A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh nắm được:
* Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo, bất hạnh.
- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
TUẦN HỌC THỨ MƯỜI MỘT Ngµy so¹n: Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : .................................... Bµi 11 V¨n b¶n: Bµi ca nhµ tranh bÞ giã thu ph¸. ( Mao èc vÞ thu phong së ph¸ ca - §ç Phñ ) TiÕt 41. §äc - hiÓu v¨n b¶n. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh nắm được: * Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo, bất hạnh. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. * Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. * Thái độ: - Học tập tấm lòng nhân đạo, tinh thần nhân ái sâu xa của tác giả B. CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Soạn bài. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ ) - Đọc thuộc lòng bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh". Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ. * HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài. ( 1’ ) Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa thời Đường. Nếu Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại (ông tiên làm thơ ) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại Thi sử thi thánh ( ông thánh làm thơ). Cuộc đời của nhà thơ chịu nhiều long đong vất vả và cuối cùng ông chết vì nghèo đói, bệnh tật. Đỗ phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là 1 bài thơ như thế. * HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới. ( 35’ ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao. ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả. - Năm 759 ông từ quan đưa gia đình về vùng Tây Nam, được bạn bè và người thân giúp đỡ Đỗ Phủ dựng được 1 mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô, nhưng chỉ mấy tháng sau căn nhà bị mưa bão phá nát . - Yêu cầu: Giọng đọc vừa kể, tả xen lẫn cảm xúc. Ba khổ thơ đầu giọng tươi sáng phấn chấn hơn khổ cuối. - đọc 1 lần. - Gọi hoc sinh đọc. nhận xét. ? Giải thích phần chú thích SGK? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Văn bản có bố cục như thế nào? Xác định phương thức biểu đạt của các khổ thơ. - Có thể chia bài thơ làm 2 phần. Phần 1: 3 khổ thơ đầu- Phần 2: khổ thơ cuối. ? Nếu chia văn bản thành 2 phần thì những khổ thơ nào phản ánh nỗi cơ khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn. Còn khổ thơ nào phản ánh ước vọng của tác giả. - Như vậy bài thơ có 2 cách chia, nhưng cách chia thứ 2 này tạo ra được cái nền vững chắc cho ước mơ cao cả ở cuối bài. - Bài thơ có 3 đoạn đều gồm 5 câu. Đây là 1 hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ Trung Quốc ( Trong bài thơ cổ thời xưa số câu mỗi đoạn hầu hết là chẵn. - Khái quát chuyển ý. - Gọi học sinh đọc 3 khổ đầu. . ? Trong khổ thơ thứ nhất nhà thơ kể hay tả. ? Kể , tả về sự việc gì? ? Chi tiết mảnh tranh được miêu tả cụ thể trong những lời thơ nào? ? Qua các chi tiết đó, có thể hình dung ra trận gió thu ra sao? Tâm trạng của tác giả, chủ nhân của ngôi nhà đang bị phá lúc này như thế nào? - Đã bao năm bôn ba xuôi ngược đến khi về già tác giả mới được bạn bè giúp đỡ dựng được căn nhà vậy mà giờ đây ông trời đã cướp đi căn nhà ấm cúng đó không hề buông tha cho người áo vải. - Gọi học sinh đọc khổ 2. ? Đã đau khổ vì nhà bị tốc mái nhà thơ còn đau khổ vì lý do nào nữa. ? Khi gió cuốn những mảnh tranh đi mất thì cảnh cướp giật diễn ra như thế nào? Tìm những từ ngữ miêu tả. ? Ta có nên trách lũ trẻ con thôn Nam hay không? Vì sao? ( Cảnh tượng này cho thấy cuộc sốngcủa người dân thời Đỗ Phủ như thế nào?). - Đây là cuộc sống phổ biến của người dân Trung Quốc trong thời buổi loạn li mà Đỗ Phủ từng lên án. ? Trước cảnh tượng cướp bóc của lũ trẻ. Thái độ và tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua câu thơ nào? ? Qua câu thơ em cảm nhận được được gì trong tâm trạng của nhà thơ? - Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái ( Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ) ? Nỗi khổ của nhà thơ ở khổ thứ 3 là gì. ? So với nỗi khổ của khổ 2 trước thì nỗi khổ ở khổ thơ này như thế nào? ? Theo em nhà thơ không ngủ được chỉ vì mưa, rét hay còn vì lí do nào khác? - Nếu ở 2 khổ đầu là tâm trạng bực tức tiếc của khi bị gió thu cuốn đi thì ở khổ 3 là nỗi lo lắng thương con, thương mình và vận mệnh của đất nước trong cảnh đói rét trằn trọc không ngủ được. ? Từ cảnh tượng đó có thể hình dung ra cuộc sống của nhà thơ ra sao? - Đọc câu cuối. ? Em hiểu như thế nào về câu hỏi ở cuối khổ thơ. ? Qua 3 khổ thơ trên ta thấy nhà thơ đã gặp phải những nỗi khổ nào? - Từ 3 khổ thơ trên ta thấy rõ được bút pháp trong miêu tả của nhà thơ vừa khái quát vừa chi tiết , cách miêu tả đó giúp người đọc thấy được nỗi khổ dồn dập đến với nhà thơ. Nỗi khổ về vật chất, tình cảm của nhà thơ là nỗi khổ chung của nhân dân lao động và các nhà tri thức Trung Quốc đời đường. Bài thơ có giá trị hiện thực là ở điều đó. - Từ nỗi khổ của bản thân, nhà thơ mong ước điều gì chúng ta chuyển sang khổ thơ cuối. ? Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị của bài thơ sẽ như thế nào. ? Ba câu thơ thể hiện ước mơ gì của nhà thơ. Mục đích của ước mơ đó. ? Vì sao nhà thơ lại mơ ước nhà cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. ? Em có suy nghĩ gì về ước mơ của nhà thơ? ? Từ ước vọng của nhà thơ em có thể nhận thấy thực trạng cuộc sống xã hội thời đó như thế nào? ? Từ ngữ nào trong 2 câu cuối cực tả ước vọng của nhà thơ? ? Ước vọng tha thiết này của nhà thơ giúp ta hiểu thêm gì về phẩm chất, nhân cách của nhà thơ Đỗ Phủ? ? Bài thơ có ý nghĩa gì với chúng ta ? Nghệ thuật biểu cảm trong bài thơ như thế nào? ? Cảm nhận của em về bài thơ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Đọc chú thích. - Trả lời dựa vào chú thích. - Nghe. - Nghe - HS đọc bài, nhận xét bạn đọc. - Giải thích từ khó. - Xác định thể thơ. - Tìm bố cục, xác định phương thức biểu đạt. - Nghe - Phát hiện trả lời. - Lắng nghe. - Đọc 3 khổ thơ đầu. - Phát hiện. - Nêu ý kiến. - Phát hiện chi tiết. - Thảo luận nhóm. - Trình bày. - Lắng nghe. - Đọc khổ thơ 2. - Trả lời độc lập. - Tìm chi tiết. - Bộc lộ suy nghĩ. - Nghe. - Phát hiện. - Nêu cảm nhận. - Nghe - Độc lập trả lời. - Nêu ý kiến cá nhân. - Suy nghĩ trả lời. - Nghe. - Khái quát, nhận xét. - Nghe - Thảo luận 2 em. - Trình bày. - Khái quát. - Nghe. - Nêu ý hiểu. - Trả lời độc lập. - Trình bày ý kiến. - Nêu cảm nhận. - Trình bày ý kiến. - Phát hiện từ ngữ. - Trình bày suy nghĩ. - Phát biểu - Khái quát nghệ thuật. - Nêu cảm nhận - Đọc ghi nhớ. - Học sinh thảo luận nhóm. - Trả lời. I. Đọc - tiếp xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm: Sgk tr 132 * Đọc: * Từ khó * Cấu trúc văn bản. - Thể thơ: Bài thơ được viết theo lối cổ thể. - Bố cục : mỗi khổ 1 phần. - Khổ 1: Cảnh nhà tranh bị gió thu phá - miêu tả. - Khổ 2: Cảnh cướp giật của tre con. Tự sự - Biểu cảm. - Khổ 3: Hoàn cảnh của nhà thơ khi trở về. - Khổ 4: Ước mơ của tác giả- Biểu cảm trực tiếp. - Ba khổ thơ đầu. Phản ánh nỗi cơ khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn. - Khổ cuối. Phản ánh ước vọng của tác giả. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Ba khổ thơ đầu: * Khổ 1: - Nhà thơ vừa kể vừa tả. - Trận gió thu thổi mạnh khiến cho 3 lớp mái tranh của ngôi nhà bị tung cả. -> Tranh bay tung toé, mảnh cao, mảnh thấp, mảnh xa, mảnh gần. - Sức gió dữ dội, mạnh mẽ. Tác giả vừa lo, vừa tiếc của vừa bất lực trước sự tàn phá của thiên nhiên. * Khổ thơ 2. - Khổ vì bị cướp giật tranh. - Trước mắt, xô , cướp, cắp đi tuốt ... - Trẻ em nghèo thất học nên nghịch ngợm đây là hiện thực xã hội Trung Hoa trong thời điểm Đỗ Phủ sống. - Nỗi khổ gào thét... quay về lòng ấm ức . => Sự bất lực và tâm trạng u uất của nhà thơ thương cho số phận của mình và những người cùng cảnh ngộ. * Khổ thơ 3: - Đêm ở trong nhà không mái bị mưa thu dai dẳng suốt đêm. Rét mướt con quậy phá không ngủ được. - Nỗi khổ của nhà thơ ở khổ này lớn hơn nhiều so với hai khổ thơ trên. - Nhà thơ không ngủ được vì nghèo, đói , bệnh tật và vì lo lắng tới vận dân nước. => Cuộc sống vô cùng cực khổ của nhà thơ. - Tác giả tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nỗi khổ cuối cùng của nhà thơ không. 2. Khổ thơ cuối: - Không có khổ cuối thì đây vẫn là 1 bài thơ hay có giá trị biểu cảm cao vì vẫn nói lên được cách cách chân thực và sâu sắc nỗi khổ của những người nghèo và thấy được tình cảm của nhà thơ. - Ước nhà rộng muôn ngàn gian. Che khắp thiên hạ.. - Vì họ là những người có tài có đức nhưng nghèo khổ. => Ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và thấm nhuần tư tưởng nhân đạo. - Nhiều người tài đức nhưng nghèo khổ. Xã hội không có công bằng với những người nghèo khổ . - Than ôi.... => Là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả. ( Có thể quên đi nỗi khổ của bản thân để hướng tới nỗi khổ cực của đồng loại) 3. Ý nghĩa: Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực III. Tổng kết. - Nghệ thuật: - Nội dung: * Ghi nhớ : SGK tr 134 IV. Luyện tập. ? Em biết bài thơ nào của tác giả Việt Nam cũng mang tình cảm nhân đạo như thơ Đỗ Phủ và cũng có cách biểu cảm như thế? -> Một số bài thơ của Hồ Chủ Tịch như: Em bé trong nhà lao Tân Dương, Phu làm đường, Người bạn tù thổi sáo... D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: ( 4’ ) - Học thuộc lòng bài thơ. - Trình bày cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ. - Soạn bài: Từ đồng âm. Ngµy so¹n: // Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : .................................... KiÓm tra V¨n A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Kiểm tra kiến thức tiết đọc - hiểu văn bản của học sinh. - Đánh giá chất lượng học sinh. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm phần trắc nghiệm. Biết trình bày cảm nhận về một bài thơ hoặc nhân vật. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Ra đề + đáp án biểu điểm - Học sinh : Ôn tập theo hướng dẫn C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. * HOẠT ĐỘNG 2: Bài mới ( 45’ ) ĐỀ BÀI Câu 1: ( 3 điểm ) Trình bày sự hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn bát cú. Câu 2: ( 2 điểm ) Chép theo trì nhớ bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Câu 3: ( 5 điểm ) Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Câu 1: ( 3 điểm ) - Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. ( 1 điểm ) - Có gieo vần ( chỉ một vần ) ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. ( 1 điểm ) - Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc. ( 1 điểm ) Câu 2: ( 2 điểm ) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Mỗi câu chép đúng 0,5 điểm tổng 2 điểm Câu 3: ( 5 điểm ) - Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải đảm bảo 2 ý lớn về nội dung như sau: + Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. ( 2 điểm) + Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo về độc lập dân tộc . ( 2 điểm). - Hình thức trình bày, chữ viết, chính tả, diễn đạt ( 1 điểm ) D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Ôn tập lại các kiến thức đã học về văn bản đã học trước đó. - Chuẩn bị bài: Từ đồng âm. Ngµy so¹n: 24/10/09 Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : .................................... TiÕt 43. Tõ ®ång ©m A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh hiểu được: * Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. * Kỹ năng: - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm. * Thái độ: - Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ - Trò: Soạn bài theo hướng dẫn C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ ) ? Thế nào là từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ sau- cao - trình độ cao, giá cao. * HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài. ( 1’ ) Tiếng Việt chúng ta rất phong phú, ngoài những từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, còn có từ đồng âm. Từ đồng âm là gì, cách sử dụng từ đồng âm .... bài hôm nay thầy và các em tìm hiểu. * HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới. ( 35’ ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Dùng bảng phụ ghi bài tập. - Gọi học sinh đọc bài tập. - Chú ý những từ gạch chân . ? Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu trên? ? Từ lồng trong 2 câu trên có điểm gì giống và khác nhau. - Các từ ''Lồng'' trong 2 VD trên được gọi là từ đồng âm. ? Thế nào là từ đồng âm. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Tìm 1 số từ đồng âm. - Đọc lại 2 VD phần I. ? Dựa trên cơ sở nào mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 VD đó? - Cho học sinh đọc bài 2. ? Nếu không đặt vào ngữ cảnh cụ thể thì câu văn ''đem cá về kho'' được hiểu theo những nghĩa nào? ? Em hãy thêm vào câu trên 1 vài từ để trở thành câu đơn nghĩa. ? Trong giao tiếp để tránh hiểu nhầm do hiện tượng đồng âm cần phải chú ý điều gì? . - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Trong cuộc sống nhất là văn chương có nhiều trường hợp người ta lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài chơi chữ. ? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? - Nêu yêu cầu của bài tập 1. ? Tìm từ đồng âm với các từ cao, ba, tranh, sang.... - Gọi học sinh đọc bài tập 2. ? Tìm các nét nghĩa của từ cổ. ? Cơ sở chung của các từ'' Cổ'' ở đây là gì? ? Tìm từ đồng âm với danh từ cổ? cho biết nghĩa của từ đó? - Gọi học sinh đọc bài 3. ? Bài tập 3 nêu yêu cầu gì? - Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm. - Gọi đại diện trình bày. - Quan sát bảng phụ. - Đọc bài tập. - Giải thích từ - So sánh, nhận xét. - Khái quát, rút ra ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ. - Tìm từ đồng âm. - Đọc ví dụ. - Độc lập trả lời. - HS Đọc bài tập. - Độc lập trả lời. - Thực hiện theo yêu cầu. - Độc lập trả lời. - Đọc ghi nhớ. - Nghe - Thảo luận nhóm. - Trình bày. - Nghe. - Tìm từ đồng âm. - Nhận xét bạn làm. - Đọc - Độc lập trả lời. - Nêu ý kiến. - Tìm từ đồng âm. - Đọc bài tập 3 - Trình bày - Làm theo nhóm. - Đại diện trình bày. I. Thế nào là từ đồng âm. 1. Bài tập: a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. b. Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng a- Lồng: Hăng lên chạy càn, nhẩy càn. b- Lồng : Đồ đan bằng tre nứa để nhốt chim, gà. - Giống nhau: Về cách phát âm. - Khác nhau: ý nghĩa của chúng. 2. Ghi nhớ: SGK tr 135 - VD: Nhà kho, kho cá, đường (ăn), đường (đi) II. Sử dụng từ đồng âm: 1. Bài tập: * Bài tập 1: - Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của từ ''Lồng'' trong hai VD. * Bài tập 2: -> Ít nhất được hiểu theo hai cách. - Kho là 1 hoạt động chế biến cá. - Kho là cái nơi để chứa cá. + Đem cá về mà kho. + Đem cá về để nhập vào kho. - Chú ý đến ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp. 2. Ghi nhớ: SGK tr 136 - Từ nhiều nghĩa: Có 1 cơ sở nghĩa chung. VD: Chân, chân bàn, chân tường, chân núi... - Từ đồng âm: Nghĩa hoàn toàn xa lạ, không liên quan với nhau III. Luyện tập: 1. Bài tập1: - Cao dán, núi cao, cao hổ cốt. - Ba: Ba mẹ, số ba. - Tranh: Mái tranh, tranh ảnh. - Sang: Sang sông, sang hèn. 2. Bài tập 2: * Phát hiện nghĩa của từ cổ: - Cổ : Là bộ phận của cơ thể nối đầu với thân. - Là bộ phận của yếm, áo, giầy: Cổ áo, cổ yếm... - Là chỗ co lại ở gần 1 số đồ vật giống hình cái cổ: Cổ chai, cổ lọ... -> Là chỗ co nhỏ lại, nối với phần thân. * Tìm từ đồng âm với danh từ cổ: + Cổ áo, cổ kính, cổ xưa, cổ lỗ sĩ... - Là chỉ 1 thời xa xưa trong lịch sử: cổ xưa, cổ kính. - Là lỗi thời, không phù thời: Cổ lỗ sĩ.... 3. Bài tập 3: - Chúng ta ngồi vào bàn để bàn chuyện. - Năm nay, em cháu vừa tròn năm tuổi. - Dùng thuốc trừ sâu giúp cho rau không bị sâu. D. HƯỚNG DÃN CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Tìm một bài ca dao (hoặc thơ, tục ngữ, câu đối...) trong đó có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản. - Về nhà: làm bài tập 4. - Học ghi nhớ. - Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Ngµy so¹n: 24/10/09 Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : .................................... TiÕt 44 C¸c yÕu tè tù sù miªu t¶ trong v¨n biÓu c¶m. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học xong bài này học sinh nắm được: * Kiến thức - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. * Kỹ năng: - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. * Thái độ: - Có ý thức vận dụng các yếu tố đó khi làm bài văn biểu cảm. B . CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Soạn bài. - Học sinh : Chuẩn bị bài. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài ( 1’ ) Văn biểu cảm là loại văn chủ yếu là bầy tỏ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... Nhưng nếu cứ trình bầy một cách trần trụi tình cảm đó thì bài văn không có sức hấp dẫn, gợi cảm. Như vậy yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò rất lớn trong văn biểu cảm, chính những yếu tố đó làm cơ sở cho việc nảy sinh tình cảm, cảm xúc của người viết. Để thấy rõ vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm, chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 3.Bài mới. ( 35’ ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Cho học sinh đọc lại bài " Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ". ? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ. ( Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong từng khổ). GV: Các yếu tố miêu tả có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý. - Học sinh đọc đoạn văn. ? Nêu nội dung của phần trích. - GV giải thích 1 số từ: - Thúng câu: Thuyền câu hình tròn đan bằng tre. - Sắn thuyền: thứ cây có nhựa và sơ dùng sát vào thuyền nan để cho nước không thấm vào. - Học sinh quan sát từng đoạn văn. - Chỉ rõ các yếu tố tự sự và biểu cảm trong từng đoạn văn. ? Đoạn 1 miêu tả về điều gì. ? Đoạn 1 tác giả tả đôi bàn chân của bố như thế nào? ? Thông qua việc miêu tả đó tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào với sự vất vả của bố? ? Tìm những chi tiết miêu tả việc làm của bố? ? Tình cảm của tác giả với bố được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 2? ? Giả sử phần trích trên không có yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả thì cảm xúc có được bộ lộ hay không? ? Như vậy muốn thể hiện cảm xúc của bản thân về một vấn đề nào đó thì cần những yếu tố nào? ? Vậy 2 yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. GV: Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết . - Gọi học sinh đọc bài tập1. ? Kể lại nội dung bài" Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" bằng bài văn xuôi biểu cảm . - GV hướng dẫn học sinh làm dàn ý để kể. - Cho học sinh kể theo nhóm. - Gọi học sinh đọc bài văn. ? Dùng lời của mình viết lại thành một bài văn biểu cảm. - GVcho học sinh viết gọi học sinh đọc- nhận xét. - Đọc lại bài thơ. - Độc lập trả lời. - Đọc đoạn văn. - Suy nghĩ trả lời. - Học sinh nghe. - Nêu ý kiến cá nhân. - Phát hiện trả lời. - Nêu suy nghĩ. - Tìm chi tiết - Suy nghĩ trả lời. - Nhận xét. - Nhận xét khái quát. - Rút ra ghi nhớ. - Đọc bài tập. - Thực hiện theo yêu cầu. - Kể theo dàn ý. - Đọc bài văn - Viết lại bài văn theo yêu cầu. - Đọc bài văn, nhận xét I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. 1. Bài tập 1. a. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. * Khổ 1 - Tự sự : 2 câu đầu - Miêu tả : 3 câu sau. - Vai trò tạo bối cảnh chung. * Khổ 2: Tự sự + biểu cảm. - Uất ức vì già yếu. * Khổ 3: Tự sự + miêu tả và và 2 câu cuối biểu cảm - cam phận và nỗi khổ? * Khổ 4. Biểu cảm thuần tuý tình cảm cao thượng, vị tha của nhà thơ. b. Đoạn văn: " Tuổi thơ im lặng " của Duy Khán. - Nội dung : Cảm xúc của người con về cha qua hình ảnh bàn chân - Đoạn 1: Tả đôi bàn chân của bố. - Yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm .... - Yếu tố miêu tả : Những ngón chân , gan bàn chân... -> Thương cảm cho cái nghề vất vả của bố. * Đoạn 2. Kể về việc đi làm của bố. - Bố đi ngang dọc, đông tây bố tất bật đi về. -> Thương cảm cho sự vất vả trong công việc của bố. * Đoạn 3. Tình cảm thương bố sâu sắc. - Không có yếu tố tự sự và miêu tả thì khó bộc lộ được cảm xúc của nhà thơ. - Tự sự và miêu tả đã khơi gợi cảm xúc. -> Cần có tự sự, miêu tả, có cảm xúc chân thành. 2. Ghi nhớ II. Luyện tập. 1. Bài tập1. - Kể theo các chi tiết. - Cảnh gió thu như thế nào, sức tàn phá của nó. - Diễn biến của việc nhà của Đỗ Phủ bị phá. - Hành động cướp tranh của lũ trẻ con. - Cảnh mưa giật trong đêm.. - Mơ ước của Đỗ Phủ. 2. Bài tập2. * Dàn ý. - Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm. - Loại kẹo làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc. - Loại kẹo chỉ đổi tóc rối không bán . - Tả cảnh chải tóc của người mẹ. - Tư thế chải tóc của người mẹ. - Kết quả... - Ký ức, cảm xúc. D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: ( 4’ ) - Ở nhà: Học ghi nhớ; - Soạn bài: Cảnh khuya + Rằm tháng giêng.
Tài liệu đính kèm: