A-Mục tiêu:
- Kiến thức: + Giúp HS cảm nhận vẻ đẹp, trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu.
+ Thấy và chỉ ra được nghệ thuật thể hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ 5 chữ.
- Thái độ: GDHS tình cảm gia đình đầm ấm, yêu thương, đùm bọc và chở che lẫn nhau: đặc biệt là tình bà cháu.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa.
Tuần 14; Tiết: 53+54 VĂN BẢN: TIẾNG GÀ TRƯA A-Mục tiêu: - Kiến thức: + Giúp HS cảm nhận vẻ đẹp, trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. + Thấy và chỉ ra được nghệ thuật thể hiện tình cảm , cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên, bình dị của tác giả . - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ 5 chữ. - Thái độ: GDHS tình cảm gia đình đầm ấm, yêu thương, đùm bọc và chở che lẫn nhau: đặc biệt là tình bà cháu. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa. - Trò: SGK, vở bài tập. C-Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ “Cảnh khuya” – phân tích 2 câu thơ đầu? - đọc bài thơ “Rằm tháng riêng” - vẻ đẹp của đêm trăng mùa xuân được miêu tả như thế nào ? D-Bài mới: * Vào bài: “Tiếng gà trưa” âm thanh mộc mạc, giản dị và quen thuộc của làng quê Việt Nam đã khơi gợi nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ. Với Xuân Quỳnh “Tiếng gà trưa” đã gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm, tình bà cháu thắm thiết, tình cảm ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: + Gọi HS đọc chú thích */154. - Em hãy cho biết vài nét về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh ra đời của bài thơ? àGV nêu thêm: Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ, người cha thường vắng nhà đi làm xa, hai chị em sống với bà suốt những năm tuổi thơ ở làng La Khê (Hà Tây) * Hoạt động 2: + Đọc, tìm hiểu chung về bài thơ. - GV hướng dẫn cách đọc: giọng nhẹ nhàng, nhấn mạnh những từ ngữ được lặp lại. + Gọi HS đọc bài thơ – nhận xét. - Bài thơ được viết theo thể thơ nào giống với bài thơ đã học ở lớp 6? - Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? - Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? TIẾT: 54 * Hoạt động 3: + Gọi HS đọc lại 6 khổ thơ đầu. - Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ? - Trong các khổ thơ từ nào được nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại các từ này có tác dụng gì? - Qua những chi tiết trên đã biểu hiện tình cảm gì của tác giả ? - Trong những kỷ niệm tuổi thơ thì hình ảnh người bà hiện lên trong ký ức của tác giả có những nét gì nổi bật? Tình cảm bà cháu được thể hiện như thế nào ? * Hoạt động 4: + đọc 2 khổ thơ cuối. - Em hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc ngủ ” và “ổ trứng tuổi thơ”? - Từ nào trong 2 khổ thơ được nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại ấy có tác dụng gì? - Từ tình yêu đối với bà dẫn đến 1 tình cảm cao hơn là gì? * Hoạt động 5: - Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ? + đọc ghi nhớ: - HS đọc. - Ý kiến cá nhân. - HS đọc. - Thảo luận nhóm à Đại diện trình bày Đọc. Ý kiến cá nhân. - Thảo luận. - Ý kiến cá nhân. I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm : * Chú thích : * SGK T 154. II/ đọc – tìm hiểu chú thích : Thể thơ: 5 tiếng (ngũ ngôn) III/ Tìm hiểu văn bản : 1) Những kỷ niệm tuổi thơ: - Hình ảnh những con gà mái tơ, mái vàng, ổ trứng. - Xem trộm gà đẻ bị bà mắng. - Bà săm soi đàn gà àlo cho cháu. - Cháu có quần áo mới từ tiền bán gà. Qua những kỷ niệm được gợi lại, đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, sự trân trọng yêu quý của cháu đối với bà. 2) Hình ảnh người bà: - Bà đã dành trọn tình yêu thương cho cháu, tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo, bảo ban nhắc nhở cháu. ==>Những kỷ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, hình ảnh người bà luôn in đậm trong tâm hồn người cháu, với lòng kính trọng và biết ơn bà. 3) Tình cảm lúc trưởng thành: - Lòng kính yêu đối với bà đã nâng lên tình cảm cao cả hơn đó là tình yêu xóm làng, yêu quê hương , đất nước. IV/ Tổng kết : * Ghi nhớ: SGK T 151. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học: - Thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ. - Làm bài tập 2/151. 2) Bài sắp học: Soạn bài: Điệp ngữ. - Nêu khái niệm và tác dụng của điệp ngữ. - Các dạng điệp ngữ. - Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ, ngữ. G- Bổ sung: Tiết: 55 ĐIỆP NGỮ A-Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị điệp ngữ . - Kĩ năng: Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết, phân tích giá trị của điệp ngữ trong các văn cảnh cụ thể. - Thái độ: Có ý thức sử dụng điệp ngữ khi cần thiết. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập. C-Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là thành ngữ? Hãy giải thích thành ngữ: lên thác xuống ghềnh? - Sử dụng thành ngữ có tác dụng như thế nào ? D-Bài mới: * Vào bài: Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” nhà thơ Xuân Quỳnh đã dùng nhiều từ lặp lại để gây sự chú ý cho người đọc. Cách dùng lặp lại từ ngữ ấy ta gọi là điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? Tác dụng của nghệ thuật này như thế nào bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: + GV treo bảng phụ ghi 2 khổ thơ. + Gọi HS đọc bài tập 1. - Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Cách lặp lại ấy có tác dụng gì? ==>Cách lặp từ như vậy ta gọi là điệp ngữ àVậy em hãy cho biết thế nào là điệp ngữ ? Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì? + HS đọc ghi nhớ: SGK T 152. * Hoạt động 2: - Hãy so sánh điệp ngữ ở khổ thơ đầu của bài “Tiếng gà trưa” và điệp ngữ ở 2 đoạn thơ sau, tìm đặc điểm của mỗi dạng? + Gọi 3 em đọc 3 đoạn thơ. - Trong 3 đoạn thơ cách dùng điệp ngữ có gì khác nhau? + Gọi HS đọc bài tập 1. - Xác định điệp ngữ . - Nêu tác dụng của điệp ngữ . - Tìm điệp ngữ trong đoạn văn, cho biết đó là dạng điệp ngữ gì? - Viết đoạn văn – HS trình bày – GV Nhận xét à ghi điểm. - HS đọc. - Ý kiến cá nhân. - Thảo luận àCử đại diện trình bày . Đọc. Ý kiến cá nhân. - Đọc - Thảo luận nhóm. I/ Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ : * Bài tập : - Từ “nghe” lặp lại à nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa nhảy ổ, chợt nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ. - Từ “vì” à nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. ==>điệp ngữ. * Ghi nhớ: SGK T 152. II/ Các dạng điệp ngữ : * Bài tập : a) Điệp ngữ nối tiếp. b) Điệp ngữ chuyển tiếp. c) Khổ đầu bài thơ: Tiếng gà trưa àĐiệp ngữ cách quãng. * Ghi nhớ: SGK T 152. III/ Luyện tập: 1) Xác định nêu tác dụng của điệp ngữ : a- Điệp ngữ : - Một dân tộc đã gan góc (2 lần) - Dân tộc đó phải được (2 lần) ==>Nhấn mạnh dân tộc Việt Nam anh dũng đã gan góc đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Khẳng định đất nước Việt Nam phải được độc lập, chủ quyền. b- Điệp ngữ : - đi cấy, trông: sự lo lắng, trông mong của người nông dân mong cho thời tiết được thuận lợi để việc cày, cấy đỡ vất vả. 2) Dạng điệp ngữ : - Một giấc mơ: Điệp ngữ chuyển tiếp. 3) a- Đoạn văn viết bị lỗi lặp từ, không có tác dụng . b- HS sửa sai àNhận xét. 4) Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ . HS trình bày . E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học: 2) Bài sắp học: Luyện nói biểu cảm về tác phẩm văn học . - Nắm vững đặc điểm , tác dụng và các dạng điệp ngữ. - Tổ 1, 2 : Nêu cảm nghĩ “Cảnh khuya” Hồ Chí Minh. - Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ, làm bài tập 4/ 151. - Tổ 3, 4: Nêu cảm nghĩ “Hồi hương ngẫu thư” HTC G- Bổ sung: Tiết: 56 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A-Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học . - Kĩ năng: Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc , suy nghĩ về tác phẩm văn học . - Thái độ: Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: Đề bài. - Trò: Bài làm ở nhà. C-Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. D-Bài mới: * Vào bài: “Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người, ngoài việc rèn luyện viết đúng, viết hay còn phải rèn luyện nói, vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em luyện nói theo chủ đề biểu cảm tác phẩm văn học . HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: + Gọi HS đọc lại 2 đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài. - HS nhắc lại về tác giả , hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ. * Hoạt động 2: - Chia tổ cho HS lập dàn bài – Luyện nói trước tổ – Tổ trưởng theo dõi, chủ trì tổ viên thảo luận. - Đại diện tổ trình bày dàn bài à GV nhận xét. * Hoạt động 3: - GV nêu yêu cầu giờ luyện nói. - Lần lượt cho HS nói trước lớp. + Tổ 1: Một em nói phần MB, KB. Đề 1. + Tổ 2: Một em nói phần TB. à Cho 1 em nói cả bài. + Tổ 3: Một em nói phần TB: đề 2 + Tổ 4: nói cả bài đề 2. - HS trình bày àLớp theo dõi – Nhận xét. - GV nhận xét – đánh giá – ghi điểm. ==>GV lưu ý: Sửa chữa các câu cụt, sai ngữ pháp, khắc phục các biểu hiện nói ngọng, nói lắp, khi nói. GV tổng kết. - HS đọc. - Ý kiến cá nhân. - Thảo luận tổ. - Cử đại diện trình bày . - HS trình bày . * Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. * Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. * YÊU CẦU: - Khi nói cần thưa, gửi. - Không nhất thiết dùng câu dài, nhiều thành phần. - Có thể dùng hình thức tự nêu câu hỏi rồi tự trả lời, hoặc dùng: Kể chuyện, đàm thoại. - Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, giọng nói để biểu hiện cảm xúc, tình cảm và lôi cuốn người nghe. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học: - Nắm vững phương pháp và kiểu bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học . - Viết hoàn chỉnh bài văn cho đề 2. 2) Bài sắp học: Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm. - Tìm hiểu tác giả , tác phẩm , chú thích . - Trả lời các câu hỏi SGK T 162 ,163. G- Bổ sung: TUẦN: 15 BÀI: 14 Tiết: 57 VĂN BẢN: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM A-Mục tiêu: - Kiến thức: + Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. + Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và tìm hiểu phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tùy bút. - Thái độ: GDHS tự hào, trân trọng những đặc sản của quê hương . Từ đó à yêu quê hương , đất nước. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, chân dung Thạch Lam. - Trò: SGK, vở bài tập . C-Kiểm tra bài cũ: - Đọc 6 khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” phân tích hình ảnh người bà trong kỷ niệm của cháu. - Đọc 2 khổ thơ cuối: phân tích nội dung ở 2 khổ thơ đó. D-Bài mới: * Vào bài: “Cốm” một thứ quà đặc biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam , đã được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: + Gọ ... năng so sánh , hệ thống hóa phương pháp tiếp cận và phân tích tác phẩm trữ tình. - Thái độ: GDHS thấy được cái hay, cái đẹp của 1 tác phẩm trữ tình – qua đó thể hiện niềm say mê văn học . B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập . C-Kiểm tra bài cũ: - Cho biết vài nét về tác giả Vũ Bằng và tác phẩm “Mùa xuân của tôi”. - Phân tích cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội. D-Bài mới: * Vào bài: Chúng ta đã được học các tác phẩm văn chương trong nước, ngoài nước, thời trung đại và hiện đại. Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến thức đã học về phần tác phẩm trữ tình này. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: - Hãy nêu tên tác giả của các tác phẩm . - Gọi HS nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? + Đọc bài tập 2/180. - Em hãy sắp xếp để tên tác phẩm khớp với nội dung, tư tưởng, tình cảm được biểu hiện (SGK) àkẻ bảng phụ. - GV gọi HS trình bày ý kiến của mình ànhận xét àghi điểm. + Đọc bài tập 3. - Ghi tên tác phẩm khớp với các thể thơ đã học. + Bài tập 4 – không chính xác (a, e, i, k). * Hoạt động 2: - Ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. + Gọi HS đọc bài tập 1/192. - Cho biết hình thức và nội dung ở những câu thơ của Nguyễn Trãi. - Hãy so sánh tình yêu quê hương trong hai bài thơ: “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “Rằm tháng giêng” về 2 vấn đề: Cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện? Giống nhau? Khác nhau? (Về màu sắc, về con người) - Đọc bài tập . - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - HS trình bày . - HS trình bày . - Đọc. - HS trình bày - HS thảo luận àtrình bày . - HS đọc ghi nhớ. - Ý kiến cá nhân. - Ý kiến cá nhân. 1) Kể tên tác giả , tác phẩm : - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch). - Phò giá về kinh (Trần Quang Khải). - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). - Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương). - Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). - Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông). 2) Nội dung, tư tưởng, tình cảm của một số tác phẩm : - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. - Qua đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. - Ngẫu nhiên viết về buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. - Sông núi nước Nam: Ý thức độc lập, tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. - Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. - Bài ca côn sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên. - Tĩnh dạ tứ: Tình yêu quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. - Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong cách ung dung, lạc quan. 3) Thể thơ: - Sau phút chia ly: Song thất lục bát. - Qua Đèo Ngang: Bát cú Đường luật. - Bài ca côn sơn: Lục bát. - Tiếng gà trưa: Thơ 5 tiếng (ngũ ngôn). * Ghi nhớ: SGK T 182. 4) Luyện tập: a- Nội dung: thấm đượm một nỗi lo âu, sâu lắng thể hiện tính chất thường trực của nỗi niềm lo nghĩ. - Hình thức: +2 câu thơ đầu biểu cảm trực tiếp+kể và tả. +2 câu thơ cuối biểu cảm gián tiếp dùng lối ẩn dụ àTô đậm thêm cho tình cảm ở 2 câu trước. b- So sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “Rằm tháng giêng”. - Giống nhau: Cảnh vật(đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông) - Khác: + Màu sắc (một bên yên tĩnh và chìm trong u tối, một bên sống động có nét huyền ảo và trong sáng). + Con người (một bên là lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ, một bên là người chiến sĩ cách mạng và hoàn toàn thành công việc trọng đại của cách mạng với tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). 4/193 à đáp án đúng: b, c, e. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học: - Nắm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trữ tình . - Học thuộc các tác phẩm trữ tình . 2) Bài sắp học: Ôn tập phần tiếng Việt . - Trả lời các câu hỏi SGK T 183, 193. G- Bổ sung: TUẦN: 18 Tiết: 69 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A-Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức đã học ở HK I về từ ghép, từ láy, đại từ , quan hệ từ , từ Hán Việt , từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm , thành ngữ, điệp ngữ , chơi chữ . - Kĩ năng: Luyện tập: các kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ Hán Việt . - Thái độ: Xác định thái độ đúng đắn khi sử dụng từ. B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ . - Trò: SGK, vở bài tập . C-Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra khi ôn. D-Bài mới: * Vào bài: Trong phần tiếng Việt của HK I ta đã học rất nhiều loại từ. Hôm nay ta sẽ ôn lại toàn bộ kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: ôn - Từ phức có cấu tạo như thế nào ? có mấy loại từ phức? - Từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép? Cho VD? - Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Láy bộ phận gồm những bộ phận nào? Cho VD? àGV gọi HS trả lời àkiểm tra bài cũ ànhận xét àghi điểm. * Hoạt động 2: - Đại từ là gì? Cho biết vai trò ngữ pháp của đại từ? - Đại từ chia làm mấy loại? - Nêu rõ ý nghĩa của từng loại? - Cho ví dụ. à Gọi 1 em kiểm tra àGhi điểm. * Hoạt động 3: - Thế nào là quan hệ từ ? Cách sử dụng quan hệ từ ? Cho VD. - Hãy so sánh sự khác nhau giữa quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa, chức năng? * Hoạt động 4: - Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa? - Thế nào là từ trái nghĩa ? - Tìm một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ? - Thế nào là từ đồng âm ? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? - Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau: + Gọi HS đọc các thành ngữ (SGK T193) + Gọi HS đọc bài tập 7/194. - Thay thế các từ in đậm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương? (Gọi mỗi em trình bày 1 câu) - HS trả lời. - Ý kiến cá nhân. - HS trình bày . - HS trình bày . - HS trình bày àGV ghi điểm. - HS trả lời bài cũ. - HS giải thích nghĩa. - HS đọc. - Ý kiến cá nhân. I/ Nội dung : 1) Từ phức: a- Từ ghép: Từ ghép CP. (xe đạp, hoa hồng). Từ ghép ĐL (bàn ghế, sách vở). b- Từ láy: TL toàn bộ (xa xa, thăm thẳm). TL bộ phận: láy vần (lom khom). láy âm (lấp ló, rì rào). 2) Đại từ: 2 loại. Trỏ người, sự vật (ta, tôi, nó). a- Đại từ để trỏ: Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu). Trỏ hoạt động, tính chất (vậy, thế) Hỏi người, sự vật (ai, gì). b- Đại từ để hỏi: Hỏi số lượng (bao nhiêu, mấy) Hỏi hoạt động,tính chất(sao,thế nào) a- Quan hệ từ b- Danh từ, động từ, tính từ - Ý nghĩa: Biểu thị ý - Ý nghĩa: Biểu thị người, sự nghĩa quan hệ. vật, hoạt động, tính chất. - Chức năng: Liên kết các - Chức năng: Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của thành phần của cụm từ, của câu. câu. 3) So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ. 4) Từ đồng âm , từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , thành ngữ, điệp ngữ , chơi chữ . (Kiểm tra bài cũ HS) II/ Luyện tập: * Bài tập 3/193. a) bé – nhỏ >< to, lớn. b) thắng – được >< thua. c) chăm chỉ – siêng năng >< lười biếng. * Bài tập 6/193. Từ thuần Việt đồng nghĩa. - Bách chiến bách thắng – Trăm trận trăm thắng. - Bán tín bán nghi – Nửa tin nửa ngờ. - Kim chi ngọc diệp – Cành vàng lá ngọc. - Khẩu phật tâm xà – Miệng nam mô bụng bồ dao găm. * Bài tập 7/194. Thay thế thành ngữ. - Đồng không mông quạnh - Còn nước còn tát. - Con dại cái mang. - Giàu nứt đố đổ vách. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về tiếng Việt . - Làm tất cả các bài tập SGK. 2) Bài sắp học: Soạn bài: Ca dao, dân ca Phú Yên. - Đọc kỹ 4 bài ca dao. - Trình bày nội dung , nghệ thuật từng bài. G- Bổ sung: Tiết: 70 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT A.Mục tiêu cần đạt: - Hệ thống hoá những kiến thức tiếng Việt có học ở HKI về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ. -Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói viết. B Chuẩn bị. - Thầy soạn bài, đưa ra một số tình huống cụ thể - Trò soạn bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu SGK C.Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra Sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: BT1 - Sơ đồ 1 Trước lúc HS làm bài, GV cho HS theo trật tự sơ đồ ôn lại các định nghĩa và phân loại. Sau đó H vẽ sơ đồ vào vở rồi tìm VD điền vào chỗ trống. Hoạt động 2: Bảng biểu 2. H - Lập bảng so sánh quan hệ từ với D, Đ, T và ý nghĩa về chức năng. Từ loại ý nghĩa chức năng Danh từ, tớnh từ, động từ Quan hệ từ Ý nghĩa Biểu thị người, Sự vật, hoạt động, tính chất Biểu thị ý nghĩa quan hệ Chức năng Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu Liên kết các thành phần của cụm từ, câu Hoạt động 3: Ôn tập từ Hán Việt. H - Giải nghĩa những yếu tố HV SGK. Nguồn gốc của từ HV? - Do hoàn cảnh lịch và quá trình giao lưu văn hoá lâu dài giữa 2 dân tộc Việt, Hán. Làm thế nào để phân biệt các yếu tố Thuần Việt với các yếu tố HV? - Dựa vào ngữ cảnh - Dựa vào cách dịch nghĩa. - Dựa vào từ điển HV. Chuyển tiết 2: HS có sự chuẩn bị trước ở nhà. HD1: Ôn tập từ Ôn tập bằng hình thức hỏi - đáp H? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? H? Thế nào là từ đồng âm? Phân bịêt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? G - chốt: Biết sử dụng 3 loại từ trên thành thạo có tác dụng: - Diễn đạt chính xác, sinh động tư tưởng tình cảm của mình. - Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả. - Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của TV. Hoạt động 2: Ôn tập thành ngữ H? Thế nào là thành ngữ, thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu? Phân biệt thành ngữ, quán ngữ? - Quán ngữ: Không diễn đạt 1 ý nghĩa hoàn chỉnh, chỉ cú thể làm tác dụng chuyển tiếp trong cõu. - Thành ngữ: Diễn đạt ý nghĩa hoàn chỉnh, cú thể làm chủ, vị, hay phụ ngữ cụm D, cụm Đ. Hoạt động 3: BT3 Thay những thành ngữ có nghĩa tương đương. - Đồng không mông quạnh - Còn nước còn tát - Con dại cái mang - Giàu nứt đố đổ vách. Hoạt động 4: Ôn tập điệp ngữ, chơi chữ. G: Viết sẵn định nghĩa và tên thủ pháp nghệ thuật ra những những tờ giấy riêng để H lên ghép vào. Hoạt động 4: Chương trỡnh địa phương TV. 1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi H - nhớ và viết lại đoạn trích "Sau phút chia ly" 2. Làm các BT chính tả. H - điền vào chỗ trống: + Điền x hoặc s vào chỗ trống: xử lý, sử dụng, giả sử, xột xử. + Chọn từ thích hợp điền vào ô trống: Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung địa. - Điền các tiếng" mónh, mảnh", vào chỗ thớch hợp: mỏng mảnh, dũng mónh, mónh liệt, mảnh trăng. 4. Đặt câu các từ: giành, dành. - Đặt câu với mỗi từ phân biệt: tắt, tắc. 3. Lập sổ tay chính D- Bổ sung: Tiết: 71, 72 KIỂM TRA HỌC KỲ I (Đề thi của trường)
Tài liệu đính kèm: