. Việc kết duyên giữa hai người, Âu Cơ sinh con, chia con?(Đây là những chi tiết tưởng tượng, mang tính chất kì ảo). -Vậy em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Trong truyện này các chi tiết ấy có vai trò ra sao?(Là chi tiết không có thật, sáng tạo nhằm mục đích nhất định ngoài ra người ta còn dùng các khái niệm như thần kì, lạ thường, hư cấu, hoang đường. - Chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện cổ dân gian gắn với quan niệm tín ngưỡng của người xưa như quan niệm về thế giới có trần gian, âm phủ, thiên đình, phù thủy thế giới và thần đan xen nhau, quan niệm vận vật hữu linh(có linh hồn) + Ý nghĩa của chi tiết trong bài. - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. - Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình. - Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm - Thảo luận câu: ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên => Các ý nghĩa trên góp phần quan trọng vào việc xây dựng bồi đắp sức mạnh tinh thần của dân tộc. Hoạt động 4 Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. Bài 1: - Người Mường: Quả trứng to nở ra con người. - Người Khơ-Mú: Quả bầu mẹ - Khẳng định: sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên Đất Nước ta. Bài 2: Kể lại chuyện. I. Truyền thuyết là gì? (SGK) II. Đọc- tìm hiểu A. Con rồng cháu tiên 1. Lạc Long Quân và Âu Cơ a) Lạc Long Quân - Là thần nòi rồng ở dưới nước, con thần Long Nữ. - Sức khỏe vô địch, có phép lạ. - Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. b) Âu cơ - Là tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ thần nông. - Xinh đẹp tuyệt trần. 2. Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên và hai người chia con. - Âu Cơ đến thăm vùng đất Lạc gặp Lạc Long Quân và hai người kết duyên. - Âu Cơ sinh ra trăm trứng và nở ra 100 con trai. - Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển. - Âu Cơ đưa 50 con lên núi chia nhau cai quản các phương =>Việt Nam là con cháu Vua Hùng => Con Rồng Cháu Tiên 3. Ý nghĩa của truyện - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều “Truyền thuyết về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quý linh thiêng của mình. - Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền Đất Nước. Người Việt Nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù ởø Đồng Bằng miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ. Vì vậy phải luôn thương yêu đoàn kết. III. Luyện Tập Củng cố Hs nhắc lại ý nghĩa truyện Dặn dò Học bài, làm bài tập 1,2,3 sách bài tập ngữ văn TUẦN 1 Ngày soạn:2/8/2005 TIẾT 2 Ngày dạy: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (HỌC SINH TỰ HỌC) 1. Giới thiệu bài Hằng năm mỗi khi xuân về, Tết đến, nhân dân ta, con cháu của các vua Hùng, từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hoá cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm báng chưng bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi xây dựng nền văn hoá đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài Hoạt động 1: gọi học sinh đọc bài, giáo viên nhận xét, kết hợp giải thích từ. Hoạt động 2: hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Câu1: gọi học sinh đọc, học sinh suy nghĩ và trả lời độc lập. Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung lo cho dân no ấm, vua đã già muốn truyền ngôi. - Ýù của Vua: người nối ngôi phải nói được ý Vua, không nhiết phải là con trưởng. - Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài(nhân lể tiên vương, ai làm vừa ý Vua, sẽ được truyền ngôi) Câu 2: Lang Liêu được thần giúp vì: - Chàng là người thiệt thòi nhất. - Tuy Lang Liêu là con vua nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng chăm lo việc đồng án. Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi dân thường. - Quan trọng hơn chàng là người hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng hạt gạo của Trời, Đất và cũng là kết quả giọt mồ hôi, công sức của con người như nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Câu 3: Lang Liêu được chọn nối ngôi. - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế. - Có ý tưởng sâu xa(Trời Đất muôn loài) - Hợp ý Vua =>chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí Vua. Đem cái quí nhất trong Trời, Đất của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình. Câu4: Ý nghĩa truyện - Truyện giải thích nguồn gốc Bánh Chưng Bánh Giầy - Đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu nhân vật chính hiện lên như một người anh hùng văn hóa. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghiã bao nhiêu thì càng nói lên tài năn và phẩm của Lang Liêu bấy nhiêu. Hoạt động 3: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK Hoạt động 4: Luyện tập Câu 1: Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng tạp quán phong tục của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghiõa. Quang cảnh ngày tết nhân dân ta gói 2 loại bánh này còn còn ý nghĩa gìn giữ truyền thóng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện Bánh Chưng, Bánh Giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Câu 2: Chi tiết thích nhất học sinh tự làm. - Lang Liêu nằm mộng=> chi tiết thần kì tăng sức hấo dẫn=> nêu bật gía trị của hạt gạo =>cái quý đáng trân trọng sản phẩm do con người làm ra. - Lời vua nói với mọi người về 2 loại bánh=> ý nghĩa tư tưởng tình cảm của nhân dân về 2 loại bánh này nói riêng và về phong tục làm 2 loại bánh vào ngày tết. - Dặn dò học sinh. Về nhà làm câu 4, 5 BT1 sách bài tập. Kể lại chuyện chuẩn bị tiết 3 TUẦN 1 Ngày soạn:03/08/2005 TIẾT 3 Ngày dạy: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu - Khái niệm về từ - Đơn vị cấu tạo từ(tiếng) - Các kiểu cấu tạo từ(từ đơn/ từ phức ;từ ghép/ từ láy) II. Lên lớp 1. Ổn định kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: sự chuẩn bị sách vở học của sinh 3. Bài mới - Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và các kiểu cấu tạo từ NỘI DUNG- PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG GHI BẢNG Hoạt động 1 GV gọi học sinh đọc câu 1 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. - Từ: thần ; dạy; dân; cách; trồng trọt; chăn nuôi; và; cách; ăn ở. Tiếng: Có 12 tiếng. Hoạt động 2: Như vậy ở câu trên có 9 từ, 12 tiếng. Qua phần trên bạn nào cho lớp biết các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? - Tiếng dùng để làm gì?VD: từ “chăn nuôi” có mấy tiếng.(2 tiếng) nhưng là 1 từ ... ) Cuối câu cầu khiến, câu cảm. - Cũng có những trường hợp đặc biệt dấu kết thúc câu có thay đổi. - HS đọc bài tập. 1) a) Dùng dấu (.) b) Dùng dấu (,) 2) a) Dùng dấu (?) không hợp. b) Dùng dấu (!) không đúng. I. Công dụng của dấu (.) (?) (!) (Ghi nhớ) II. Chữa một số lỗi thường gặp về dấu câu III. Bài tập Bài tập 1: Đặt dấu (.) - .Sông Lương. đen xám. đã đến. Tỏa khói. trắng xóa. Bài tập 2 Câu a -> đúng. Câu b -> Câu 1 đúng, (dấu .) câu 2 (đúng). Câu c -> sai (dấu .). Bài tập 3 Câu a: Dấu (!) Câu b: Dấu (.) Câu c: Dấu (.) Bài tập 4 Câu 1: (?); câu 2: (!); câu 3 (?,!,!); câu 4: Dấu (.). Bài tập 5: Viết chính tả: Bức thư đỏ (Đ1). 4. Dặn dò Học bài, chuẩn bị ôn tập dấu phẩy. Tuần:33 Ngày soạn: 6/2/2006 Tiết:131 Ngày dạy: ÔN TẬP DẤU CÂU (DẤU PHẨY) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp HS: Nắm được công dụng của dấu phẩy. Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu phẩy trong bài viết. II. LÊN LỚP Ổn định Kiểm tra bài cũ: Công dụng của dấu (.) (?) (!) Bài mới Nội dung và phương thức hoạt động Ghi bảng - HS đọc và đặt dấu (,) a) .