Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1 - Tiết 3: Từ ghép

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1 - Tiết 3: Từ ghép

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: hiểu được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Chính phụ và đẳng lập. Cơ chế tạo nghĩa, phân loại và đặc điểm của 2 loại từ ghép này.

2.Kĩ năng: . Rèn kỹ năng tìm từ ghép trong các văn bản đã học. Sử dụng hợp lý và chính xác các loại từ ghép

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Bảng phụ, giáo án, sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà

III.Phương pháp: Đàm thoại, Quy nạp

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 1 - Tiết 3: Từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/78/10
Ngày giảng: 7a: /19/10
 7b: 17/8/10
 7c: 20/8/10
Ngữ văn - Bài 1
Tiết 3
Từ ghép
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: hiểu được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Chính phụ và đẳng lập. Cơ chế tạo nghĩa, phân loại và đặc điểm của 2 loại từ ghép này.
2.Kĩ năng: . Rèn kỹ năng tìm từ ghép trong các văn bản đã học. Sử dụng hợp lý và chính xác các loại từ ghép
3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ, giáo án, sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III.Phương pháp: Đàm thoại, Quy nạp
IV.Các bước lên lớp:
1.ổn định: (1’)
 7a:
 7b:
2.Kiểm tra: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Khởi động. (1’)
Mục tiêu: Qua các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép hs có hứng thú cho học bài mới.
Các em đã được làm quen với từ ghép từ các lớp trước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
Hoạt động 1.Tìm hiểu các loại từ ghép.
Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và các loại từ ghép.
GV treo bảng phụ
Cho các từ sau:
- Máy cày, máy xay lúa
- Quần áo, sách vở
? Xác định nghĩa của các yếu tố tạo nên từ?
H: - "Máy": vật chạy bằng động cơ, tự động
 - "Cày" : dùng vào việc cày đát
 - " Xay lúa": xát lúa, lật vỏ thóc
? Nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa hai từ ghép?
H: Cùng có yếu tố "Máy" chỉ loại động cơ tự hoạt động mà không có sự tác động của con người vào nó
Khác nhau: Hai chức năng dùng vào những công việc khác nhau
? Theo em vai trò của các yếu tố cấu tạo nên từ ghép như thế nào?
H: Có yếu tố chính và yếu tố phụ
? Trong các từ ghép "Quần áo", "Sách vở" thì có gì khác với những từ trên?
H: Mỗi yếu tố chỉ một sự vật, sự việc cụ thể. Trong từ ghép chúng có vai trò ngang nhau, không có tiếng chính hay phụ
? Từ đó hãy cho biết từ ghép có mấy loại? đó là những loại nào?
H: Từ ghép có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
? Từ ghép chính phụ là gì?
* Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD: Bà ngoại, bà nội
H: Thơm phức, thơm lừng...
? Từ ghép đẳng lập là gì?
H: Từ ghép đẳng lập: các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
VD: Sách vở, nhà cửa, cây cỏ....
Hoạt động 2. Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ghép.
? So sánh nghĩa của các yếu tố trong các từ "máy cày" với từ ghép "máy cày"?
H: - Máy: chỉ chung
 - Cày: hoạt động lật đất
-> Máy cày: động cơ dùng vào việc cày đất
? So sánh nghĩa của các yếu tố trong từ "sách vở"?
H: - Sách: in dùng để học và đọc
 - Vở: ghi, viết
-> Sách vở: Chỉ sách vở nói chung
? Nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập?
H: + Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
 + Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép?
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Gv nhận xét kết luận.
Hoạt động 2.Luyện tập.
Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết được các yêu cầu của bài tập.
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
13’
12’
12’
I. Các loại từ ghép
1.Bài tập
-Từ ghép: Bà ngoại, thơm phức. -> tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
-Từ ghép: Quần áo, trầm bổng. -> bình đẳng về mặt ngữ pháp.
2. Ghi nhớ.
II.Nghĩa của từ ghép
1.Bài tập.
+Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
+Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó
2.Ghi nhớ
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
+ Từ ghép chính phụ gồm: lâu đời, xanh ngắt, nhà ăn, cười nụ
+ Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
2. Bài tập 2:
Điền thêm để tạo từ ghép:
- bút: bút bi, bút mực, bút chì
- thước: thước kẻ, thước gỗ
- mưa: mưa rào, mưa phùn
- làm: làm rẫy, làm ruộng
- ăn: ăn ý, ăn ảnh
- trắng: trắng phau, trắng xóa
3. Bài tập 3:
Núi non
 đồi
Mặt mũi
4.Củng cố và hướng dẫn học bài: (5’)
Phân biệt từ ghép chính phụ với từ ngép đẳng lập? Cho DV?
- Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
- Làm BT 4. 5 T15 trong sách .
 - Chuẩn bị bài: Từ láy

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 T3.doc