Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 19 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 19 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

 Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ ) của những câu tục ngữ trong bài học.

- Thuộc lòng các câu tục ngữ trong văn bản.

B. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN.

- GV: Giáo án + bảng phụ ( văn bản)

- HS: Học bài cũ + Soạn bài

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 19 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19
Ngày dạy : 12/1/2009
Tiết 77
Tục ngữ về con người và xã hội
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ ) của những câu tục ngữ trong bài học. 
- Thuộc lòng các câu tục ngữ trong văn bản. 
B. Đồ dùng, phương tiện.
- GV: Giáo án + bảng phụ ( văn bản) 
- HS: Học bài cũ + Soạn bài 
C. Tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định (đủ 34)
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc 8 câu tục ngữ đã học?
Theo em câu nào hay nhất, sâu sắc nhất? Vì sao? 
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu, dẫn dắt học sinh vào bài 
Hoạt động 2 : Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
- GVHD đọc : To, chậm, lưu ý vần lưng, đối.
- GV đọc – HS đọc 
- GV + HS nhận xét 
- Tìm hiểu chú thích (1) , (2) 
- ( Không chia) 
HĐ3 : Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản
- Bảng phụ ( văn bản)
- HS đọc câu 1
? “Mặt người” có nghĩa là gì? 
- Bộ phận của cơ thể con người . 
? “ Mặt người” ở đây có được dùng với nghĩa ấy không? Nó chỉ điều gì? 
- Không – Con người ( hoán dụ) 
? “ mặt của” có nghĩa là gì? 
-Của cải 
GV: “ Mặt của” ở đây là cách nói nhân hoá nhằm tạo ra sự tương ứng về hình thức và ý nghĩa của sự so sánh trong câu. 
- GV đọc câu TN.
? Câu TN đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
-So sánh : 1Mặt người = 10 mặt của 
-? Từ so sánh? ( bằng )
? Nhận xét về các số từ trong 2 vế của phép so sánh này? 
-Chênh lệch nhau rất nhiều. Nói cách khác nó đối lập về nghĩa ít hay nhiều. 
? Biện pháp nghệ thuật so sánh với việc sử dụng những từ chỉ số lượng có nghĩa trái ngược nhau như vậy nhằm mục đích gì? 
? Tìm một số câu TN có nội dung ý nghĩa tương tự? 
- Người làm ra của chứ của không làm ra người.
- Người sống hơn đống vàng 
- Lấy của che thân chứ không ai thân che của. 
? Câu TN này có thể sử dụng trong những trường hợp nào? 
- Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
- An ủi, động viên những trường hợp mà ND cho là “ Của đi thay người”.
- Nói về tư tưởng, đạo lý, triết lý sống của nhân dân:Khẳng định, đề cao giá trị con người. 
- HS đọc câu 2: 
? “ Góc con người” là ntn? 
- 1 phần của con người ( hình thức) 
? Tại sao cái răng, cái tóc lại là “ góc con người”. 
- Răng trắng đều, tóc đen: Trẻ tuổi 
- Răng : Lung lay, rụng; tóc bạc : Già 
- Răng : vàng choé, tóc bù xù, xoăn xít bóng mượt đ nhà giàu ăn chơi đua đòi. 
- GV liên hệ : MGS ( Truyện Kiều) ; Chí Phèo ( Chí Phèo) 
? Câu TN này được sử dụng trong những trường hợp nào? 
( Khi nào thì người ta vận dụng câu tục ngữ này). 
- Khuyên nhủ, nhắc nhỡ con người ta phải gìn giữ, vệ sinh răng và tóc cho sạch, cho đẹp .
- Khi nhìn nhận, đánh giá , bình phẩm về người khác. 
- HS đọc câu 3: 
? Về hình thức của câu này có gì đáng lưu ý?
- Có hai vế đối nhau rất chỉnh 
? Nghĩa của câu TN? 
? Đói, sách, sạch, thơm có thể được hiểu theo mấy nghĩa?
? Câu tục ngữ này sử dụng trong trường hợp nào? 
- Giáo dục con người lòng tự trọng.
- Nhắc nhở con người trong những tình huống dễ sa ngã. 
- HS đọc câu 4:
? Về hình thức, câu TN này có gì đặc biệt? 
Có 4 vế, mỗi vế 2 tiếng, mỗi vế đầu đều bắt đầy bằng từ “ học” 
? Từ “ học” được nhắc lại mấy lần? 
4. Điệp từ : 
? Tác dụng của điệp từ? 
- Nhấn mạnh con người cần phải học đồng thời mở ra điều mà con người cần phải học. 
? Những điều mà con người cần phải học là gì ? 
? Tại sao con người cần phải học những điều đó ? 
- Học ăn, học nói : Thể hiện rất rõ trình độ văn hoá, nếp sống, tính cách, tâm hồn của con người.
? Cái hay và lý thú của câu TN này là gì ?
? Lời thách đố này đưa ra nhằm mục đích gì? 
? Câu TN này được sử dụng trong trường hợp nào? 
- Nhắc nhỡ con người ta phải biết kính trọng thầy. 
- HS đọc câu 6: 
? “ không thầy” nghĩa là gì? 
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu TN này? 
? Tác dụng của BPNT ấy? 
? Tại sao nhân dân ta lại cho rằng : “Học thầy không tày học bạn”?
 HS đọc câu 7: 
? Thương người, thương thân” 
? BPNT được sử dụng? 
? tác dụng của BPNT so sánh ấy? 
HS đọc câu 8: 
? Tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu TN? 
? Câu TN sử dụng trong tình huống nào? 
HS đọc câu 9
? tìm hiểu ý nghĩa của câu TN? 
HĐ4 : Hướng dẫn tổng kết 
 ?Khái quát những đặc điểm về nội dung và hình thức của các câu tục ngữ ? 
- HS đọc ghi nhớ ? 
HĐ5 : Hướng dẫn luyện tập 
 - HS đọc bài tập 1
- Nêu yêu cầu của BT
- HS làm nhóm đ Trình bày 
- GV + HS nhận xét 
I.Đọc, hiểu chú thích,bố cục .
1.Đọc:
2. Chú thích: 
3. Bố cục: 
II. Tìm hiểu văn bản : 
1. Câu 1: 
- So sánh
- Đề cao giá trị con người với của cải. Người quý hơn của, quý hơn rất nhiều lần
2. Câu 2:
- Thể hiện được tình trạng sức khoẻ của con người.
- Thể hiện hình thức, tính tình tư cách của con người.
3. Câu 3: 
- Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, thơm tho. 
- Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không được làm điều xấu xa, tội lỗi. 
4. Câu 4: 
-Điệp từ 
- Muốn sống có văn hoá, lịch sự cần phải học, từ cái lớn đến cái nhỏ, phải học hàng ngày. 
5. Câu 5: 
- Thách đố 
- Đề cao vai trò của người thầy trong việc giảng dạy, giáo dục con người.
6. Câu 6: 
- So sánh 
- Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn 
7. Câu 7: 
- Thương mình thế nào thì thương người như thế .
8. Câu 8: 
- Khi nhận được thành quả thì phải biết ơn, phải nhớ đến người đã giúp mình.
Câu 9: Sức mạnh của sự đoàn kết 
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật: 
 - So sánh, ẩn dụ, từ, câu nhiều nghĩa 
2.Nội dung: 
 - Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phong cách và lối sống mà con người cần phải có.
IV.Luyện tập : 
Bài tập 1: Câu 1: 
- Người sống hơn đống vàng 
-Của trọng hơn người 
* Câu 8: 
- Uống nước nhớ nguồn 
- Ăn cháo đá bát 
4. Củng cố : 
- Hs đọc lại ghi nhớ 
5. HDVN : 
- Học bài , soạn bài Tiết 78.
Ngày dạy : 13/1/2009
Tiết 78
Rút gọn câu
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Nắm được cách rút gọn câu 
- Hiểu được tác dụng của cách rút gọn câu 
B. Đồ dùng, phương tiện.
- GV: Giáo án + bảng phụ ( ví dụ +bài tập ) 
- HS: Soạn bài 
C. Tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định (đủ 34)
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
GV giới thiệu dẫn dắt HS vào bài
HĐ2 : Thế nào là rút gọn câu 
- Bảng phụ ( Ví dục 1 sgk/Tr 1415).
- HS đọc ví dụ 
? Cấu tạo của hai câu trên có gì khác nhau ?
? Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a. ?
-Chúng ta, em, họ, mọi người 
? Theo em, vì sao CN trong câu a lại bị lược bỏ? 
- Ngụ ý làm cho hành động nói chung trong câu là của chung mọi người.
- Bảng phụ ví dụ 2 ( SGK/15) 
- HS đọc ví dụ 
? Trong 2 ví dụ trên, thành phần nào của câu bị lược bỏ? 
? Em có thể khôi phục lại các thành phần đã bị lược bỏ không?
? Tại sao người ta lại bỏ các thành phần ấy đi? 
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh tránh lặp từ. 
? Thế nào là câu rút gọn? tác dụng của câu rút gọn?
- HS đọc ghi nhớ SGK/15. 
HD3: Cách dùng câu rút gọn:
- Bảng phụ ( VD1 –Mục II –SGK/15).
- HS đọc ví dụ
? Những câu gạch chân trong ví dụ trên thiếu thành phần nào? 
- Thiếu CN 
? Có nên rút gọn như vậy không? Vì sao? 
- Không nên rút gọn như vậy vì nó làm cho người đọc, người nghe hiểu sai nội dung, ý nghĩa của câu. 
? Qua ví dục này em rút ra được lưu ý gì khi dùng câu rút gọn? 
- Chỉ rút gọn khi chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục được các thành phần đã bị lược bỏ dựa vào các câu đứng trước. RGC tránh làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ về nội dung, ý nghĩa của câu. 
- Bảng phụ ( VD 2 – Mục II –SGK/15) 
- HS đọc ví dụ 
? Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn –“a” trên đây để thể hiện thái độ lễ phép ? 
? Qua hai ví dụ trên, em rút ra được KL gì về việc dùng câu rút gọn? 
- HS đọc ghi nhớ 2 SGK/16. 
HĐ4: Luyện tập 
 - Bảng phụ ( bài tập 1) 
- HS đọc bài tập, nêu yêu cầu 
- HS làm bài tâp, trình bày 
- GV +GS nhận xét 
- Bảng phụ ( BT2) 
- HS đọc, xác định yêu cầu 
- HS làm nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV + HS nhận xét 
- HS đọc bài 3, nêu yêu cầu 
- HS trả lời đ GV + HS nhận xét 
- HS làm bài 4
- HS trình bày 
- Gv + HS nhận xét 
I. Thế nào là rút gọn câu: 
1. Ví dục : a. ví dụ 1
- (a) : VN 
- (b) : CN –VN 
a. Ví dụ 1: 
-(a) : Thiếu CN 
đ Hàm ý hành động nói trong câu là của chung mọi người. 
- (b) : Đủ CN – VN.
b. Ví dụ 2: 
- (a) : CN ( VN bị bỏ) 
-(b): Chỉ có TN ( CN – VN bị bỏ)
đ Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp từ .
đ câu rút gọn. 
2. Bài học : 
( Ghi nhớ 1 SGK /15) 
II. Cách dùng câu rút gọn : 
1.Ví dụ : 
- Thiếu CN 
đ Hiểu sai nội dung, ý nghĩa của câu. 