đó, .sắt, .sắt,.dậy, cái. b) người, .tay, nhau, . c) tung, - Lí do đặt + Giữa TPP và nòng cốt câu. + Giữa các ngữ có cùng chức vụ. + Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích. + Giữa các vế của câu ghép. - Đặt dấu (,) vào đv a) Chào mào, sáo sậu, sáo đen, bay về, nhau, trò chuyện, nhau, b) cổ thụ, mùa đông, I. Công dụng của dấu (,) Ghi nhớ SGK II. Chữa một số lỗi thường gặp III. Luyện tập Bài tập 1: Đặt dấu (,) a) nay, nước, b) Buổi sáng, cành cây, đồi, thung lủng, mặt đất, nhà, Bài tập 2: Thêm dấu (,) a) ..xe máy, xe đạp. b) Hoa huệ, hoa cúc c) Vườn nhãn, vườn mít Bài tập 3: Thâm dấu (,) a), thu mình trên cành cây, rụt cổ lại. b) , đến thăm ngôi trường cũ, thăm thầy, cô giáo cũ của tôi. c) , thẳng, xòe cánh quạt. d) xanh biếc, hiền hòa. 4. Dặn dò Chuẩn bị bài ôn tập. Tuần:33 Ngày soạn:7/2/2006 Tiết:132 Ngày dạy: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp học sinh tự mình nhận ra những ưu – nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Giúp học sinh thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. II. LÊN LỚP Giáo viên ghi lại đề bài. Hãy tả lại trận đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh theo trí tưởng tượng của em. Xác định yêu cầu của đề. a) Thể loại: Miêu tả sáng tạo. b) Nội dung: Trận đánh nhau của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Yêu cầu chung Biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, nổi bật để tả. Trình bày theo trình tự hợp lí. Học sinh nắm vững yêu cầu cơ bản của bài văn miêu tả sáng tạo. Bài văn đủ 3 phần + Mở bài: Giới thiệu trận đánh nhau. + thân bài: Tả chi tiết; kết quả. + Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân. Sửa lỗi về ngữ pháp, chính tả. Đọc bài hay trong lớp. Biểu dương, nhắc nhở. Chuẩn bị bài ôn tập. Tuần:34 Ngày soạn:7/2/2006 Tiết:133, Ngày dạy: TỔNG KẾT PHẦN VĂN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU HS nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó trong chương trình Ngữ Văn 6. Học sinh hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học. II. LÊN LỚP Ổn định Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh. Bài mới GVHDHS lập bảng tổng kết. Ghi chú. VB thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta. VB thể hiện tinh thần nhân ái của dân tộc ta. STT CỤM BÀI TÊN VĂN BẢN THỂ LOẠI NHÂN VẬT CHÍNH (1) (2) VĂN HỌC DÂN GIAN Con Rồng cháu tiên Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu cơ Bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết Lang Liêu x Thánh Gióng Truyền thuyết Thánh Gióng x Sơn Tinh – Thủy Tinh Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh Sự tích Hồ Gươm Truyền thuyết x Sọ Dừa Cổ tích Sọ Dừa x Thạch Sanh Cổ tích Thạch Sanh x x Em bé thông minh Cổ tích Em bé x Câh bút thần Cổ tích Mã Lương Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngụ ngôn Ông lão, cá vàng, mụ vợ Ếch ngồi đáy giếng Ngụ ngôn Ếch Thầy bói xem voi Ngụ ngôn 5 ông thầy bói Đeo nhạc cho Mèo Ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Treo biển Truyện cười Lợn cưới – Áo cưới Ngụ ngôn VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Con hổ có nghĩa Truyện x Mẹ hiền dạy con Truyện Bà mẹ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm Truyện x VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Dế Mèn phiêu lưu kí Truyện Dế Mèn x Sông nước Cà Mau Truyện Bức tranh của em gái tôi Truyện ngắn Người anh x Vượt thác Truyện Buổi học cuối cùng Truyện ngắn Phrăng Lượm Thơ Lượm x Mưa Thơ Cô Tô Kí Cây tre Việt Nam kí x Lao Xao Hồi kí Lòng yêu nước Tùy bút VĂN BẢN NHẬT DỤNG Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử x Bức thư của Thủ lĩnh Da đỏ Động Phong Nha x x 4. Dặn dò Học lại các khái niệm về các thể loại. nắm vững các văn bản thuộc thể lạoi trên. chuẩn bị ôn tập tập làmvăn. Tuần: 34 Ngày soạn:8/2/2006 Tiết: 134 Ngày dạy: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU HS nắm được những loại văn bản đã được học trong chương trình, thấy được các văn bản đó được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào. HS nắm được đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự thâm nhập lẫn nhau của các phương thức trong một văn bản. II. LÊN LỚP Ổn định Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh Bài mới Giáo viên hướng dẫn HS lập bảng thống kê STT CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT THỂ HIỆN QUA CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC 1 Tự sự Dế Mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm 2 Miêu tả Dế Mèn phiêu lưu kí; Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Cô tô; Lao Xao; Lượm; Mưa; Động Phong Nha. 3 Biểu cảm Lượm; Bức thư của Thủ lĩnh Da đỏ. 4 Nghị luận Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước; Bức thư của Thủ lĩnh Da đỏ; Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử. STT CÁC PHẦN TỰ SỰ MIÊU TẢ ĐƠN TỪ 1 Mục đích Giúp người đọc tìm hiểu, giải thích sự việc. Giúp người đọc hình dung cụ thể đặc điểm, tính chất của sự vật Muốn được đề đạt một nguyện vọng của cá nhân hay tập thể. 2 Mở bài Giới thiệu truyện, nhân vật Giới thiệu đối tượng miêu tả - Quốc hiệu. - Tên đơn. - Nơi gởi. - Họ tên người gởi. - Nội dung đơn. + Lí do + Nguyện vọng, cam đoan. - Nơi làm đơn, ngày, tháng kí tên. 3 Thân bài Kể chuyện Miêu tả chi tiết đối tượng 4 Kết bài Cảm nghĩ về truyện Phát biểu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. 4.Dặn dò - Xem lại bài Tuần:34 Ngày soạn: 10/2/2006 Tiết:135 Ngày dạy: TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giúp HS hệ thống hóa lại toàn bộ phần kiến thức về Tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ Văn II. LÊN LỚP Ổn định Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Bài mới: Ôn tập theo trình tự các phần trong SGK I. Cấu tạo từ Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt là tiếng. Từ đơn: Từ chỉ gồm 1 tiếng Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng. Từ ghép Từ láy. II. Nghĩa của từ Là nội dung mà từ biểu đạt a) Nghĩa chính (đen): Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nghĩa khác. b) Nghĩa chuyển (bóng): Được hình thành trên cơ sở nghĩa chính. III. Phân loại từ theo nguồn gốc a) Từ thuần Việt: Là những từ do tổ tiên và nhân dân ta sáng tạo ra. b) Từ mượn: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ biểu thị. Có hai loại từ mượn: Từ mượn tiếng Hán ( từ Hán Việt). Từ mượn các ngôn ngữ khác (Anh, Pháp) IV. Từ loại và cụm từ 1. Từ loại Từ loại Danh từ Động từ Tính từ Số từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ 2. Cụm từ a) Danh từ và cụm danh từ Mô hình cụm từ Định ngữ đứng trước danh từ định ngữ đứng sau b) Động từ và cụm động từ Mô hình cụm động từ Bổ ngữ đứng trước Động từ Bổ ngữ đứng sau c) Tính từ và cụm tính từ Mô hình cụm tính từ Tính ư2 Bổ ngữ đứng sau V. Câu đơn trần thuật a) Câu luận: Là loại câu trần thuật có chủ ngữ nối với vị ngữ bằng từ “là”. b) Câu kể: Là loại câu trần thuật có vị ngữ là động từ. c) Câu tả: Là loại câu trần thuật có tính từ làm vị ngữ. Các kiểu cấu tạo câu Câu đơn Câu ghép Câu có từ “là” Câu không có từ “là” VI. Các phép tu từ Các phép tu từ về từ Phép SS Phép nhân hóa Phép ẩn dụ Phép hóan dụ VII. CÁC DẤU CÂU ĐÃ HỌC Dấu câu Tiếng Việt Dấu kết thúc câu Dấu ngăn cách các bộ phận câu Dấu (.) Dấu (?) Dấu (!) Dấu phẩy 4. Dặn dò Về nhà xem lại bài, làm lại các bài tập SGK Tuần: 34 Tiết: 136. Oân tập tổng hợp Tuần: 35 Tiết: 137, 138. Kiểm tra tổng hợp cuối năm Tuần:35 Ngày soạn:19/2/2006 Tiết:139, 140 Ngày dạy: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Giú HS: Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 (T2) để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. II. LÊN LỚP 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS ở nhà theo yêu cầu của giáo viên 3. Bài mới A. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài chương trình địa phương (phần I). B. HS thảo luận nhóm theo nội dung chuẩn bị ở nhà. C. Đại diện trình bày trước lớp. Giới thiệu – miêu tả bằng miệng, tranh ảnh. Đọc văn bản đã sưu tầm hoặc tự mình viết. D. Tổng kết đánh giá tiết học, ý thức và kết quả học tập của học sinh.
Tài liệu đính kèm: