Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 19 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 19 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

.Kiến thức :

 -Học sinh hiểu, biết được yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau

 2.Kĩ năng :

 -HS biết xác định và xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản -Bườc đầu biết xác lập luận điểm,xây dựng hệ thống luận điểm,luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.

 

docx 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 19 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:19 Tiết CT:79.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Ngày dạy:14/1/2011 Tuần CM: 21
I.Mục tiêu : 
 1.Kiến thức :
 -Học sinh hiểu, biết được yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau
 2.Kĩ năng : 
 -HS biết xác định và xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận trong một văn bản -Bườc đầu biết xác lập luận điểm,xây dựng hệ thống luận điểm,luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
 3. Thái độ : HS biết phân biệt được luận điểm, luận cứ, lập luận khi tiếp xúc với văn bản nghị luận.
 -Giáo dục kĩ năng sống.
II.Trọng tâm: Nhận biết yếu tố cơ bản văn nghị luận
 -Vận dụng kiến thức về nghị luận vào một văn bản.
 III.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : 
 2.Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà. 
 IV.Tiến trình :
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2.Kiểm tra miệng: 
 Trong đời sống ta thường gặp văn bản nghị luận dưới các dạng nào ? ( 5 điểm) Thế nào là văn nghị luận ?( 5 điểm)
Trong đời sống ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chíVăn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung bài học
Hoạt động 1
HS đọc lại văn bản “Chống nạn thất học”
GV?- Em hiểu thế nào là luận điểm?
GV?Luận điểm chính của bài viết là gì?
Hs:Văn bản : Chống nạn thất học 
- Phải cấp tốc nâng cao dân trí
- Nêu với dạng khẳng định “công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”
GV? Luận điểm đó nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào?
Hs:”Những người biết viết chữ.phụ nữ lại cần phải học.Như thế là một công việc phải làm ngay.(luận điểm phụ)
GV? Luận điểm đóng vai trò gì trong văn nghị luận?
HS: Luận điểm đóng vai trò chính trong văn nghị luận
GV? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ?(GDKNS)
HS: - Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế
GV?**Hãy tìm những lí lẽ dẫn chứng mà Bác đưa ra trong bài”nạn thất học”
HS: Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
- Pháp cai trị ta, chúng thi hành chính sách ngu dân
- Mọi người dân phải đi học để xây dựng đất nước
- Người biết chữ hãy dạy cho người không biết chữ
- Phụ nữ phải học cho kịp nam giới
GV?Vậy những lí lẽ dẫn chứng trên ta gọi là gì?(luận cứ)
HS: Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
 - Những luận cứ này đóng vai trò làm sáng tỏ thêm luận điểm
- Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn
GV? Em hiểu thế nào là lập luận?
GV?Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào, có ưu điểm gì ?
HS: - Pháp cai trị, chúng thi hành chính sách ngu dân
- Ý kiến minh họa : hạn chế mở trường dạy học, 95% người Việt Nam thất học
- Dẫn đến luận điểm : người dân phải cấp tốc đi học
+Ưu điểm: chặt chẽ, hợp lí, có sức thuyết phục cao
Gv?Qua tìm hiểu thì yêu cầu của luận điểm,luận cứ,lập luận phải ntn?
- GV chốt lại phần trọng tâm
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2
ª HS hợp tác theo nhóm 3’.
Tìm luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
.HS lên bảng trình bày
 + Nêu lí lẽ, giải thích, dẫn chứng về thói quen tốt và xấu
GV: Khái quát về 2 loại thói quen tốt,xấu.Giải thích thói quen tốt,xấu nêu nhiều dẫn chứng minh hoạ nhận xét,phê bình.
Khuyên mọi người tạo nếp sống văn minh tốt đẹp.
.HS khác nhận xét
.GV sửa chữa, bổ sung
I-Luận điểm, luận cứ, lập luận :
 1.Luận điểm :
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận
-Luận điểm có thể được nêu ra bằng những câu khẳng định(hoặc phủ định),được diễn đạt sáng tỏ,dễ hiểu,nhất quán
-Luận điểm là linh hồn của bài viết,kết nối các đoạn văn thành một khối.Trong bài viết có thể có luận điểm chính và luận điểm phụ. 
2.Luận cứ :
-Luận cứ là những lí lẽ,dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm,làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
3. Lập luận :
Lập luận là(luận chứng) cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm
-
-Yêu cầu của luận diểm,luận cứ,lập luận:Luận điểm phải đúng đắn,chân thực,đáp ứng nhu cầu thực tế; luận cứ phải chân thực,đúng đắn,tiêu biểu;lập luận phải chặt chẽ,hợp lí thì mới có sức thuyết phục.
Ghi nhớ: sgk/19
II-Luyện tập
1.Văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
a.Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
 b. Luận cứ: 
+ Có thói quen tốt, thói quen xấu
 .Có người biết phân biệt tốt ,xấu đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa.Thói quen xấu.tệ nạn.
 .Thói quen xấu:hút thuốc lá,cáu giận.
 .Thói quen tốy:Luôn dậy sớm.
 c.Cách lập luận:
+ Luận cứ 1: có thói quen tốt và xấu
+ Luận cứ 2: giải thích thói quen tốt, dẫn chứng
 .Luận cứ : giải thích thói quen xấu, dẫn chứng
4 Củng cố và luyện tập:
 Câu 1: Em hiểu thế nào là điểm, luận cứ, lập luận?
 Đáp án câu 1: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ,dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm,làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Lập luận là(luận chứng) cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm 
5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ Nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học.
+ Sưu tầm các bài văn, đoạn văn nghị luận trên báo chí, tìm hiểu đặc điểm nghị luận của văn bản đĩ.
-Đối với tiết họctt: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
+ Đề văn nghị luận thường nêu những vấn đề gì ?
+ Khi tìm hiểu đề ta cần xác định điều gì ?
+ Khi lập ý cho bài văn nghị luận cần xác lập điều gì ?
 V.Rút kinh nghiệm :
Cần rút kinh nghiệm về:
 -Nội dung:.
.
 -Phương pháp:..
.
 -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxnv7 tiet 79.docx