Bài học : ( Ghi nhớ 2 SGK -16) 
III. Luyện tập :
Bài 1: 
-b: CN 
- c: CN 
- d : CN – VN 
Bài 2:
 a. Câu 1 ( tôi) - CN 
 Câu 7 ( tôi) - CN 
b. Câu 1( Người ta ) – CN 
 Câu 3 ( Vua ) - CN 
Câu5, 7 ( Quan tướng ) –CN 
- Ca dao và thơ chuộng lối diễn đạt súc tích, quy định nghiêm ngặt về thể thơ.
Bài 3 : 
 - Cậu bé dùng câu rút gọn, người khách hiểu sai ý của cậu bé. 
- Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì rút gọn không đúng có thể gây hiểu nhầm.
Bài 4 : 
- Các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đ gây cười và phê phán đ người đọc, người nghe không hiểu được.
4. Củng cố :
- Học sinh đọc lại ghi nhớ 
5. HDVN: 
 Học bài, soạn tiết 79, 80.
Ngày dạy : 15/1/2009 
Tiết 79
Đặc điểm của văn bản nghị luận
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
Nắm được đặc điểm của văn bản nghịn luận: luận điểm, luận cứ, lập luận
- Biết cách xác định : Luận điểm, luận cứ, lập luận trong một số văn bản mẫu 
- Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho 1 đề bài.
B. Đồ dùng, phương tiện.
- GV: Giáo án + bảng phụ ( bài tập ) 
- HS: Soạn bài 
C. Tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định (đủ 34)
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là văn bản nghị luận? 
Đáp án : Ghi nhớ – SGK /9. 
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu, dẫn dắt học sinh vào bài.
HĐ2 : Luận điểm, luận cứ và lập luận 
 -HS đọc lại văn bản " Chống nạn thất học” 
? Luận điểm chính của bài viết là gì? 
- Chống nạn thất học 
? Luận điểm ấy được nêu ra dưới dạng nào và cụ thểhoá thành phần câu văn ntn?
- Câu khẳng định 
“ Một trong những công việc  trí” 
? Luận điểm ấy đóng vai trò gì trong văn nghị luận?
- Là linh hồn của bài văn nghị luận. 
? Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải đạt yêu cầu gì? 
- Rõ ràng, chân thực, đứng ứng nhu cầu thực tế. 
? Tìm những luận cứ trong văn bản “ Chống nạn thất học” 
- Vì sao phải chống nạn thất học? 
- Pháp cai trị 95% dân số nước ta bị mù chữ đ lạc hậu, nghèo nàn không phát triển được. 
- Nay đất nước đã được độc lập rồi cần phải xây dựng đất nước mà không biết chữ thì không thể tham gia vào việc xây dựng đất nước. 
đ Chống nạn thất học.
? Chống nạn thất học bằng cách nào? 
- Người biết chữ dạy người chưa biết 
- Người chưa biết phải cố gắng mà học 
- Phụ nữ càng cần phải học 
đ Khả thi, có thể thực hiện được 
đ Chống nạn thất học
? Muốn có sức thuyết phục luận cứ cần phải đạt yêu cầu gì ?
? Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “ Chống nạn thất học”?.
1. Lý do, mục đích của việc chống nạn thất học?
2. Tư tưởng chống nạn thất học ?
3. Cách chống nạn thất học?
- HS đọc ghi nhớ sgk /19
Hoạt động 3 : Luyện tập 
 - Đọc lại văn bản " Cần tạo ra 1 thói ..." 
? Nêu luận điểm, luận cứ và cách lập luận? 
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận.
1. Luận điểm:
 - Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. 
2. Luận cứ:
 - Là lý lẽ và dẫn chứng làm cơ sở đ luận điểm. 
- Yêu cầu: Chân thực, chính thức. 
3. Lập luận:
- Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ đ KL 
- Ghi nhớ ( sgk /19).
II. Luyện tập : 
1. Luận điểm : 
- Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống XH. 
2. Luận cứ : 
a. Vì sao cần phải tạo ra ..? 
- Có thói quen tốt và thói quen xấu . Tạo ra thói quen tốt khó .
- Có người biết phân biệt tốt xấu nhưng vì đã thành thói quen đ khó bỏ 
b. Thói quen xấu có hại ntn ? 
- Tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng đ hại của thói quen xấu 
ị Mọi người cần xem lại mình để tạo ra 
3. Lập luận : 
a.Giới thiệu thói quen tốt và xấu.
b. Chỉ ra cái hại của những thói quen xấu.
c. Khuyên nhủ người cần 
4. Củng cố : 
 HS đọc bài đọc thêm 
5. HDVN:
 - Học bài, soạn tiết 80.
Ngày dạy : 15/1/2009
Tiết 80
đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn NL, các bước hiểu đề văn nghị luận, các yêu cầu chung của một bài văn nghị luận, xác định luận điểm.
- Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn NL và tìm ý, lập ý. 
B. Đồ dùng, phương tiện.
- GV: Giáo án + bảng phụ (đề) 
- HS: Soạn bài 
C. Tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định (đủ 34)
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Vì không học liền tiết 
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Các em đã nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận, để làm một đề văn nghị luận và lập ý cho bài văn nghị luận chúng ta phải làm như thế nào?... Nội dung bài học hôm nay sẽ giải đáp cho các em câu hỏi đó.
HĐ2 : Tìm hiểu đề bài văn nghị luận 
 - Bảng phụ ( II đề SGK) 
- HS đọc đề bài 
? Các vấn đề nêu trong 11 đề trên đều xuất phát từ đâu? 
- Cuộc sống con người. 
? Các đề văn trên có thể xem là đầu đề, đề bài văn nghị luận? 
- Có, Vì nó đã cung cấp đề tài 
? Căn cứ vào đâu để xác định các đề bài trên là đề văn NL? 
- Mỗi đề bài mang một luận điểm 
- Chỉ có phân tích, chứng minh, giải thích mới giải quyết được các vấn đề trên. 
? T/C của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? 
- Định hướng cho bài viết.
- HS đọc đề và cho biết đề nêu lên vấn đề gì? 
? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? 
? Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? 
? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? 
? Trước một đề văn, muốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì trong đề? 
- Xác định đúng vấn đề, phạm vi, T/C của bài văn nghị luận. 
HĐ3: Lập ý cho bài văn nghị luận ( 15’).
 - GV nêu lại đề bài 
- HS trả lời các câu hỏi SGK
- Đề bài “ Chớ nên tự phụ” nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ
? Em có tán thành với ý kiến đó không? 
- Có 
- Tán thành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó . 
- Tìm luận cứ người ta đưa ra các câu hỏi 
+ Tự phụ là gì ? 
+ Vì sao khuyên người ta chớ nên tự phụ ? 
+ Tự phú có hại như thế nào ? Hại cho ai? 
+ Chớ nên tự phụ bằng cách nào? 
Hãy sắp xếp các luận cứ để giải quyết đề bài? 
HĐ 4: Luyện tập.
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận 
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận : 
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận .
 Đề bài : Chớ nên tự phụ 
1. Luận điểm .
2. Luận cứ . 
3. Lập luận. 
III. Luyện tập : 
Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài “ Sách là người bạn lớn của con người” .
1. Tìm hiều đề : 
- Luận điểm: ích lợi của việc đọc sách 
-T/C: Giải thích, ca ngợi 
2. Lập ý: 
- Luận điểm : ích lợi của việc đọc sách 
- Luận cứ : 
a. Vì sao đọc sách lại có lợi? 
b. Cần phải đọc sách ntn? 
- Lập luận. 
4. Củng cố : 
 HS đọc lại ghi nhớ 
5. HDVN:
 - Học bài, làm bài tập, soạn tiết 81

Tài liệu đính kèm:

  • docVan7Tiet7780.doc