Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hoặc người thân
2.Kĩ năng: Rèn khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, lòng yêu mến, say sưa tìm hiểu văn học, yêu quý người thân trong gia đình
3.Tư tưởng: Thể hiện tình cảm chân thực của mình về tác phẩm văn học đó thông qua sự cảm nhận nghệ thuật, nội dung hoặc người thân
Ngày soạn: 9/11/10 Ngày giảng:7a: 13/11/10 7c: 11/11/10 Ngữ văn-Bài 12 Tiết 51-52 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3- VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hoặc người thân 2.Kĩ năng: Rèn khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, lòng yêu mến, say sưa tìm hiểu văn học, yêu quý người thân trong gia đình 3.Tư tưởng: Thể hiện tình cảm chân thực của mình về tác phẩm văn học đó thông qua sự cảm nhận nghệ thuật, nội dung hoặc người thân II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: đề bài 2.Học sinh: kiến thức văn biểu cảm, vở viết tập làm văn, giấy nháp III. Phương pháp: Thực hành IV.Các bước lên lớp 1.Ổn định tổ chức (1’) 7a: 7c: 2. Kiểm tra: (2’) sự chuẩn bị vở viết tập làm văn 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học I. Đề bài: 1.Cảm nghĩ về người thân 2.Trong chương trình ngữ văn 7 , em yêu thích tác phẩm nào nhất. Hãy phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm đó II. Dàn bài- Thang điểm Đề I 1.Mở bài: ( 1điểm) Giới thiệu người thân của em là ai? Quan hệ với em như thế nào? 2.Thân bài: (8điểm) - Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ - Nêu lên sự gắn bó với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình 3.Kết bài: ( 1điểm) - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em về người thân - Những hứa hẹn, mong ước của em về người đó Đề II: 1.Mở bài(1điểm) Giới thiệu tác phẩm mình yêu thích.Lí do 2.Thân bài ( 8điểm) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình đối với tác phẩm đó thông qua sự phân tích những đặc sắc nghệ thuật, nội dung và sự liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về tác phẩm 3.Kết bài: (1điểm) Ấn tượng chung về tác phẩm III. Yêu cầu và cách tính điểm 1. Điểm 9,10 - Đảm bảo nội dung theo dàn ý trên, sâu sắc, liên hệ mở rộng - Tình cảm trong sáng, chân thực, hình thành trên cơ sở văn bản - Bố cục ba phần, trình bày khoa học - Vận dụng các cách biểu cảm linh hoạt, phù hợp - Trình bày sạch, chữ viết đẹp, đúng ngữ pháp, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, ý tưởng sáng tạo 2. Điểm 7,8 - Đảm bảo các yêu cầu trên - Còn vi phạm vài lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt hoặc nội dung chưa thật sâu sắc như trên 3. Điểm 5,6 - Nội dung đầy đủ - Bố cục rõ ràng - Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng , chưa hay còn sai chính tả 4. Điểm 3,4 - Không rõ bố cục - Nội dung sơ sài -Mắc các lỗi khác: diễn đạt, dùng từ, đặt câu.. 5. Điểm 1,2 - Mắc nhiều lỗi, trầm trọng 6. Điểm 0 Không làm bài 4.Thu bài, nhận xét. 5.Củng cố, Hướng dẫn học bài ở nhà (3’) Ôn lại lý thuyết văn biểu cảm, luyện viết đoạn văn , bài văn biểu cảm Tìm các lỗi trong bài viết tập làm văn em hay mắc Chuẩn bị bài: Luyện nói văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Tài liệu đính kèm: