Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên (Tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học:

- Qua bài học giúp hs hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

+ Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. Giải thích nguồn gốc dân tộc, tự hào nguồn gốc tốt đẹp đó.

+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

- Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích

 

doc 186 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 6
Ngày dạy: 24/8/2009
Tuần 1 
Tiết 1(Văn bản)
 con rồng cháu tiên
	 ( Truyền thuyết)	
A. Mục tiêu bài học:
- Qua bài học giúp hs hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
+ Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện. Giải thích nguồn gốc dân tộc, tự hào nguồn gốc tốt đẹp đó.
+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
- Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích
- Hs có lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc, ý thức tự tôn, đoàn kết thương yêu nhau, giữ gìn bảo vệ và xây dựmg đất nước, quê hương
B.Đồ dùng- phương tiện
- Tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con 
- Tranh về Đền Hùng, đất Phong Châu
C. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. ổn định :
2. Kiểm tra: Đồ dùng sách vở
3. Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài: 
 Truyện “ Con Rồng cháu tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời kỳ các Vua Hùng . Nội dung, ý nghĩa của truyện ntn thì chúng ta đi tìm hiểu.
HĐ2: Tìm hiểu chung
-Truyền thuyết là gì?
- Hs đọc chú thích* sgk/7
- GV nhấn mạnh lại
* HD đọc, hiểu chú thích
- Gv nêu yêu cầu đọc
- Gv đọc mẫu –> hs đọc –> hs nhận xét 
–> gv uốn nắn cách đọc- >kết hợp giải nghĩa các từ khó (Chú thích 1,2,3,5,7).
? Theo em, chuyện kể về những sự việc gì ? (LLQ và Âu Cơ kết duyện vợ chồng + chia con), căn cứ vào sự việc đó em hãy chia đoạn cho truyện? (3 đoạn)? Nêu ý chính từng đoạn?
- ý1: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
- ý 2: Kết duyên, sinh nở, chia con
- ý 3: Sự việc sau khi chía tay..
? Truyện kể về mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính làm nên sự việc gì?
? Dựa vào bố cục kể tóm tắt truyện?
(3 Hs kể -> nhận xét)
? Bức tranh trong SGK minh hoạ cho nội dung nào? Hãy kể lại doạn truyện đó?
 HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
+ Hs đọc đoạn 1:
- Tìm những chi tiết nói về nguồn gốc hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
( Gv ghi chi tiết bảng phụ)
+Long Quân: Mình rồng, con trai thần Long Nữ, khỏe vô địch, ở đất Lạc Việt
+ Âu Cơ : Dòng họ Thần nông ở núi phía Bắc, xinh đẹp tuyệt trần
- Những chi tiết này mang yếu tố gì?
- Từ những chi tiết trên em có hình dung gì về những LLQ và ÂC? (Nguồn gốc cao sang, lớn lao, tài năng phi thường)
- Công việc của họ là gì? ( bảng phụ)
(Giúp dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh., yêu quái dạy dân cách trồng trọt,chăn nuôi ăn ở...)
? Em có nhận xét gì về những công việc này?
(GV: Đây chính là nét đặc trưng của truyền thuết . Sau những chi tiết hoang đường ấy là dấu ấn LS và sự nghiệp mở nước của DT từ khai thiên lập địa...)
+ Hs đọc đoạn 2
? Việc kết duyên của 2 người có gì là lạ? Âu Cơ sinh nở ntn? Có giống người bình thường không?
( Bảng phụ )
- Người ở cạn, kẻ dưới nước- kết duyênlim 
- Sinh ra bọc 100 trứng, nở 100 con
- Con không cần bú mớn khoẻ mạnh
? Hs thảo luận vềắy nghĩa của “ Cái bọc 100 trứng, nở 100 người con trai” - chi tiết này gợi cho em suy nghĩ gì?
( Gv phân tích: Nghĩa Hán: Long: rồng; LLQ: Vua rồng đất Lạc Việt.
? Nguyên nhân nào khiến họ chia tay và chia các con? Chia các con để làm gì? Có hợp lý không? Vì sao? (cai quản các phương.
- Hãy tìm 1 từ chỉ tên của Thủ đô có yếu tố “Long” là rồng và giải nghĩa tên gọi đó? (Thăng long: Rồng bay lên)
+ Hs thảo luận ý nghĩa của truyện “ Con Rồng cháu Tiên” 
? ý nghĩa đó cho ta biết thêm điều gì về phong tục tập quán của người Việt?
(Tên nước, văn hoá, thủ đô, vua, phong tục)
HĐ 4: Tổng kết
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của văn bản?
? Em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng,kỳ ảo của truyện? Tác dụng?
GV liên hệ: Ngày nay trong thời kì đất nước đổi mới, ND ta càng tự hào về nòi giống tổ tiên, ls vẻ vang... 
- Hs xem tranh Đền Hùng
*Hs đọc ghi nhớ
HĐ5: Luyện tập
- Hs trả lời các câu hỏi SGK
- Gv bổ sung thêm
+ Người Mường: Quả trứng to nở ra con người
+ Người Khơ mú: Quả bầu mẹ
- Hs đọc và kể diễn cảm câu chuyện
- HS đọc bài đọc thêm
I. Tìm hiểu chung: 
* Khái niệm: Truyền thuyết là truyên kể về các nhân vật và sự kiện có liên quân đến lịch sử thời quá khứ, thường có yêu tố tưởng tượng kì ảo....(SGK/7)
1. Đọc hiểu chú thích: SGK
2. Bố cục (3 phần)
- Đ1: Từ đầu –> Long Trang
- Đ2: Tiếp-> lên đường
- Đ3: còn lại
3. Kể tóm tắt
III- Tìm hiểu văn bản :
1. Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
* Nguồn gốc và hình dạng
- Chi tiết ưởng tượng, hoang đường, kì ảo
- Xuất thân cao quí là con người đẹp đẽ, tài năng
* Sự nghiệp mở nước
- Công việc khai phá mở mang đất nước
2.Hình ảnh bọc trăm ttứng 
- Chi tiết lạ, có tính chất hoang đường nhưng thú vị và giàu ý nghĩa
- Người Việt là con cháu của Rồng và Tiên-> nguồn gốc cao quý
3. ý nghĩa của truyện
- Giải thích suy tôn, nguồn gốc giống nòi, ý nguyện đoàn kết dân tộc
+ Chi tiết có thật gắn với lịch sử, yếu tố hoang đường
IV. Tổng kết 
1- Nghệ thuật: Tưởng tượng kỳ ảo, gắn với lịch sử
2- Nội dung: Giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc, đoàn kết dân tộc
 Ghi nhớ: SGK
V. Luyện tập
Bài tập 1: - Quả trứng to
 - Quả bầu mẹ
Bài tâp 2
 - Kể đúng cốt truyện chi tiết cơ bản
- Kể diễn cảm
4 . Củng cố:
 - Đọc lại phần ghi nhớ
 - Kể tóm tắt lại truyện
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc bài + ghi nhớ, khái niệm truyền thuyết
 - Đọc và kể diễn cảm
 - Soạn bài “ Bánh chưng, bánh giầy
Ngày dạy: 25/8/2009
Tiết 2 (văn bản) Hướng dẫn đọc thêm: 
 Bánh chưng, bánh giầy
 ( Truyền thuyết)
A. Mục tiêu bài học
– Giúp hs hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy”. Nắm được những chi tiết kỳ ảo.
- Giúp hs tập phân tích nhân vật trong truyền thuyết 
- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm 
- Giáo dục hs ý thức tôn trọng và giữ gìn truyền thống của dân tộc
B. Đồ dùng- Phương tiện
- Tranh ảnh Lang Liêu, bánh chưng ngày tết
- Bảng phụ
C. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. ổn định : 
2. Kiểm tra:
* Câu hỏi: - Kể tóm tắt truyện “ Con Rồng cháu Tiên”? Nêu ý nghĩa truyện?
* Đáp án: - Kể đúng nội dung cốt truyện
- Nêu được ý nghĩa của truyện là giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc, đoàn kết dân tộc
3. Bài mới:
 HĐ1: GTB: Hàng năm nhân dân ta có tập tục gói bánh chưng bánh giầy vào dịp tết. Tại sao lại có tập tục ấy thì chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay?
HĐ2: Đọc hiểu chú thích, kể
- Gv nêu yêu cầu đọc
- Gv đọc, hs đọc kết hợp giải thích từ khó –>Hs nhận xét đọc 
? Căn cứ vào các sự việc hãy chia đoạn cho văn bản?
? Kể tóm tắt truyện? –Truyện kể về vấn đề gì?
- Nhân vật chính là ai? Lang Liêu đã làm gì?
- Hs quan sát tranh ảnh
? Bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào của truyện? Nhìn tranh kể lại đoạn đó?
 HĐ3: HD tìm hiểu văn bản
( bảng phụ)
? Đoạn mở đầu truyện giới thiệu nhân vật nào? 
- Hs thảo kuận câu hỏi sau:
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? với ý định gì? Bằng hình thức nào? 
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu các chi tiết
- HS thảo luận nhóm 4’-> Hs phát biểu
- Hs nhận xét-> Gv kết kuận, bổ sung.
? Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
(Chàng là người mồ côi mẹ, thiệt thòi nhất con vua nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng chỉ chăm lo trồng lúa, khoai –> gần gũi với dân, hiểu được dân.)
? Theo em thần ở đây là ai?( nhân dân)
? Ai có thể hiểu được gía trị của lúa gạo? (người trực tiếp làm ra lúa gạo- người nông dân)
?Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất Thiên Vương?
?Tại sao Lang Liêu đựơc chọn làm vua?
( Chàng đã giải được câu đố của vua
 “ Lấy dân làm gốc”)
? Từ đó em thấy quan niệm của người xưa đề cao nghề nào? (nghề nông sức LĐ của con người)
(Ông cha có câu: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ)
- Em hiểu ý nghĩa của hình tượng BCBG ở đây là gì?
- Từ đó em hiểu tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì?
(Lời nói của vua Hùng đã chứng tỏ: Cha ông ta đã phát hiện ra ý nghĩa xã hội nhân văn trong mómn ăn truyền thống -> như một biểu tượng văn hoá-> DTVN có bản sắc VH riêng)
HĐ4 : Tổng kết
? Nêu những nét chính về NT của truyện?
(Y/tố kì ảo: thần báo mộng- y/tố hiện thực, gắn với ls: Vua Hùng thực hiện chế độ cha truyền con nối, tục làm bánh ngày tết)
? ý nghĩa của truyện?
Hs đọc ghi nhớ
HĐ5: Luyện tập 
- HS đọc y/c bài tập 1
? Xác định y/c bài tập1?
? Những ngày tết trong 1 năm?
+ Nguyên đán + Đoan Ngọ
+ Nguyên tiêu + Xá tội vong hân
+ Hàn thực + Trung thu
+ Ông công ông táo
- HS đọc y/c bài tâp 2
?Tìm chi tiết mà em thích- giải thích vì sao thích?
Bài 3 hướng dẫn hs làm ( viết- đọc)
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc hiểu chú thích
2. Bố cục
- Đ1: Từ đầu-> chứng giám
- Đ2: Tiếp-> hình tròn
- Đ3: Còn lại
3. Kể tóm tắt
- Vua Hùng về già muốn chọn con nối ngôi, không nhất thiết phải là con trưởng
- Lang Liêu được thần giúp gói bánh chưng, bánh giầy
- Lang Liêu làm đúng ý vua được chọn nối ngôi
II. Tìm hiểu văn bản
1 Vua Hùng chọn người nối ngôi
(Bảng phụ)
Hoàn cảnh
- Vua già
- Giặc đã dẹp yên
- Muốn truyền ngôi cho con
ý vua
- Người nối ngôi phải nối được chí khônh nhất thiết là con trưởng
Hình thức
- Một câu đố
- Yêu cầu giải đố
2.ý nghĩa hình tượng bánh chưng, bánh giầy
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế
+ Bánh chưng tượng trưng cho đất
+ Bánh giầy tượng trưng cho trời
=> Luôn luôn quí trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người –> chàng đúng là người con hiếu thảo, thông minh
III. Tổng kết
1- NT: Yếu tố hoang đường gắn với lịch sử.
2- NĐ: Giải thích tục làm bánh của DTVN vào ngày lễ, tết, hội hè.
( Ghi nhớ sgk/12)
IV. Luyện tập
Bài 1: ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính trời đất tổ tiên của dân tộc 
- Kể tên ngày tết trong năm của dân tộc ta
Bài 2: Tìm chi tiết mà em thích 
- Lang Liêu được thần mách bảo làm bánh
- Lang Liêu được chọn nối ngôi vua
Bài 3: Viết đoạn văn 8-10 dòng
4. Củng cố: 
 - Hệ thống toàn bài
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc bài ghi nhớ,kể lại truyện
 - Soạn từ và cấu tạo từ.
Ngày27/8/2009
Tiết 3 ( Tiếng Việt): Từ và cấu tạo từ tiếng việt
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp hs hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt cụ thể là:- Khái niệm về từ - Đơn vị cấu tạo từ
- Các kiểu cấu tạo của từ (đơn, ghép, láy)
- Phân biệt các từ trên, sử dụng đúng khi giao tiếp
- Giáo dục hs ý thức dùng từ đặt câu đúng. Trau dồi kiến thức về từ
B. Đồ dùng – phương tiện 
 - Bảng phụ ghi hệ thống ví dụ SGK
C. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. ổn định : 
2. Kiểm tra:
* Câu hỏi: - Nêu ý nghĩa của truyện “ Bánh chưng, bánh giấy”?
 - Đồ dùng của hs
* Gợi ý: 
- Giải thích nguồn gốc của BCBG và ý nghĩa của nó
-> Đề cao nghề nông,quý trọng hạt gạo
3. Bài mới:
 HĐ1- GTB: Gv cho hs nhắc lại những kiến thức về từ và cấu tạo từ ở Tiểu học
 HĐ2: Tìm hiểu khái niêm
- Gv đưa ra VD1 bảng phụ :
“Thần /dạy/ dâ ... ấp úng, lý nhí.
- Biết mở đầu khi kể, có kết thúc và cảm ơn khi kể xong chuyện.
II. Hệ thống hoạt động.
1. Chuẩn bị cho học sinh tổ chức, dẫn chương trình.
2. Chuẩn bị ban giám khảo, đề thi, đáp án (khoảng 4 -> 6 đề)
3. Xen các tiết mục khác ngâm thơ, hát làn điệu dân ca ở địa phương.
4. Nêu yêu cầu thể lệ thi.
5. Theo dõi học sinh dự thi và đánh giá nhận xét.
III. Học sinh thực hành
- Kể chuyện trong SGK.
- Kể câu chuyện sưu tầm.
- Ngâm thơ - hát dân ca.
* Giáo viên tổng kết chung - phần thưởng nếu có.
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành thi kể chuyện.
- Giáo viên cho điểm 1 số học sinh có lời kể hay.
5. Hướng dẫn về nhà :
 Tiếp tục tập kể chuyện ở nhà, tập sáng tác thơ, sưu tầm truyện cổ dân gian ở địa phương.
Ngày dạy : 21/12/2009
Tuần 18: 
Tiết 70 Chương trình ngữ văn địa phương (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học
- Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn hoá địa phương.
 - Rèn kỹ năng kể chuyện, kỹ năng trình bày hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian.
 - Giáo dục ý thức tự hào và phát huy vốn văn hoá của địa phương.
B. Đồ dùng phương tiện 
- Tìm hiểu về những di tích lịch sử địa phương (câu chuyện dân gian dân ca ở địa phương - hát quan họ).
C. Tiến trình tổ chức hoạt động.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới 
HĐ1: GTB Em đã được học và đọc những thể loại văn học dân gian nào ở lớp 6. ở địa phương mình có những hoạt động hình thức dân gian nào, giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 HĐ2 
 Gọi học sinh đọc 5 câu hỏi SGK đã chuẩn bị ở nhà.
? Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình ngữ văn 6 tập I.
HĐ3
? Hãy tìm hiểu ở địa phương mình đang sống có những thể loại truyện dân gian nào đã học ở trên không?
? Hãy nêu hoặc kể lại một vài truyện mà em biết?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi 1 vài học sinh có thể đọc hoặc hát được trình bày.
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa truyện dân gian địa phương và truyện dân gian đã học?
- Giáo viên và học sinh đưa ra những nhận xét giống và khác nhau.
? Quan họ Bắc Ninh thuộc hình thức văn hoá dân gian nào?
? Hãy kể tên những làn điệu quan họ quen thuộc mà em biết?
? Hãy hát một vài bài quan họ mà em thích?
? Em biết những trò chơi dân gian nào ở địa phương mà em từng tham gia?
I. Tìm hiểu ở nhà
1. Truyền thuyết 
2. Cổ tích
3. Ngụ ngôn
4. Truyện cười
II. Hoạt động trên lớp
1. Trao đổi theo nhóm về những nội dung đã chuẩn bị ở nhà.
2. Đại diện nhóm lên trình bày
+ Kể miệng
+ Đọc diễn cảm văn bản hoặc truyện đã sưu tầm.
+ Biểu diễn hoặc giới thiệu trò chơi dân gian (hát dân ca, ngâm thơ) mà em yêu thích.
3. Tổng kết, đánh giá phần văn học dân gian địa phương.
a. Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa truyện dân gian đã học với dân gian địa phương.
* Giống.
- Đều có yếu tố thần kỳ, hoang đường.
- Nhân vật là người nhà giàu có, hoặc ác, tham lam và đối lập là người nghèo khổ, mồ côi.
- Kết thúc có hậu.
* Khác.
- Các chi tiết gắn với địa phương Bắc Ninh (tên làng, núi, sông )
b. Quan họ Bắc Ninh; một hình thức văn hoá dân gian độc đáo.
- Gọi 1 học sinh biết hát quan họ lên trình bày một vài làn điệu mà em biết.
c. Giới thiệu trò chơi dân gian.
"Trồng nụ trồng hoa". Chơi chuyền, đấu vật, trọi gà; Bài hát đồng dao.
4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài, nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu tiếp phần còn lại
Ngày dạy: 22/12/2009
Tiết 71: Chương trình ngữ văn địa phương (Tiết 2)
 A. Mục tiêu bài học.
- Tiếp tục cho học sinh thấy được những câu chuyện cổ dân gian ở địa phương mà các em biết.
- Thấy được những lỗi mà từ địa phương hay mắc phải trong quá trình viết tập làm văn của học sinh. Phân biệt các phụ âm đầu khi viết.
- Rèn cách phân biệt và viết đúng chính tả những lỗi thường hay mắc phải l, n, s, x, ch, tr. Viết đúng danh từ riêng.
- Rèn cho Học sinh viết bài chính tả về môI trường
 - Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận chăm chỉ học tập, có ý thức viết đúng lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu trong bài làm.
B. Đồ dùng phương tiện.
- Liệt kê các từ có phụ âm đầu tr - ch, s - x, l - n, r - d - gi bảng phụ
C. Tiến trình tổ chức hoạt động.
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu trong các bài tập làm văn các em còn mắc khá nhiều lỗi chính tả ->sửa lỗi chính tả khi làm.
- Giáo viên đọc - học sinh chép để phân biệt lỗi chính tả.
- Giáo viên cho học sinh phân biệt những từ có phụ âm đầu ch - tr, s - x, r - d - gi
- Giáo viên đọc những từ cho học sinh ghi có phụ âm đầu là s, x phân biệt.
- Do những từ có phụ âm đầu r - gi d, học sinh chép và phân biệt.
- Gọi lên sửa lỗi.
- Những từ có phụ âm đầu l - n, đọc chính xác học sinh ghi.
HĐ 2 
+ Hs đọc bài 1
- Gọi học sinh lên điền vào chỗ trống - học sinh nhận xét bạn điền.
-Giáo viên sửa và cho học sinh ghi.
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng.
Học sinh sửa sai và chép vào vở.
+ HS đọc bài 2
- Gọi học sinh lần lượt lên điền.
- Học sinh nhận xét bạn làm.
Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận đúng.
- Học sinh chép vào vở và phân biệt - vận dụng khi viết bài.
+ Hs đọc bài 3 và bài 4
Học sinh thảo luận nhóm BT3. Tự điền và nhóm trưởng gọi học sinh đọc yêu cầu BT4 và điền miệng.
- Nhận xét - giáo viên nhận xét đưa ra kết luận đúng.
+ Hs đọc bài 5
- Cho học sinh tự điền dấu vào những từ yêu cầu BT 5.
+ Hs đọc yêu cầu bài tập 6.
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên đưa ra câu đúng.
+ Đọc bài 7
- Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả đoạn văn SGK/ 168
- Đọc thong thả đúng các phụ âm đầu
I. Phân biệt tr - ch, n - l, s - x, r - d - gi.
1. Ch - tr
- Tra xét - Cha con; Trầm tĩnh - Chầm chậm; Trại giam - Chải tóc;Trơ trụi - Chở che; Trợ cấp - chợ Bắc Ninh; Trách nhiệm - chánh văn phòng; Trật tự - áo chật căng
2. s - x.
- Sáng tạo, sản xuất, sang trọng, sôi nổi.
- Xô đẩy, xì xào, xa cách, xương xẩu
3. r - d - gi.
- Rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt.
- Do thám, dính dáng, dò la, 
- Giở ra, giỗ tết, giương buồn.
4. l – n: - La hét, lo liệu, làm ăn.
- Nêu lên, nương tựa, ăn no, cho nên
II. Luyện tập
1. Điền tr, ch, s - x, r - d - gi vào chỗ trống.
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình.
- Sắp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, giao kèo, dao kéo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na.
2. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống.
a. Vây, giây, dây.
- Vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh.
- Giây phút, bao vây
b. Viết, diệt, giết:- Giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. Vẻ, giẻ, dẻ: - Hạt dẻ, vẻ vang, da dẻ, giẻ lau, mãnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
3. Chọn s - x điền vào chỗ trống.
- Xám xịt, sát mặt đất, sấm dền vang, loé sáng, rạch xé.
4. Điền từ có vần uốc - uốt
- Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra cùng một duộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, bị chuột rút, trắng nuốt, con chẫu chuộc.
5. Viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng.
- Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ.
6. Chữa lỗi chính tả trong những câu sau?
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô, đừng chặt cây đốn củi.
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghe.
7. Viết chính tả.
- Học sinh nghe - viết 
Viết bài chính tả về môi trường 
4. Củng cố: 
 Giáo viên hệ thống lại bài dạy. Nhận xét tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học sinh tự chép chính tả các bài yêu cầu - tập đọc
 - Chú ý các phụ âm đầu khi viết.
Ngày dạy: 24/12/2009
Tiết 72: Trả bài kiểm tra kỳ I
A. Mục tiêu bài học
- Học sinh thấy được những ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình - từ đó rút ra kinh nghiệm sửa chữa những sai lầm, phát huy những kết quả đã làm được.
- Rèn kỹ năng đọc và phát triển đề, trình bày bài làm sao cho sạch, đẹp và khoa học.
- Giáo dục học sinh ý thức làm bài cẩn thận, chăm chỉ học tập để đạt kết quả cao.
B. Đồ dùng - Phương tiện
- Hệ thống các lỗi học sinh mắc phải trong bài làm, bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: ( Không )
3. Bài mới 
HĐ2: Giáo viên đọc đề bài phân tích yêu cầu đề bài.
HĐ 3
- Giáo viên lần lượt đọc nội dung từng câu hỏi phần trắc nghiệm và nêu đáp án đúng
-Giáo viên nêu yêu cầu chung của toàn bài.
? Về nội dung kể những gì?
? Ngôi kể nào? (xưng tôi khi kể)
- Nêu yêu cầu cụ thể từng phần.
? Phần mở bài cần nêu được ý gì? (1 đ)
? Phần thân bài nêu những ý gì?
- Mỗi ý 1 điểm (trình tự tránh lộn xộn)
? Phần kết bài cần nêu được những ý gì?
? Giáo viên nêu hình thức bài viết.
- Nêu những lỗi về hình thức mà học sinh mắc phải khi viết bài
Yêu cầu khi kể phải có sự sáng tạo.
HĐ4:
- Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong bài làm của học sinh.
- Giáo viên thống kê điểm
điểm
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
I. Đề bài : 
- Nêu yêu cầu đề bài
- Nội dung câu trả lời
II. Đáp án cho điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) tương ứng với 4 câu trả lời đúng, mỗi câu 0,5 điểm.
- Câu 1: A - Câu 3: C
- Câu 2: B - Câu 4: B 
Phần II: Tự luận 
Câu 1: 2đ: Nêu được sự giống nhau và khac nhau giữa hai truyện truyền thuyết và cổ tích
*Giống nhau: Đều là truyện dân gian
Có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
Có nhiều chi tiết giống nhau là sự ra đời thần ky nhân vật chính có tài năng phi thường.
*Khác nhau :
Truyền thuyết kể về các nhân vật sự kiện LS và thể hiện cách đánh giá của nhân dân với nhân vật sự kiện LS được kể
Cổ tích : Kể về cuộc đời của các nhân vật thể hiện qân điểm ước mơ của nhân dân 
2. Dàn ý.
a. Mở bài(1 điểm)
- Gới thiệu người bạn mới quen (tạo ra tình huống tự nhiên do cùng sinh hoạt văn nghệ, thể thao )
b. Thân bài( 4 điểm)
- Phác qua vài nét về hình dáng bên ngoài (1đ)
-Tính tình của bạn (0,5đ)
 - Kể chi tiết gặp bạn
-Sau đó là giai đoạn giao tiếp giữ người kể và người bạn mới quen, tình bạn càng them gắn bó thân thiết (1,5đ)
c. Kết bài (1 điểm)
-Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp, giúp đỡ nhau trong học tập
* Hình thức .
- Bố cục rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài)
- Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày rõ ràng.
* Trong quá trình kể, lời kể cần sáng tạo, tưởng tượng.
III. Nhận xét bài làm của học sinh.
* Ưu điểm: Phần lớn là hiểu đề phần trắc nghiệm trả lời gần đúng các câu, hay nhầm nhất là câu số 3.
- Phần tập làm văn đã thay được ngôi kể và kể đầy đủ nội dung câu chuyện, trình bày được bố cục 3 phần.
* Nhược :
- Chữ viết cẩu thả 
- Nội dung chưa sáng tạo, sai lỗi chính tả.
- Một số em dùng ngôi kể không nhất quán.
4. Củng cố : Trả bài lấy điểm vào sổ, đọc bài làm khá của học sinh
5. Hướng dẫn về nhà :
 - Soạn bài kỳ 2. Bài học đường đời dầu tiên

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 ky 1.doc